Thuốc Rupafin là thuốc gì?
Thuốc Rupafin là thuốc được chỉ định để điều trị bệnh viêm mũi, nổi mề đay. Thuốc Rupafin không thích hợp dùng ở phụ nữ đang trong ba tháng đầu của thai kỳ.
- Tên biệt dược: Rupafin®, ZRupafin®;
- Tên hoạt chất: Rupatadine;
- Phân nhóm thuốc: Thuốc tai – mũi – họng, Da liễu;
- Dạng bào chế: Viên nén.
Những thông tin cần biết về thuốc Rupafin
1. Thành phần
Thành phần hóa dược chính của thuốc Rupafin là chất Rupatadine. Đây là một loại chất có khả năng kháng thụ thể H1 và PAF (gây viêm mũi dị ứng).
Hàm lượng hoạt chất Rupatatine trong thuốc Rupafin là 10mg.
2. Chỉ định
Thuốc Rupafin được chỉ định để điều trị trong những trường hợp sau:
- Bệnh viêm mũi dị ứng;
- Bệnh nổi mề đay;
- Dùng được cho người lớn và ở trẻ em từ 12 tuổi trở lên.
3. Chống chỉ định
Thuốc Rupafin không thích hợp điều trị trong các trường hợp sau:
- Trường hợp người bệnh quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có của thuốc;
- Phụ nữ có thai đang trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
4. Cách dùng và liều dùng
Bệnh nhân uống thuốc Rupafin trực tiếp với nước. Liều dùng của thuốc áp dụng cho người từ 12 tuổi trở lên như sau:
- Số lượng: 1 viên/lần;
- Số lần: 1 lần/ngày.
Lưu ý, liều dùng thuốc trên đây chỉ mang tính tham khảo. Bạn đọc có nhu cầu dùng thuốc cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn dùng thuốc phù hợp theo bệnh lý, mức độ bệnh.
5. Bảo quản thuốc
Người dùng bảo quản thuốc Rupafin theo cách sau:
- Bảo quản thuốc ở nơi sạch sẽ, khô ráo, nhiệt độ không quá 30 độ C;
- Tránh để thuốc nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp;
- Bảo quản thuốc nguyên vẹn trong vỉ khi chưa có ý định sử dụng;
- Để thuốc ở xa tầm tay trẻ em.
Tham khảo thêm: Kem Aciclovir Cream BP – tác dụng, chống chỉ định, cách sử dụng
Một số điều cần lưu ý khi dùng thuốc Rupafin
1. Thận trọng
Khi dùng thuốc Rupafin, người dùng cần chú ý một số điều sau:
Phụ nữ có thai cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Rupafin;
Thuốc không gây ra những triệu chứng như buồn ngủ, không gây độc lên tim nên có thể dùng được ở người lái xe và vận hành các phương tiện máy móc khác.
2. Tác dụng phụ
Hiện nay, vẫn chưa có các báo cáo về tác dụng phụ của thuốc Rupafin. Tuy nhiên, thành phần chính trong thuốc – hoạt chất Rupatadine có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Khô miệng;
- Đau đầu;
- Chóng mặt;
- Buồn ngủ;
- Mệt mỏi.
Hãy nhớ rằng, tác dụng ngoài ý muốn của thuốc có thể không xuất hiện hoặc biểu hiện ở nhiều triệu chứng khác nhau. Điều này còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi bệnh nhân. Tuy thuốc Rupafin được báo cáo là không gây buồn ngủ nhưng người dùng nên cẩn thận trước những tác dụng ngoài ý muốn do thành phần Rupatadine gây ra.
Nếu trong quá trình dùng thuốc Rupafin để điều trị, bệnh nhân gặp phải triệu chứng nào bất thường, hãy báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
3. Tương tác thuốc
Không nên kết hợp dùng thuốc Rupafin với một số loại thuốc sau:
- Thuốc Ketoconazole;
- Thuốc Erythromycin;
- Nước ép bưởi.
Nói cách khác, bạn nên kiêng kỵ dùng các loại thuốc, thực phẩm vừa liệt kê bên trên với thuốc Rupafin vì sẽ gây ra tương tác thuốc. Phản ứng tương tác giữa hai loại thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng hoặc làm giảm tác dụng của thuốc.
4. Cách xử lý khi dùng quá liều
Hiện nay vẫn chưa có tài liệu nghiên cứu ghi nhận các trường hợp xấu, triệu chứng sẽ xảy ra nếu dùng thuốc Rupafin ở liều cao. Thuốc được khuyến cáo uống 10mg/ngày. Nếu bạn dùng vượt liều khuyến cáo hoặc lạm dụng thuốc, sức khỏe của bạn có thể sẽ gặp phải những hệ quả về sau.
Trong trường hợp dùng thuốc Rupafin quá liều và gặp phải những triệu chứng gây khó chịu, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc Albendazol là thuốc gì?
- Thuốc Atcobeta có công dụng gì?
Hỏi đáp cùng chuyên gia
Nếu người không bị dị ứng trong quá trình điều trị dạ dày thì không uống thuốc có được không ạ