Thuốc Protamol là thuốc gì?
Thuốc Protamol là sản phẩm của Công ty Cổ phần Hóa – Dược phẩm Mekophar, chuyên điều trị các vấn đề về xương khớp, giảm đau, hạ sốt. Bệnh nhân cần lưu ý trong việc sử dụng tránh gặp phải các trường hợp xấu trong quá trình điều trị bằng thuốc.
- Tên biệt dược: Protamol.
- Phân nhóm: Thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm không steroid.
- Dạng bào chế: Viên nén.
I. Những thông tin cần biết về thuốc Protamol
1. Chỉ định
Thuốc Protamol được chỉ định điều trị giảm đau trong các trường hợp:
- Các vấn đề về xương khớp: viêm khớp, thấp khớp,…
- Đau sau phẫu thuật.
- Đau do chấn thương như: gãy xương, trật khớp,…
- Bong gân.
- Đau lưng, đau cơ.
- Đau đầu, đau răng.
- Sốt, ho.
2. Thành phần thuốc
Mỗi viên thuốc Protamol có chứa:
- Ibuprofen……………………200 mg.
- Paracetamol……………….325 mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên: tinh bột ngô, povidone, lactose, colloidal, sodium starch glycolate, màu yellow orange,…
3. Dược học và cơ chế hoạt động
DƯỢC LỰC HỌC
Ibuprofen và paracetamol đều có tác dụng giảm đau, hạ sốt, kháng viêm không steroid.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Ibuprofen: Sau khi dùng thuốc, ibuprofen đạt được nồng độ tối đa trong huyết thanh sau 90 phút, nồng độ ổn định khoảng giờ thứ 2 và giờ thứ 8. Khoảng 90% ibuprofen được chuyển hóa dưới dạng không hoạt động. Ibuprofen được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu.
Paracetamol: Sau khi dùng thuốc, paracetamol đạt được nồng độ đỉnh trong huyết tương từ 30 – 60 phút. Tại gan, paracetamol tạo ra chất không có hoạt tính: chuyển hóa tạo thành N – acetyl benzoquinonimin và tiếp tục hết hợp với sulfydtyl của glutathion. Thuốc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu với thời gian bán thải là 2,5 giờ.
Lưu ý, thức ăn có thể giảm độ hấp thụ của ibuprofen và paracetamol.
4. Chống chỉ định
Thuốc Protamol không được chỉ định sử dụng đối với người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc, hoặc các đối tượng sau:
- Viêm loét dạ dày tá tràng.
- Suy thận nặng, suy gan, viêm gan siêu vi.
- Thiếu máu.
- Phù mạch.
- Co thắt phế quản.
- Polyp mũi do aspirin gây ra.
- Người nghiện rượu.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Người cao tuổi.
- Trẻ em dưới 2 tuổi.
Những đối tượng khác có nhu cầu sử dụng thuốc, cần hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn trước khi sử dụng thuốc, tránh các trường hợp xấu xảy ra.
5. Cách sử dụng – Liều dùng
Sử dụng thuốc Protamol sau khi ăn, cần uống đủ nước để cơ thể hấp thụ thuốc được tốt hơn.
Đối với người lớn:
- Uống 1 – 2 viên/lần, mỗi ngày uống 3 lần.
- Trường hợp mạn tính: uống 1 viên/lần, mỗi ngày uống 3 lần.
Đối với trẻ em:
Cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ uống.
Bệnh nhân lưu ý, không được sử dụng thuốc Protamol quá 10 ngày, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thuốc nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
6. Bảo quản thuốc
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng (không quá 30 độ C), nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp và tránh xa tầm tay trẻ em.
II. Cần lưu ý khi sử dụng thuốc Protamol
1. Khuyến cáo khi dùng thuốc
- Hoạt chất paracetamol có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng trên da, bệnh nhân phát hiện ra các triệu chứng này cần ngưng sử dụng thuốc: hội chứng Stevens – Johnson, hội chứng hoại tử da nhiễm độc, hội chứng Lyell,…
- Người bệnh có tiền sử viêm loét dạ dày, bệnh tim hay bị ứng các thành phần của thuốc cần chú ý khi dùng thuốc.
- Phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, người cao tuổi, người nghiện rượu cần thận trọng khi dùng thuốc, không được tự ý dùng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ hay dược sĩ chuyên môn.
- Không được uống rượu trong quá trình điều trị bằng thuốc.
- Thuốc có chứa các thành phần gây buồn ngủ, cần chú ý hơn trong việc lái xe hay vận hành máy móc.
2. Tác dụng phụ của thuốc
Trong quá trình sử dụng thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ, bệnh nhân cần ngưng sử dụng, theo dõi trước khi tiếp tục sử dụng.
Các triệu chứng thường hay gặp như:
- Buồn nôn.
- Sốt cao.
- Nhức đầu.
- Mệt mỏi.
- Chóng mặt
- Phát ban đỏ.
- Ngứa.
- Ù tai.
Bên cạnh đó, tổn thương niêm mạc, nhiễm độc gan, viêm bàng quang, tiểu ra máu hay suy thận cấp,… là những trường hợp hiếm gặp khi sử dụng thuốc.
Các triệu chứng khác không được chúng tôi liệt kê ở đây, trong quá trình sử dụng thuốc xuất hiện các triệu chứng lạ, bệnh nhân cần báo gấp cho bác sĩ.
3. Tương tác thuốc
Bệnh nhân cần thận trọng trong quá trình điều trị bệnh đồng thời bằng thuốc Protamol với các loại thuốc khác hoặc chất kích thích, có thể dẫn tới phản tác dụng của thuốc Protamol, nghiêm trọng hơn là gây ra các tác dụng phụ không được mong muốn:
- Chất kích thích: rượu.
- Isoniazid.
- Thuốc kháng lao.
- Thuốc co giật (phenytoin, barbiturate, carbamazepine).
- Các thuốc kháng viêm không steroid (acetylcholine clorua, carbachol,…).
4. Cách xử lý khi quên liều và quá liều
Xử lý khi quên liều
Đôi khi, bệnh nhân không thể tránh khỏi vấn đề quên liều, khi nhớ ra cần sử dụng liều đó ngay. Nếu thời gian sử dụng liều sắp tới, bệnh nhân nên bỏ qua liều quên để tiếp tục sử dụng thuốc như lộ trình và không được uống gấp đôi liều quên bởi thuốc có thể gây ra tác dụng phụ khi sử dụng không đúng cách.
Xử lý khi quá liều
Bệnh nhân nên sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, không được uống vượt liều. Uống thuốc không đúng liều lượng không chỉ phản tác dụng mà còn dẫn tới hậu quả nghiêm trọng về vấn đề đường ruột.
Bệnh nhân sử dụng thuốc quá liều, cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất, hoặc bác sĩ điều trị để được hỗ trợ.
5. Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?
Bệnh nhân nên ngưng sử dụng thuốc khi có dấu hiệu bất thường bởi tương tác thuốc hay tác dụng phụ của thuốc gây ra và báo ngay cho bác sĩ điều trị để được tư vấn.
Có thể bạn quan tâm
- 10 thuốc trị viêm khớp dạng thấp tốt nhất hiện nay
- Thuốc Locoxib: Chỉ định, liều dùng và tác dụng phụ
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!