Gel trị mụn trứng cá, mụn mủ Vertucid dùng như thế nào? Giá bao nhiêu?
Vertucid là sản phẩm thuốc dùng để điều trị mụn trứng cá, mụn trứng cá mủ, mụn sần,… Bên cạnh đó, loại thuốc này còn giúp làm lành mụn cũ và ngăn ngừa mụn mới hình thành.
- Nhóm thuốc: Thuốc điều trị bệnh da liễu
- Thành phần: Clindamycin (dưới dạng Clindamycin phosphat) 150 mg và Adapalen 15 mg
- Dạng bào chế và hàm lượng: Dạng gel dùng ngoài da 15 g
I. Vertucid có tác dụng điều trị bệnh gì?
Vertucid Gel là thuốc được cấu tạo từ hai hoạt chất Clindamycin (dưới dạng Clindamycin phosphat) và Adapalen, có tác dụng ức chế vi khuẩn gây mụn Propionibacterium acnes. Trong đó:
- Clindamycin: Là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Lincosamid có tác dụng liên kết với tiểu phần 50S của Riboxom giúp ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn. Từ đó, giúp kèm khuẩn ở nồng độ thấp và tiêu diệt khuẩn ở nồng độ cao, hạn chế sự hình thành mụn.
- Adapalen: Có cơ chế giống với chất Tretinoin đều gắn vào các thụ thể của Acid Retinoic đặc hiệu của nhân. Tuy nhiên, Adapalen khác với Tretinoin ở chỗ chúng không gắn vào các protein thụ thể trong bào tương. Khi thoa Adapalen lên da, chúng giúp làm tiêu nhân mụn. Đồng thời cũng có tác dụng trên những bất thường của quá trình biệt hóa của biểu bì và sừng hóa.
Chính nhờ sự kết hợp này, thuốc Vertucid Gel thường được dùng ngoài da để điều trị mụn trứng cá, mụn mủ, mụn sẩn,… ở mặt từ mức độ nhẹ đến vừa phải. Bên cạnh đó, thuốc còn giúp làm giảm, làm lành mụn trong thời gian ngắn và ngăn ngừa mụn mới hình thành. Ngoài ra, ở một số trường hợp bị mụn ở lưng hoặc ngực cũng có thể dùng thuốc này để cải thiện.
II. Cách sử dụng và liều dùng thuốc Vertucid Gel như thế nào?
Thuốc trị mụn Vertucid được sản xuất dưới dạng gel nên dùng điều trị ngoài da. Thông thường, thuốc chỉ được dùng ở những đối tượng là người lớn và trẻ em từ 13 đến 17 tuổi. Đối với thanh thiếu niên dưới 13 tuổi tuyệt đối không nên sử dụng Vertucid để điều trị mụn. Bởi da trẻ em rất nhạy cảm nên dễ bị kích ứng với thành phần kháng sinh có trong thuốc.
Trước khi sử dụng Vertucid Gel trị mụn, người bệnh nên rửa mặt và tay thật sạch, tránh hiện tượng vi khuẩn gây mụn lây nhiễm chéo. Sau đó, lau mặt thật khô bằng khăn sạch rồi lấy một lượng gel Vertucid vừa đủ. Bệnh nhân thoa một lớp gel mỏng lên vùng da bị mọc mụn. Tuyệt đối không bôi lan sang các vùng không bị ảnh hưởng, đặc biệt là môi và mắt. Nếu thuốc dính vào môi và mắt, người bệnh nên rửa ngay bằng nước ấm.
Lưu ý:
- Thời gian điều trị mụn bằng thuốc Vertucid thường không nên kéo dài quá 12 tuần.
- Những người bị mẫn cảm với thuốc hoặc bất kỳ thành phần nào chứa trong thuốc, tốt nhất không nên sử dụng, tránh thuốc gây phản ứng phụ.
- Mặt khác, trong quá trình điều trị mụn, không nên thoa thuốc Vertucid lên những vùng da bị bệnh eczema hoặc bị trầy xước.
- Đặc biệt, đối với trường hợp bị mụn trứng cá nặng, người bệnh cũng không nên dùng thuốc bôi trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ da liễu.
- Mẹ bầu và phụ nữ đang cho con bú không nên dùng Vertucid Gel để điều trị mụn. Bởi thuốc có thể bài tiết vào sữa mẹ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của con trẻ.
III. Tác dụng phụ của thuốc gì?
Người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng ít nghiêm trọng sau khi sử dụng thuốc Vertucid Gel trị mụn như:
- Da bị đỏ, khô
- Ngứa và lột da
- Có cảm giác châm chích ở da
Ngoài ra, thuốc có thể gây một vài phản ứng phụ hiếm gặp, bao gồm:
- Phù nề hoặc đóng vẩy sừng trên da
- Kích ứng mắt
Thông thường, các triệu chứng này sẽ biến mất ngay sau khi người bệnh ngưng sử dụng Vertucid Gel. Tuy nhiên, trong trường hợp chúng không thuyên giảm mà ngày càng trở nên tồi tệ hơn, bệnh nhân nên đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
Có thể thấy, thuốc Vertucid có tác dụng điều trị mụn trứng cá, mụn sần,… Tuy nhiên, vì thuốc có thể gây tác dụng phụ cho da. Cho nên, trước khi sử dụng thuốc, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách sử dụng lẫn liều dùng. Có như thế, việc trị mụn mới đảm bảo an toàn và mang lại kết quả điều trị khả quan.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc Anapa trị mụn trứng cá – Liều dùng và tác dụng phụ
- Kem Aciclovir Cream BP: tác dụng, chống chỉ định, cách sử dụng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!