Thuốc Stiros là thuốc gì?
Bác sĩ vẫn hay chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc Stiros trong rất nhiều trường hợp. Chúng ta nên tìm hiểu cặn kẽ công dụng cũng như cách sử dụng để phát huy tối đa hiệu quả của loại thuốc này.
- Hoạt chất chính: Clonixin lysinate
- Dạng bào chế: viên nén bao phin
- Phân nhóm: thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc điều trị bệnh xương khớp
Tìm hiểu những thông tin cơ bản về thuốc Stiros
Để sử dụng thuốc đúng và phát huy được tối đa hiệu quả chữa trị, bạn cần phải hiểu rõ những thông tin cơ bản nhất. Cụ thể là những thông tin sau:
1. Thành phần của thuốc
Thuốc có thành phần chính là hoạt chất Clonixin lysinate, ngoài ra còn có hàng loạt các tá dược khác.
2. Tác dụng của thuốc
Thuốc được chỉ định trong khá nhiều trường hợp. Cụ thể như điều trị viêm khớp dạng thấp, đau dây thần kinh, chấn thương, đau đầu, đau răng… Ngoài ra còn dùng trong nhiều trường hợp khác khi có chỉ định của bác sĩ.
3. Dược lực và cơ chế hoạt động
Thuốc hấp thụ nhanh qua đường tiêu hóa và có hiệu quả sau 1 giờ sử dụng. Thông thường thuốc có tác dụng tới các mô trong vòng 24 giờ và thường được bài thải qua đường nước tiểu.
4. Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Ngoài ra không được dùng cho phụ nữ đang có thai và người có triệu chứng viêm loét đường tiêu hóa.
5. Cách sử dụng và liều dùng
Thuốc được sử dụng bằng cách uống cùng một chút nước sau khi ăn tầm 30 phút. Thông thường người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định cụ thể về liều lượng để dễ sử dụng hơn. Liều dùng hay sử dụng cho người lớn là 2 viên mỗi lần và mỗi ngày nên dùng từ 2 đến 3 lần.
Thời gian sử dụng thuốc thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày tùy theo từng trường hợp bệnh nhân.
6. Cách bảo quản thuốc đúng nhất
Việc bảo quản thuốc đúng cách sẽ giúp thuốc phát huy được hiệu quả điều trị tối đa. Bạn nên bảo quản thuốc trong hộp ở nhiệt độ phòng và tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Trước khi sử dụng nên đọc kĩ hướng dẫn và hạn sử dụng trên bao bì.
Một vài điều cần lưu ý khi dùng thuốc Stiros
Để phát huy được hiệu quả của thuốc, hạn chế được những vấn đề không đáng có xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc. Người bệnh nên lưu ý một vài vấn đề như sau:
1. Khuyến cáo khi dùng
- Thận trọng nếu bạn bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc có tiền sử dị ứng thuốc trước đó.
- Thuốc chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng chứ không trị dứt bệnh. Vì vậy nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để điều trị triệt để nhất.
- Báo cho bác sĩ khi có bất cứ bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc. Ngay cả khi bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
- Thông báo đầy đủ về loại thuốc mà bạn đang dùng. Kể cả đó là thuốc đông y, thực phẩm chức năng, thuốc không kê toa…
2. Tác dụng phụ của thuốc
Người bệnh có thể gặp phải rất nhiều dấu hiệu bất thường và được coi là tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc. Bao gồm các biểu hiện: chóng mặt, nhức đầu, ớn lạnh, buồn nôn… Với trường hợp dùng thuốc lâu ngày có thể gây xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày…
Tác dụng phụ của thuốc có thể diễn biến nhanh, bất thường mà chúng ta không thể lường trước được hậu quả. Bạn nên thông báo với bác sĩ để can thiệp kịp thời.
3. Tương tác thuốc
Không nên sử dụng chung thuốc với một số loại thuốc khác như: Aspirin, Ibuprofen, Indomethacine… vì có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của các loại thuốc. Đồng thời gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày.
Việc hạn chế tình trạng tương tác của các loại thuốc chỉ có bác sĩ, dược sĩ cùng những người có chuyên môn mới có thể biết được. Chính vì vậy để hạn chế tình trạng này bạn nên thông tin về những loại thuốc mà mình đang dùng. Ngay cả khi đó có thuốc đông y, thực phẩm chức năng…
Rượu bia cũng có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc. Chính vì vậy người bệnh nên hạn chế tối đa việc sử dụng cho đến khi điều trị dứt bệnh.
4. Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?
Không nên tiếp tục sử dụng thuốc trong các trường hợp sau:
- Gặp phải dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng.
- Bệnh có xu hướng trầm trọng hơn khi sử dụng thuốc.
- Được bác sĩ chỉ định ngưng thuốc vì một lý do nào đó. Có thể sẽ chỉ định sang dùng loại thuốc phù hợp hơn.
Hiện sản phẩm đang có bán tại các siêu thị và nhà thuốc trên toàn quốc với giá tham khảo từ 350.000 đến 400.000 đồng. Bạn nên tìm đến những cơ sở uy tín để có giá tốt với chất lượng đảm bảo nhất.
Những thông tin về thuốc Stiros có lẽ đã phần nào cho bạn hiểu được công dụng cũng như cách sử dụng nó. Nhưng những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn hãy hỏi bác sĩ điều trị để được giải thích cặn kẽ và khoa học nhất.
Có thể bạn quan tâm
- Kidafort là thuốc gì? Cách sử dụng và lưu ý
- Thuốc Celecoxib: Công dụng, cách dùng và thận trọng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!