Kem Silkron: Thành phần, công dụng và cách sử dụng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Kem Silkron là loại kem bôi ngoài thông dụng được dùng cho các bệnh viêm nhiễm ngoài da, các loại nấm da, nhiễm trùng thứ phát, chàm,…

silkron
Kem Silkron được sử dụng để điều trị chứng ngứa da, viêm do dị ứng

I. Thông tin về Silkron

1. Thành phần

Kem bôi Silkron gồm các thành phần hoạt động là:

  • Betamethasone dipropionate topical 0.64mg
  • Clotrimazole topical 10mg
  • Gentamicin sulfate

2. Công dụng

Kem bôi Silkron là thuốc dùng tại chỗ để điều trị viêm và ngứa do một số bệnh da dị ứng như eczema, viêm da, hăm, vết trầy, nấm da, lang ben và viêm da đáp ứng với corticoid khi có biến chứng nhiễm trùng thứ phát.

Kem Silkron cũng có thể được sử dụng cho các mục đích không được liệt kê trong hướng dẫn.

3. Chống chỉ định

Kem Silkron chống chỉ định với những trường hợp dị ứng betamethasone, clotrimazole, hoặc bất kỳ thành phần nào khác của kem. Ngoài ra, không nên sử dụng kem Silkron trong các trường hợp sau:

  • Không sử dụng để điều tị hăm tã, tránh bôi thuốc vào khu vực tã
  • Người bệnh eczema tai ngoài có thủng màng nhĩ
  • Bệnh nhân dưới 17 tuổi

Một số trường hợp thận trọng khi sử dụng, tốt nhất hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn:

  • Bệnh gan
  • Bệnh tiểu đường
  • Bị nhiễm trùng da
  • Phụ nữ đang có thai hoặc dự định mang thai
  • Phụ nữ đang cho con bú

4. Cách sử dụng

Sử dụng kem Silkron theo đúng yêu cầu của bác sĩ hoặc hướng dẫn trên nhãn:

  • Chỉ sử dụng kem Silkron trên da, không dùng đường uống
  • Tránh bôi thuốc quanh miệng, mũi, âm đạo và mắt
  • Rửa sạch tay trước và sau khi bôi thuốc lên da đồng thời làm sạch phần da muốn điều trị trước khi bôi.
  • Bôi một lớp kem mỏng, tán kem nhẹ tay
  • Không sử dụng băng trừ khi bác sĩ yêu cầu
  • Nếu sử dụng ở vùng kín chỉ nên dùng một chút thuốc bôi và không mặc quần áo chật.
  • Không rửa vùng được điều trị sau khi thoa ngay kem Silkron. Ngoài ra, tránh sử dụng các sản phẩm khác trên khu vực được điều trị trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

5. Liều dùng

+ Liều dùng điều trị nấm da, viêm da:

  • Thoa một lớp mỏng Silkron vào các vùng da bị ảnh hưởng hai lần một ngày trong một tuần.
  • Không sử dụng hơn 45 gram mỗi tuần. Không sử dụng với băng vết thương.
  • Nếu một bệnh nhân cho thấy không có cải thiện lâm sàng sau 1 tuần điều trị bằng kem Silkron, nên được xem xét lại.
  • Không sử dụng lâu hơn 2 tuần.
cách sử dụng kem silkron
Sử dụng kem silkron đúng cách và đúng liều lượng để điều trị các bệnh

+ Liều điều trị vẩy nến mảng bám:

  • Thoa kem và nhẹ nhàng xoa bóp kem Silkron lên những vùng da bị ảnh hưởng hai ngày một lần trong 2 tuần.
  • Không sử dụng hơn 45 gram mỗi tuần. Không sử dụng với băng vết thương.
  • Nếu một bệnh nhân cho thấy không có cải thiện lâm sàng sau 2 tuần điều trị bằng kem thì nên thông báo với bác sĩ.
  • Không sử dụng lâu hơn 4 tuần.

6. Bảo quản

Nên bảo quản thuốc kem Silkron ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ẩm. Giữ thuốc ở một nơi an toàn, tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi. Vứt thuốc không sử dụng hoặc đã hết hạn nhưng không xả trong nhà vệ sinh hoặc xuống cống trừ khi được yêu cầu.

Tham khảo thêm: Thuốc Ictit là thuốc gì?

II. Những lưu ý khi sử dụng

1. Tác dụng phụ

Mặc dù có thể hiếm gặp, một số người có thể có tác dụng phụ rất xấu và đôi khi gây tử vong khi dùng thuốc. Hãy cho bác sĩ của bạn hoặc nhận trợ giúp y tế ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào sau đây có thể liên quan đến Silkron:

  • Dấu hiệu của phản ứng dị ứng như phát ban, mề đay, ngứa, đỏ da, sưng, phồng rộp, bong tróc, sốt, khò khè, đau thắt ở ngực, họng, khó thở, nuốt, khàn giọng,…
  • Dấu hiệu của lượng đường trong máu cao như buồn ngủ, đi tiểu thường xuyên, đỏ bừng, thở nhanh
  • Dấu hiệu của tuyến thượng thận yếu như đau dạ dày, chóng mặt, nôn mửa, yếu cơ, cảm thấy mệt mỏi, giảm cân
  • Thay đổi màu da, mỏng da
  • Thay đổi thị lực

Nếu bạn nhận thấy các tác dụng phụ khác không được liệt kê ở trên, liên hệ với bác sĩ của bạn để được tư vấn y tế.

2. Khuyến cáo

  • Nếu các triệu chứng hoặc vấn đề sức khỏe của bạn không trở nên tốt hơn hoặc nếu chúng trở nên tồi tệ hơn, hãy gọi cho bác sĩ của bạn.
  • Đưa cho bác sĩ danh sách những loại thuốc theo toa, không theo toa, thảo dược, vitamin mà bạn đang sử dụng. Nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ loại thuốc mới, bao gồm theo toa hoặc OTC, các sản phẩm tự nhiên hoặc vitamin.
  • Nếu nhận thấy triệu chứng tác dụng phụ, hãy thông báo ngay với bác sĩ chuyên môn.

3. Tương tác thuốc

Kem Silkron có thể tương tác với các loại thuốc và sản phẩm sau:

  • Amphotericin B
  • Flucytosine
  • Nystatin

III. Silkron Cream và các câu hỏi thường gặp

1. Kem Silkron có an toàn cho người mang thai?

Không có nghiên cứu đầy đủ về ảnh hưởng xấu của các thành phần trong kem Silkron với phụ nữ có thai. Dó đó, chỉ nên sử dụng kem khi mang thai nếu cần thiết và có sự chỉ định của bác sĩ.

2. Kem Silkron có an toàn khi cho con bú?

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn đang cho con bú để tránh rủi ro các thành phần trong thuốc truyền vào trong sữa mẹ gây hại cho thai nhi.

3. Có an toàn khi lái xe hoặc vận hành máy móc hạng nặng khi sử dụng sản phẩm này?

Kem Silkron có thể gây ra một số tác dụng phụ là buồn ngủ, chóng mặt, đau đầu và hạ huyết áp nên có thể không an toàn khi lái xe hoặc vận hành máy móc. Đồng thời, không nên uống rượu vì nó có thể làm tăng tác dụng phụ gây buồn ngủ.

4. Tôi có thể ngừng sử dụng sản phẩm này ngay lập tức hay phải từ từ ngừng sử dụng?

Một số thuốc cần phải giảm dần mà không nên dừng lại ngay lập tức. Vì vậy bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết các khuyến nghị cụ thể.

Đây là những thông tin cần biết về kem Silkron, nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc hay mong muốn sử dụng thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Mông bé bị nổi mẩn đỏ ngứa: Nguyên nhân, cách xử lý

Mông bé bị nổi mẩn đỏ ngứa là dấu hiệu của một số bệnh da liễu. Thường gặp nhất gồm...

Tiêu ban Giải độc thang liệu pháp “quý hơn vàng” cho phụ nữ bị mề đay sau sinh

Bệnh mề đay sau sinh nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng về...

Mề đay mẩn ngứa sau sinh

Nổi Mề Đay Sau Sinh: Nguyên Nhân và Cách Trị Hiệu Quả

Nổi mề đay sau sinh là tình trạng phổ biến mà bà mẹ nào cũng có thể gặp phải. Không...

Bấm huyệt chữa mẩn ngứa – những điều bạn chưa biết

Bên cạnh việc sử dụng thuốc bôi ngoài, bạn có thể áp dụng bấm huyệt chữa mẩn ngứa để điều...

Nữ danh y, vị cứu tinh giúp diễn viên Khánh Linh “Về nhà đi con” khỏi dứt mề đay

Nữ danh y, vị cứu tinh giúp diễn viên Khánh Linh “Về nhà đi con” khỏi dứt mề đay

Nữ diễn viên Phùng Khánh Linh (Về nhà đi con) đã điều trị dứt điểm mề đay mẩn ngứa tại...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *