Thuốc Tagamet giảm tiết aicd dạ dày

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Tagamet được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, hàm lượng 200mg. Đây là một loại biệt dược được dùng trong điều trị đau dạ dày, nếu người bệnh không sử dụng đúng cách sẽ có thể gây ra các tác dụng phụ. 

thông tin về thuốc Tagamet
Tagamet là một loại thuốc dạ dày khá phổ biến.
  • Tên biệt dược: Tagamet.
  • Tên gốc: Cimetidine.
  • Phân nhóm: Thuốc kháng acid, thuốc chống trào ngược và chống loét.

Trung tâm Thuốc dân tộc là địa chỉ khám chữa bệnh nổi tiếng nhất hiện nay trong lĩnh vực YHCT. Trung tâm đã cứu giúp hàng ngàn người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh, đau đớn do bệnh dạ dày. Trong đó bao gồm cả nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Trần Nhượng, NS Chiến Thắng, NS Thu Hà…

I. Thông tin về thuốc Tagamet

1. Công dụng

Tagamet là thuốc có công dụng đối kháng thụ thể H2, ức chế tiết acid dạ dày và giảm tiết Pepsin.

Theo đó, thuốc được chỉ định để điều trị viêm loét dạ dày, loét tá tràng (dạng nhẹ), loét đường tiêu hóa tái phát, chứng trào ngược dạ dày thực quản, một số bệnh lý khác liên quan đến sự tăng tiết acid và dự phòng xuất huyết trước khi gây mê ở những bệnh nhân có nguy cơ.

2. Cách sử dụng và liều lượng

Cách dùng:

Đầu tiên, người bệnh cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và trao đổi với bác sĩ về tất cả những khúc mắc còn tồn đọng về cách sử dụng thuốc Tagamet.

Thuốc có thể dùng kèm với thức ăn hoặc không, tuy nhiên, thời điểm thích hợp để uống thuốc là trong bữa ăn chính và trước khi đi ngủ. Không nuốt thuốc mà không có nước vì cổ họng của bạn có thể bị xước. Thay vào đó, hãy chuẩn bị một cốc nước đầy để uống với thuốc Tagamet.

Người bệnh cần uống thuốc theo đúng như chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng/giảm liều hoặc ngưng sử dụng thuốc một cách đột ngột.

Liều lượng:

Tổng liều Tagamet dùng hàng ngày không được vượt quá 2.4g thuốc và lưu ý giảm liều đối với bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận. Theo đó, liều khuyến cáo dùng cho người lớn là 400mg, chia làm 2 lần mỗi ngày.

  • Liều dùng cho người bị loét dạ dày – tá tràng (nhẹ)

Bệnh nhân bị loét dạ dày – tá tràng dạng nhẹ có thể uống 800mg thuốc Tagamet mỗi ngày, trước khi đi ngủ. Một cách khác là tự chia thành 3 lần uống trong ngày, mỗi lần uống 200mg trong bữa ăn và bổ sung thêm 400mg trước khi đi ngủ.

Trong trường hợp nặng, liều thuốc tổng cộng bạn phải dùng là 1.6g mỗi ngày, uống trong bữa ăn và trước khi đi ngủ. Thời gian điều trị đối với loét dạ dày nhẹ là 6 tuần, đối với loét do dùng thuốc kháng viêm không Steroid là 8 tuần. Thời gian này sẽ kéo dài hơn ở bệnh nhân bị tăng tiết acid dạ dày.

  • Liều dùng thông thường cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản

Người bị chứng trào ngược dạ dày thực quản do tăng tiết acid cần dùng khoảng 400mg thuốc Tagamet mỗi ngày, chia làm 4 lần dùng. Thời gian điều trị bằng thuốc không được ít hơn 4 tuần và nhiều hơn 8 tuần để có thể làm lành các tổn thương do bào mòn thực quản và giảm các triệu chứng của bệnh.

  • Liều dùng thông thường cho người lớn để dự phòng xuất huyết do căng thẳng

Trong trường hợp dùng Tagamet để dự phòng xuất huyết dạ dày – tá tràng, người bệnh chỉ cần uống từ 200-400mg thuốc mỗi ngày, có thể chia thành nhiều lần.

  • Liều dùng thông thường cho người lớn cần giảm tiết enzyme tuyến tụy

Bệnh nhân cần được uống từ 800-1600mg thuốc mỗi ngày, chia thành 4 liều. Thời điểm thích hợp để uống thuốc là trước bữa ăn chính từ 1-1.5 giờ.

  • Liều dùng cho người bệnh có nguy cơ tăng tiết acid trước khi gây mê

Mỗi 90-120 phút, bạn cho bệnh nhân uống 400mg thuốc Tagamet.

  • Liều dùng cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên

Trẻ từ 1 tuổi trở lên mắc phải các bệnh về đường tiêu hóa có thể uống từ 25-30mg/kg mỗi ngày, chia thành nhiều liều nhỏ.

  • Liều dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi

Trong trường hợp bệnh nhân cần điều trị dưới 1 tuổi, bạn chỉ nên cho trẻ uống 20mg/kg mỗi ngày, dưới sự cho phép của bác sĩ.

liều lượng và cách dùng Tagamet
Bạn cần uống thuốc Tagamet đúng theo liều lượng được bác sĩ chỉ định.

3. Bảo quản

Thuốc Tagamet sẽ có thể giữ nguyên được hoạt động khi được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh sự chiếu sáng trực tiếp của mặt trời và tránh độ ẩm. Chính vì vậy, môi trường bảo quản thích hợp nhất cho Tagamet là ở phòng khách, không phù hợp nhất là nhà tắm.

Bên cạnh đó, mỗi loại thuốc sẽ còn có những yêu cầu bảo quản khác nhau, vì vậy bạn cần đọc kĩ hướng dẫn được in trên bao bì của sản phẩm. Sau khi thuốc đã hết hạn sử dụng, hãy tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lí rác thải để được biết về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Tìm hiểu chi tiết: Trào Ngược Dạ Dày: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân & Cách Chữa Hiệu Quả

II. Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Tagamet

1. Thận trọng khi dùng

Trước khi quyết định sử dụng Tagamet trong điều trị, bạn cần thông báo với bác sĩ nếu bản thân rơi vào những trường hợp sau đây:

  • Bạn bị dị ứng với một hoặc các thành phần của thuốc.
  • Người đang mang thai, đang cho con bú.
  • Bệnh nhân bị dị ứng với loại hóa chất, tên thuốc nào đó.
  • Người đang gặp phải một số vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là các bệnh về gan thận.

Một điều mà người bệnh cần biết là thuốc Tagamet có thể gây buồn ngủ. Vì vậy, bạn cần hết sức thận trọng nếu phải điều khiển phương tiện giao thông hoặc vận hành máy móc sau khi dùng Tagamet.

2. Tác dụng phụ

Không phải tất cả những ai sử dụng thuốc Tagamet quá liều cũng đều phải chịu tác dụng phụ. Những bạn cũng cần hiểu về các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc, cụ thể như sau:

  • Giảm ham muốn và khả năng hoạt động tình dục (thường gặp ở người sử dụng thuốc kéo dài hơn 1 năm).
  • Buồn nôn và nôn.
  • Tiêu chảy, đau bụng.
  • Đau nhức đầu.
  • Rụng tóc.
  • Đau bụng lan xuống lưng và chân.
  • Chảy máu nhiều ở môi.
  • Tay chân bầm tím ở một số chỗ.
  • Dễ chóng mặt và ngất xỉu.
  • Rối loạn nhịp tim.
  • Thường xuyên cảm thấy khó chịu.
  • Tinh thần và cảm xúc dễ thay đổi.

Bên cạnh đó còn có rất nhiều tác dụng phụ khác, với mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người.

tác dụng phụ của thuốc Tagamet
Thuốc Tagamet có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như đau bụng, đau đầu v.v…

3. Tương tác thuốc

Tagamet có khả năng làm thay đổi hoạt động của một số tên thuốc mà người bệnh đang sử dụng, hoặc gia tăng nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, ngoài việc ghi nhớ những thuốc có sự tương tác với Tagamet, bệnh nhân cũng cần thông báo với bác sĩ tất cả tên thuốc, thực phẩm chức năng, thảo dược mà mình đang sử dụng trong thời gian 1 tháng trở lại đây. Từ đó, các bác sĩ điều trị sẽ tiến hành loại bỏ các thuốc có phản ứng với Tagamet.

Một số tương tác với Tagamet bao gồm:

  • Amiodarone.
  • Thuốc kháng nấm nhóm Azole (Fluconazole, Ketoconazole).
  • Thuốc Diltiazem, Nifedipine, Verapamil.
  • Carbamazepine.
  • Carmustine.
  • Carvedilol.
  • Cisapride.
  • Chloroquine.
  • Thuốc nhóm Benzodiazepines.

Những thông tin về thuốc Tagamet hy vọng đã có thể mang đến cho bạn một cái nhìn tổng quát. Mọi thắc mắc chi tiết xin vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa, tránh việc sử dụng thuốc một cách tự ý sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn.

 Xem video: Vì Sức Khỏe Người Việt VTV2 – Chữa bệnh DẠ DÀY bằng ĐÔNG Y tại THUỐC DÂN TỘC

Xem thêm: 

Click xem thêm

Hội tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành về YHCT cùng bài thuốc chất lượng "có một không hai", Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp cho khoảng 4000 lượt người bệnh thoát khỏi các chứng đau dạ dày trào ngược chỉ từ 1 - 3 tháng. Đơn vị hiện đang được tin tưởng rất nhiều.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.