Bệnh nhân bị gout cấp và mãn tính lâu năm phải đối mặt với tình trạng đau nhức, sưng tấy các khớp chữa nhiều cách không khỏi nên xem ngay phác đồ hoàn chỉnh từ Y học cổ truyền này.

Thuốc Tramagesic có tác dụng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Tramagesic được điều chế ở dạng viên nén bao phim và là một loại biệt dược dùng để điều trị nhanh các cơn đau ở xương khớp. Những thông tin về Tramagesic dưới đây sẽ có thể giúp bạn tránh được kết quả không mong muốn từ việc sử dụng thuốc. 

  • Tên biệt dược: Tramagesic.
  • Nhà sản xuất: Công ty Roussel Việt Nam.
  • Phân nhóm: Nhóm thuốc giảm đau – hạ sốt, chống nhiễm trùng, nhóm thuốc chống viêm (không Steroid), thuốc điều trị bệnh Gout và các bệnh về xương khớp.
thành phần và công dụng của thuốc Tramagesic
Tramagesic là một trong những loại thuốc chữa bệnh Gout được sử dụng khá phổ biến hiện nay.

Những điều bạn cần biết về thuốc giảm đau Tramagesic

# Thành phần và chỉ định

Tramagesic được bào chế từ 2 thành phần chính sau đây:

  • Paracetamol………………………………………..325mg.
  • Tramadol hydroclorid…………………………….37,5mg.

Thuốc được chỉ định dùng với mục đích giảm đau, hạ sốt nhanh và điều trị các cơn đau ở xương khớp từ trung bình đến nặng. Tramagesic cũng có khả năng giảm các triệu chứng của bệnh Gout cùng một số bệnh lý khác về xương khớp.

# Dược lực – dược động học

Dược lực học:

Thành phần tramadol của thuốc hoạt động như một loại thuốc giảm đau trung ương, xảy ra ít nhất 2 cơ chế liên kết của chất gốc và chuyển hóa hoạt tính M1 với thụ thể Mu-opioid receptor. Đồng thời ức chế (ở mức độ nhẹ) sự tái hấp thu của norepinephrine và serotonin.

Thành phần còn lại là paracetamol, một loại thuốc được sử dụng rất phổ biến trong việc giảm các cơn đau ở trung ương. Cơ chế và vị trí tác động giảm đau chính xác của paracetamol chưa được xác định rõ ràng, nhưng khi kết hợp với tramadol thì sẽ cho tác dụng hợp lực.

Dược động học:

  • Tính chất chung

Tramadol thường được dùng ở dạng racemic, kể cả dạng tả tuyền và hữu tuyền của tramadol và M1 đều đã được tìm thấy trong hệ tuần hoàn.

Trong đó, tramadol hấp thụ chậm hơn nhưng có thời gian bán thải kéo dài hơn so với paracetamol. Sau khi uống, nồng độ lớn nhất trong huyết tương đạt được sau 1,8h của tramadol là 64,3/55,5 ng/ml và của paracetamol là 4,2 ng/ml sau 0,9h. Thời gian bán thải trung bình của tramadol là 5,1/4,7h và của paracetamol là 2,5h.

  • Hấp thu

Sinh khả dụng trung bình của tramadol hydrochloride nằm ở khoảng 75% sau khi uống, nồng độ đỉnh trong huyết tương tính trung bình đạt được khoảng từ 2-3h sau khi uống 2 viên (đối với người lớn khỏe mạnh).

Sự hấp thu của paracetamol sau khi uống xảy ra tương đối nhanh, gần như là hoàn toàn (ở ruột non). Nồng độ đỉnh trong huyết tương của paracetamol đạt được trong vòng 1h và không bị ảnh hưởng đáng kể khi uống cùng tramadol.

  • Ảnh hưởng của thức ăn

Uống thuốc Tramagesic cùng thức ăn sẽ không xảy ra sự thay đổi nào về nồng độ đỉnh trong huyết tương hay mức độ hấp thu của các thành phần của thuốc. Chính vì vậy, bệnh nhân có thể uống Tramagesic  mà không phải phụ thuộc vào bữa ăn.

  • Phân bố

Thể tích phân bố của tramadol sau khi tiêm tĩnh mạch liều 100mg (trên cả nam và nữ) tương ứng với 2.6 và 2,9 L/kg. Trong đó, khoảng 20% tramadol liên kết được với protein huyết tương.

Paracetamol được phân bố tương đối rộng, ở hầu hết các mô của cơ thể (trừ mô mỡ). Thể tích phân bố nằm vào khoảng 0,9 L/kg và một tỷ lệ nhỏ khoảng 20% paracetamol có sự liên kết với protein.

  • Chuyển hóa

Khoảng 30% thuốc Tramagesic được chuyển hóa dưới dạng nước tiểu (dưới dạng không thay đổi). Trong đó có  khoảng 60% thuốc được thải trừ dưới dạng các chất chuyển hóa. Trong đó, thành phần tramadol được chuyển hóa bằng nhiều cách và paracetamol được chuyển hóa chủ yếu ở gan bằng cơ chế động học bậc thứ nhất.

  • Thải trừ

Tramadol và chất chuyển hóa của nó thải trừ chủ yếu qua thận, thời gian bán thải tương ứng khoảng 6-7h. Trong đó, thời gian bán thải của racemic tramadol dao động trong khoảng từ 6h đến hơn 7h nếu dùng thêm liều.

Thời gian bán tải của paracetamol khoảng từ 2-3h ở người lớn và rút ngắn hơn ở trẻ em cũng như kéo dài hơn ở bệnh nhân bị xơ gan. Theo đó, paracetamol được thải trừ khỏi cơ thể chủ yếu bằng cách kết hợp với glucuronide và sulfat (tùy thuộc vào liều uống). Có ít hơn 9% paracetamol được thải trừ dưới dạng không đổi qua nước tiểu.

# Liều lượng – cách dùng

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Liều dùng tối đa là từ 1-2 viên mỗi 4-6h, uống không quá 8 viên trong ngày.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi: Mức độ an toàn và hiệu quả của thuốc chưa được nghiên cứu ở đối tượng này.
  • Người cao tuổi (trên 65): Liều dùng không có sự khác biệt đáng kể về độ an toàn hay tính chất dược động học giữa người dùng trên 65 tuổi và người ít tuổi hơn.
liều lượng và cách dùng thuốc trị Gout Tramagesic
Thuốc Tramagesic cần được sử dụng đúng và đủ liều như chỉ định của bác sĩ.

# Hướng dẫn bảo quản thuốc

Thuốc Tramagesic cần được bảo quản ở vị trí có nhiệt độ từ 20-30 độ C, độ ẩm ổn định và không có sự chiếu sáng của mặt trời. Lưu ý, không để thuốc trong tầm tay của trẻ nhỏ vì chúng sẽ có thể nuốt phải. Bạn có thể bảo quản thuốc trong các tủ thuốc gia đình và đặt ở trên cao trong phòng khách, đó là nơi tuyệt vời để giữ Tramagesic trong thời gian dài.

Những điều bạn cần lưu ý về thuốc Tramagesic

# Xử lí khi dùng Tramagesic quá liều

Biểu hiện lâm sàng của việc dùng thuốc quá liều là người bệnh có thể sẽ gặp phải các triệu chứng tương tự như các triệu chứng của tình trạng ngộ độc tramadol, paracetamol hoặc cả 2.

Triệu chứng ngộ độc Tramadol:

  • Suy hô hấp
  • Hôn mê
  • Co giật
  • Ngừng tim tạm thời
  • Tử vong (hiếm gặp).

Triệu chứng ngộ độc Paracetamol:

  • Ngộ độc gan
  • Kích ứng đường tiêu hóa
  • Chán ăn
  • Buồn nôn
  • Nôn ói nhiều lần
  • Khó chịu
  • Da nhợt nhạt
  • Toát mồ hôi lạnh

Các triệu chứng nhiễm độc gan do dùng Paracetamol quá liều sẽ thường xuất hiện sau 48-72h sau khi uống thuốc.

Khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện dùng thuốc quá liều như đã được đề cập ở trên, bạn cần thông báo với bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

# Chống chỉ định

Thuốc Tramagesic chống chỉ định với phụ nữ đang cho con bú. Nguyên nhân là vì độ an toàn của các thành phần thuốc đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh vẫn chưa được nghiên cứu một cách hoàn thiện.

Người có các phản ứng mẫn cảm với 2 thành phần chính của thuốc là tramadol và paracetamol cũng rơi vào những trường hợp chống chỉ định sử dụng thuốc.

# Tương tác thuốc

Thuốc Tramagesic có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của một số loại thuốc khác, cũng như gia tăng nguy cơ bị các tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể, các tương tác thuốc Tramagesic bao gồm:

  • Sử dụng đồng thời thuốc ức chế MAO (hoặc thuốc ức chế tái hấp thu serotonin) có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ, bao gồm chứng co giật.
  • Tramadol với carbamazepine sẽ làm tăng đáng kể sự chuyển hóa tramadol, kéo theo các tác dụng giảm đau của tramadol trong thuốc bị giảm sút.
  • Khi uống cùng quinidine, thuốc sẽ làm tăng hàm lượng tramadol dẫn đến sự mất cân bằng trong thành phần thuốc.
  • Một số nghiên cứu trong ống nghiệm đã cho thấy khi uống Tramagesic cùng lúc với các chất ức chế CYP2D6 như fluoxetine, paroxetine và amitriptyline sẽ có thể làm hạn chế chuyển hóa tramadol.

Để ngăn chặn những tương tác thuốc có thể xảy ra, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ danh sách tất cả các tên thuốc mà mình đang uống, bao gồm thuốc kê toa và không kê toa.

# Tác dụng phụ

Mức độ nặng nhẹ của các tác dụng phụ do điều trị bằng Tramagesic còn phụ thuộc nhiều vào thể trạng và liều lượng thuốc đã sử dụng. Theo đó, các tác dụng xảy ra thường xuyên nhất là trên hệ thần kinh trung ương và hệ tiêu hóa, phổ biến nhất là buồn nôn, hoa mắt, buồn ngủ, chóng mặt.

Bên cạnh đó còn có một số tác dụng phụ cũng có thể xảy ra nhưng ít thường xuyên hơn, bao gồm:

  • Toàn bộ cơ thể: Suy nhược, mệt mỏi, xúc động mạnh, đau ngực, rét run, ngất xỉu.
  • Hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên: Đau đầu, hay rùng mình, mất thăng bằng, co giật, chóng mặt v.v…
  • Hệ tiêu hóa: Đau bụng, táo bón, tiêu chảy, phân đen, khó tiêu, đầy hơi, nôn mửa, khô miệng, phù lưỡi.
  • Rối loạn tâm thần: Chán ăn, lo lắng, nhầm lẫn, kích thích, mất ngủ, bồn chồn, ảo giác v.v…
  • Vấn đề trên da: Ngứa, tăng tiết mồ hôi, phát ban.
  • Hệ tiết niệu: Rối loạn tiểu tiện, bí tiểu.

Bệnh nhân cũng có thể gặp phải các phản ứng phụ không mong muốn khác chưa được đề cập trên đây khi sử dụng thuốc lâu ngày.

các tác dụng phụ của thuốc Tramagesic
Điều trị bằng Tramagesic có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như nhức đầu, ảo giác v.v…

# Thận trọng trước khi dùng

Người bệnh cần thận trọng khi uống thuốc Tramagesic với các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin, IMAO, các thuốc an thần v.v…vì sẽ có thể gây co giật. Đồng thời, bệnh nhân bị động kinh, có tiền sử co giật hoặc có nguy cơ bị co giật không nên được điều trị bằng Tramagesic.

Một số trường hợp khác cần hết sức thận trọng khi dùng Tramagesic bao gồm:

  • Bệnh nhân bị suy hô hấp.
  • Đang sử dụng các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ứng như thuốc tê, thuốc mê, thuốc an thần, thuốc ngủ.
  • Bệnh nhân bị tăng áp lực nội sọ hoặc đang bị chấn thương đầu.
  • Người nghiện thuốc phiện (vì thuốc có thể gây nguy cơ tái nghiện).
  • Người bị nghiện rượu mãn tính dùng nhiều Tramagesic có thể sẽ bị ngộ độc gan.
  • Bệnh nhân có độ thanh thải creatinin trong thận dưới 30ml/phút không được dùng quá 4 viên thuốc trong ngày.
  • Thận trọng với người bệnh bị suy gan nặng.
  • Không dùng Tramagesic với các loại thuốc khác cũng có chứa paracetamol hoặc tramadol.

Trên đây là những thông tin về thuốc Tramagesic mà bạn có thể tham khảo. Mọi thắc mắc về việc sử dụng thuốc cho bất cứ mục đích điều trị nào, bạn vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp một cách đầy đủ.

Hành trình “GIẢI CỨU” bước chân cho những bệnh nhân bị đau xương khớp cùng DrVitamin

Trong suốt hơn 2 năm được thành lập và phát triển, có thể nói DrVitamin đã hỗ trợ tư vấn, điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân, đa số trong đó đều mắc các chứng đau nhức xương khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp từ nhẹ đến nặng. 

Mục đích của thương hiệu là tạo điều kiện cho bệnh nhân thấy được cơ hội “tìm lại thể trạng khỏe mạnh” của mình bằng những phương pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí nhất. 

Có thể nói, sự kết hợp giữa vật lý trị liệu và thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe chính là phương pháp tối ưu nhất giúp người bị đau xương khớp nhanh chóng bình phục mà không cần can thiệp dao kéo. 

Hiện nay, tại DrVitamin, bên cạnh các loại thực phẩm chức năng, bạn có thể tham khảo thêm vô số liệu trình điều trị sức khỏe, vật lý trị liệu đa dạng thông qua 10+ cơ sở liên kết trên toàn quốc. Trong đó, Thuốc Dân Tộc cũng là một trong những đối tác chiến lược, uy tín của DrVitamin. Sự kết đông – tây y này sẽ mang đến nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Giúp phục hồi một cách tự nhiên, không cần sử dụng quá nhiều kháng sinh dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Kết hợp thực phẩm chức năng – vật lý trị liệu có thể mang lại hiệu quả phục hồi lên đến 90%
  • Được chăm sóc sức khỏe và theo dõi lộ trình, đồng hành 1-1 cùng bác sĩ

Bởi vậy, đừng chần chừ nữa, hãy nhanh tay liên hệ đến hotline 0987.827.327 để được tư vấn cụ thể và chấm dứt chứng đau xương khớp ngay hôm nay.

Tham khảo ngay TOP sản phẩm phục hồi, phòng bệnh cho xương khớp được tin dùng nhất trong thời gian gần đây.

  • Jex Max hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp

  • Kirkland Calcium 600mg D3

  • Viên uống Blackmores Glucosamine chắc khỏe xương khớp

  • Viên uống hỗ trợ xương khớp Glucosamine Puritan’s Pride của Mỹ

 

Tin bài nên đọc

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.