Thuốc Pyrantel: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ

Pyrantel là thuốc được sử dụng để chữa giun kim, giun đũa, giun móc. Trong quá trình sử dụng, nếu dùng không đúng cách, thuốc có thể gây rối loạn tiêu hóa, suy nhược, phát ban da hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác. Do đó, nắm vững các thông tin về loại thuốc này sẽ giúp bạn sử dụng đúng cách, tránh gặp phải những vấn đề trên.

Thông tin thuốc Pyrantel
Thông tin thuốc Pyrantel
  • Tên hoạt chất: Pyrantel Pamoate
  • Tên biệt dược: Hatamintox 250 mg, Panatel-125, Panatel 125…
  • Nhóm thuốc: Thuốc kháng nấm, kháng vi khuẩn, thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn.
  • Dạng thuốc: Viên nén, viên nén bao phim, viên nén nhai.

I/ Thông tin thuốc Pyrantel

1.Thành phần

Pyrantel Pamoate

2. Chỉ định

Thuốc Pyrantel được chỉ định để điều trị cho các trường hợp bị nhiễm giun kim, giun đũa, giun móc.

3. Chống chỉ định

Chưa biết rõ về thông tin chống chỉ định của thuốc.

4. Liều lượng dùng thuốc Pyrantel

Tùy vào mục đích điều trị và đối tượng sử dụng mà thuốc được chỉ định một liều dùng phù hợp. Thông thường, nó sẽ được sử dụng với liều lượng như sau:

Với thuốc dạng viên 125mg: Thường được chỉ định cho các đối tượng là trẻ em.

+ Bị nhiễm giun kim, giun đũa:

  • Uống một liều duy nhất với liều lượng 10mg/kg, tương ứng với 1 viên thuốc loại 125mg/10kg cơ thể.
  • Nếu nhiễm giun kim, nên uống tiếp liều thứ 2 sau lần dùng lần thứ nhất khoảng 2 – 3 tuần. Đối với các trường hợp trẻ dưới 18 tháng tuổi, nên dùng thuốc dạng hỗn dịch uống.

+ Nhiễm giun móc:

  • Nhiễm Ankylostoma duodénale nhẹ: Uống một liều duy nhất với liều lượng 10mg/kg.
  • Nhiễm Ankylostoma duodénale nặng hoặc nhiễm Necator americanus: Uống 20mg/kg, chia thành 1 – 2 lần dùng, tương ứng 2 viên loại 125mg (hoặc 1 viên 250mg)/ 10kg/ngày. Thời gian chữa trị kéo dài từ 2 – 3 ngày.

♦ Thuốc Pyrantel dạng viên 250mg: Được chỉ định cho người lớn

+ Nhiễm giun đũa, giun kim:

  • Uống một liều duy nhất với liều lượng 10mg/kg.
  • Nếu là người trưởng thành có trọng lượng dưới 75kg: Uống 3 viên loại 250mg/ngày. Trên 75kg, uống 4 viên loại 250mg/ngày. Những người nhiễm giun kim nên dùng thêm liều thứ 2, cách liều dùng thứ nhất từ 2 – 3 tuần.

+ Nhiễm giun móc: 

  • Trường hợp bị nhiễm Ankylostoma duodénale nhẹ: Dùng một liều duy nhất với liều lượng 10mg/kg.
  • Nếu nhiễm Ankylostoma duodénale nặng hoặc nhiễm Necator americanus: Liều lượng 20mg/kg chia thành 1 – 2 lần uống. Điều trị trong vòng 2 – 3 ngày: Người trên 75kg: Uống 8 viên/ ngày, dưới 75kg, dùng 6 viên loại 250mg/ngày.

5. Cách dùng

Uống thuốc không đúng cách có thể khiến người bệnh gặp phải những vấn đề không mong muốn
Uống thuốc không đúng cách có thể khiến người bệnh gặp phải những vấn đề không mong muốn

Uống thuốc không đúng cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho bệnh nhân. Do đó, trong quá trình điều trị bằng thuốc Pyrantel, cần chú ý một số điều sau đây:

  • Uống thuốc theo đúng liều lượng và thời gian mà bác sĩ đã chỉ định. Không tăng hoặc giảm liều dùng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Dùng cả viên thuốc cùng với nước. Không nghiền nát thuốc ra để sử dụng. Điều này có thể làm tăng lượng thuốc mà cơ thể hấp thụ dẫn đến làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ cho bệnh nhân.
  • Không tự ý đem thuốc của mình cho người khác sử dụng.
  • Trong quá trình điều trị, nếu thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường, hãy nhanh chóng liên hệ với các bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.

6.  Bảo quản

  • Để thuốc xa tầm tay của trẻ em.
  • Bảo quản nơi khô ráo với nhiệt độ dưới 30ºC. Không cất thuốc ở những nơi ẩm ướt, nhiều ánh sáng mặt trời.

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Pyrantel

1. Tác dụng phụ của thuốc Pyrantel

Trong quá trình điều trị bằng thuốc Pyrantel, bệnh nhân có thể gặp phải một số vấn đề sau:

  • Gây rối loạn tiêu hóa: Bệnh nhân có thể sẽ mắc các biểu hiện như chán ăn, ói mửa, buồn nôn đau bụng, tiêu chảy, tăng transaminase nhẹ.
  • Hiếm gặp: Chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, suy nhược, phát ban ngoài da.

2. Thận trọng

  • Không nên dùng thuốc khi bị suy gan.
  • Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

3. Tương tác thuốc Pyrantel

Trước khi điều trị bằng Pyrantel, cần thông báo với bác sĩ đầy đủ các thông tin về những loại thuốc mà bạn đang dùng. Nhất là những loại thuốc sau:

  • Lévamisole do pyrantel pamoate: Sử dụng đồng thời Pyrantel với loại thuốc này có thể làm tăng độc tính của Lévamisole.
  • Pipérazine: Thuốc này có thể đối kháng với tác dụng diệt giun của Pyrantel. Do đó, không nên sử dụng đồng thời 2 loại thuốc này.

4. Dược động lực học

+ Dược lực học: 

Pyrantel là thuốc trị giun, có tác dụng tốt đối với các loại giun như giun kim, giun đũa, giun mỏ và không mang lại hiệu quả khi sử dụng để diệt giun móc.

+ Dược động học: 

  • Thuốc được hấp thụ qua ruột rất yếu. Trong huyết tương, nồng độ Pyrantel xuất hiện rất thấp, chỉ chiếm 0, 05 – 0, 13mcg/ml. Nồng độ này đạt được sau thời gian uống thuốc từ 1 – 3 giờ.
  • Sau khi sử dụng, trên 50% thuốc được bài tiết qua phân ở dạng nguyên vẹn, không biến đổi. Một lượng nhỏ (dưới 7%) được tìm thấy trong nước tiểu ở dạng không bị biến đổi, dưới dạng chất chuyển hóa.
  • Thuốc Pyrantel không làm cho phân có màu đỏ.

Trên đây là những thông tin tham khảo về thuốc Pyrantel. Để được cung cấp một cách chính xác hơn các thông tin về liều lượng, cách dùng, giá Pyrantel bao nhiêu, hãy liên hệ với các bác sĩ hoặc dược sĩ.

TIN XEM THÊM

Người bệnh viêm đại tràng nên ăn sữa chua vì đây là món ăn an toàn cho sức khỏe người bệnh.

Bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không, tại sao và cần phải lưu ý điều gì?

Khi bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không? Thực tế, người bệnh không cần tránh ăn sữa...

Cách phân biệt bệnh sa trực tràng và trĩ

Bệnh sa trực tràng và bệnh trĩ có nhiều dấu hiệu giống nhau khiến bệnh nhân bị nhầm lẫn, làm...

U trực tràng là gì, có nguy hiểm không? Cách điều trị

U trực tràng lành tính là một loại u hình thành và phát triển trên bề mặt niêm mạc trong...

Học người xưa cách chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý

"Thập nhân cửu trĩ" (cứ 10 người thì 9 người mặc bệnh trĩ) - phổ biến là vậy nhưng không...

Uống thuốc trĩ khi mang bầu có gây ảnh hưởng đến thai nhi không? Đó là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.

Uống thuốc trĩ khi mang bầu có ảnh hưởng đến thai nhi?

Hầu hết các loại thuốc uống điều trị bệnh trĩ trong thời kỳ mang thai không ảnh hưởng đến thai...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.