Polebufen là thuốc gì? Liều dùng như thế nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Polebufen chứa thành phần chính là Ibuprofen giúp hạ sốt, kháng viêm, giảm đau ở mức độ vừa đến trung bình. Liều lượng thuốc được chỉ định tùy theo độ tuổi, cân nặng của trẻ.

Thuốc Polebufen
Thuốc Polebufen được chỉ định cho trường hợp bị sốt và đau do nhiều nguyên nhân khác nhau

  • Thành phần: Ibuprofen 100mg / 5 ml
  • Phân nhóm: Thuốc kháng viêm không steroid, thuốc giảm đau, hạ sốt
  • Dạng bào chế: Hỗn dịch uống

I/ Thông tin về thuốc

1. Polebufen là thuốc gì?

Polebufen là thuốc giảm đau, hạ sốt được điều chế dưới dạng hỗn dịch uống. Thuốc do công ty dược phẩm Medana Pharma Spolka Akcyjna của Ba Lan sản xuất.

2. Chỉ định

Có thể dùng thuốc Polebufen để điều trị trong các trường hợp:

  • Bị sốt do nhiễm khuẩn
  • Sốt sau tiêm vaccin hoặc do các nguyên nhân khác
  • Đau đầu
  • Đau cơ
  • Đau nhức xương khớp
  • Đau do bong gân hoặc do tổn thương mô mềm
  • Đau sau tiểu phẫu, phẫu thuật
  • Đau tai do viêm tai giữa

3. Cơ chế hoạt động của thuốc Polebufen

Hoạt chất ibuprofen là một dẫn xuất của acid arylcarboxylic. Khi được sử dụng với liều thấp, ibuprofen giúp xoa dịu cơn đau, giảm sốt. Ở liều cao hơn ( khoảng trên 1200mg/ngày), ibuprofen lại có tác dụng giảm viêm trong cơ thể.

Nồng độ tối đa của ibuprofen đo được trong huyết tương là sau khi uống khoảng 90 phút. Thuốc có thời gian bán thải từ 1-2 giờ. Uống thuốc trong khi ăn có thể làm giảm khả năng hấp thu thuốc tại ruột.

Khoảng 99% ibuprofen được gắn vào protein huyết tương. Hoạt chất này có thể bài tiết qua sữa mẹ và được thải trừ phần lớn qua nước tiểu.

4. Chống chỉ định

Polebufen không được khuyến cáo sử dụng cho các trường hợp sau:

  • Người bị dị ứng với ibuprofen hay các loại tá dược trong thuốc
  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn với Aspirin hay các thuốc kháng viêm không steroid khác.
  • Bệnh nhân bị suy gan, suy thận ở mức độ nặng
  • Người bị co thắt phế quản, hen suyễn
  • Người đang mắc các bệnh lý về tim mạch, chẳng hạn như suy tim sung huyết
  • Bệnh nhân bị rối loạn chảy máu do sử dụng thuốc lợi tiểu
  • Đối tượng bị suy giảm khối lượng máu tuần hoàn
  • Người đang được điều trị bằng các thuốc chứa coumarin
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối
  • Người mắc chứng bệnh tạo keo

5. Cách sử dụng thuốc Polebufen

Polebufen chủ yếu được chỉ định cho trẻ em. Thuốc được bào chế dưới dạng hỗn dịch nên có thể uống trực tiếp hoặc pha loãng với nước trước khi uống. Sử dụng dụng cụ đong được cung cấp đi kèm để lấy được đúng lượng thuốc cần dùng.

Liều lượng sử dụng thuốc được tính toán dựa trên độ tuổi và cân nặng của các bé. Do vậy bạn nên cho trẻ dùng thuốc theo đúng liều lượng bác sĩ đã hướng dẫn. Việc tự thêm hoặc bớt liều không chỉ làm thay đổi hoạt động của thuốc mà còn làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ.

Thông thường, có thể dùng thuốc nhắc lại sau mỗi 6-8 giờ. Sau khi sử dụng thuốc, nếu cơn đau tái diễn gây khó chịu hoặc lên cơn sốt lại cần đợi tối thiểu 4 tiếng sau mới được uống liều tiếp theo.

Nếu sau khi được điều trị với thuốc Polebufen khoảng 3 ngày mà vấn đề của trẻ vẫn chưa được khắc phục thì nên tái khám và hỏi ý kiến bác sĩ xem có nên tiếp tục dùng loại thuốc này hay không.

6. Liều lượng sử dụng thuốc Polebufen như thế nào?

  • Trẻ < 6 tháng: Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
  • Trẻ 3 – 6 tháng tuổi ( tương đương 5 – 7,6 kg ): Mỗi lần uống 2,5 ml x 3 lần/ ngày
  • Trẻ 6 tháng – 1 tuổi ( tương đương 7,7 – 9 kg ): Mỗi lần uống 2,5 ml x 3-4 lần/ngày
  • Trẻ 1 – 3 tuổi ( tương đương 10 – 15 kg): Mỗi lần uống 5 ml x 3 lần/ngày
  • Trẻ 4-6 tuổi ( tương đương 16 – 20 kg ): Mỗi lần uống 7,5 ml x 3 lần/ngày
  • Trẻ 7- 9 tuổi ( tương đương 21 – 29 kg): Mỗi lần uống 10 ml x 3 lần/ngày
  • Trẻ 10 – 12 tuổi ( tương đương 30 – 40 kg ): Mỗi lần uống 15ml x 3 lần/ngày

7. Cách bảo quản thuốc

Đậy nắp kín sau khi sử dụng thuốc để tránh bị nhiễm khuẩn. Bạn nên để thuốc nơi thoáng mát, tránh ánh nắng và nhiệt đột cao, không để thuốc vào ngăn đông tủ lạnh.

Sau khi mở nắp chai, nếu được bảo quản tốt thuốc có thể để được trong khoảng 6 tháng. Quá thời gian này, bạn không nên tiếp tục sử dụng.

8. Polebufen giá bao nhiêu?

Thuốc hiện đang được bán với giá từ 105.000 – 120.000 đồng/ chai 120ml. Một số địa điểm có bán loại thuốc này như: Các nhà thuốc tây, công ty mua bán dược phẩm hay các cửa hàng bán thuốc online.

HỮU ÍCH: Tổng hợp 11 loại thuốc giảm đau trong điều trị viêm khớp gối

II/ Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng thuốc Polebufen

1. Thận trọng khi dùng

Hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc cho những đối tượng sau:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi
  • Người cao tuổi
  • Người đang bị chảy máu: Ibuprofen có thể gây ức chế kết tụ tiểu cầu khiến thời gian chảy máu kéo dài
  • Tài xế, người phải điều khiển máy móc.

2. Tác dụng phụ của Polebufen

Một số báo cáo cho thấy, thuốc Polebufen có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Hoa mắt
  • Có cảm giác bồn chồn trong người
  • Buồn nôn hoặc có thể nôn ói
  • Chướng bụng
  • Đau đầu
  • Nổi mẩn ngứa
  • Phát ban
  • Ăn không tiêu
  • Thiếu máu huyết tán
  • Tăng men gan transaminase tạm thời

Ngưng uống thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ để biết cách xử lý nếu gặp tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc.

3. Tương tác thuốc

Hoạt chất Ibuprofen có thể tương tác với các thuốc kháng sinh thuộc nhóm quinolon, thuốc Methotrexat, Digoxin, Magnesi hydroxyd hay thuốc lợi tiểu… Các thuốc này không nên được sử dụng cùng lúc với Polebufen.

4. Cần làm gì khi uống thuốc quá liều

Uống thuốc Polebufen vượt quá liều lượng quy định có thể dẫn đến các triệu chứng ngộ độc như nôn ói, đau đầu hoặc nguy hiểm hơn là suy thận. Nhanh chóng gọi 115 để được cấp cứu nếu bạn rơi vào tình trạng này.

Khám và chữa viêm tai giữa ở đâu tốt tại TPHCM và Hà Nội?

Bệnh viêm tai giữa nếu kéo dài có thể chuyển thành mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy...

5 bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng đông y nhiều người tin dùng

Hiện nay khá nhiều bệnh nhân đang áp dụng các bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng đông y và...

7 mẹo chữa viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian

Chữa viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian là phương thuốc được ông bà xưa sử dụng và lưu...

Phương pháp chữa viêm tai giữa bằng diện chẩn

Chữa viêm tai giữa bằng diện chẩn là phương pháp điều trị được nhiều người bệnh tin tưởng và áp...

Tìm hiểu các phương pháp điều trị viêm tai giữa có mủ

Chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa có mủ

Viêm tai giữa có mủ thường xảy ra khi bệnh nhân bị viêm tai giữa hoặc viêm mũi họng nhưng...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Khánh hoàKhánh hoà says: Trả lời

    Bé bị thiếu men g6pd có dùng được thuoc polebufen k ạ

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *