Công dụng và liều dùng của thuốc Pentasa

Thuốc Pentasa được sử dụng trong điều trị viêm loét đại tràng và bệnh Corhn. Thuốc hoạt động bằng cách làm giảm sưng niêm mạc đường tiêu hóa, từ đó cải thiện các triệu chứng như đau dạ dày, tiêu chảy, chảy máu trực tràng,…

pentasa 500mg dạng uống
Thuốc Pentasa được sử dụng trong điều trị viêm loét đại tràng và bệnh Corhn

  • Tên thuốc: Pentasa
  • Phân nhóm: Thuốc đường tiêu hóa
  • Dạng bào chế: Viên nén phóng thích chậm, cốm phóng thích kéo dài, hỗn dịch thụt rửa trực tràng

Những thông tin cần biết về thuốc Pentasa

Dưới đây là một số thông tin cơ bản về thuốc Pentasa người bệnh cần biết để lựa chọn cho thích hợp.

1. Thành phần

Thuốc Pentasa có chứa hoạt chất Mesalamine hay còn gọi là Mesalazine/ 5 asa. Mesalamine thuộc nhóm thuốc aminosalicylates, có tác dụng giảm sưng ở niêm mạc đường tiêu hóa.

Thành phần được hấp thu qua trực tràng, sau đó được bài tiết qua nước tiểu và phân.

2. Chỉ định

Pentasa được chỉ định trong những trường hợp sau:

Ngoài ra thuốc còn có khả năng cải thiện các triệu chứng như đau dạ dày, tiêu chảy, chảy máu trực tràng,…

3. Chống chỉ định khi dùng thuốc Pentasa

Chống chỉ định thuốc Pentasa cho các đối tượng sau:

  • Người quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc
  • Từng có tiền sử dị ứng với salicylate
  • Viêm loét dạ dày tá tràng
  • Trẻ dưới 2 tuổi
  • Suy gan và suy thận nặng
  • Thể tạng xuất huyết

Thuốc Pentasa có thể nhạy cảm hơn với những đối tượng mắc các bệnh lý đặc biệt hoặc đã từng dị ứng với một số thuốc điều trị đường tiêu hóa. Vì vậy bạn nên thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe, dị ứng để được xem xét về việc sử dụng thuốc trong quá trình điều trị.

4. Dạng bào chế – hàm lượng

Thuốc Pentasa có các dạng bào chế và hàm lượng sau:

  • Viên phóng thích chậm – 500mg. Quy cách: Hộp 10 vỉ x 10 viên.
  • Hỗn dịch thụt rửa trực tràng – 1g. Quy cách: Hộp 7 lọ x 100ml và 7 bao nhựa PE
  • Cốm phóng thích kéo dài – 2g. Quy cách: Hộp 60 gói x 2,12g.

5. Cách dùng – liều lượng

Mỗi dạng bào chế có cách sử dụng khác nhau. Để dùng thuốc Pentasa đúng cách, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn in trên bao bì hoặc trao đổi với nhân viên y tế.

Cách dùng: Tùy theo từng hình thức thuốc để có cách sử dụng khác nhau.

Đối với viên phóng thích chậm:

  • Dùng thuốc bằng đường uống.
  • Nên uống thuốc với một ly nước lọc.

Đối với dạng hỗn dịch thụt rửa trực tràng:

  • Nên đi đại tiện trước khi dùng thuốc
  • Lắc kỹ lọ thuốc trước khi dùng
  • Dùng bao nhựa đi kèm để bao tay và nắm chặt lọ thuốc
  • Nằm nghiêng bên trái và đưa đầu lọ vào trực tràng
  • Bóp thuốc từ từ và giữ nguyên tư thế từ 5 – 10 phút
  • Cuốn bao lên lọ thuốc, sau đó xử lý theo hướng dẫn trên bao bì
pentasa 500mg tablets
Nên đọc kỹ hướng dẫn in trên bao bì hoặc trao đổi với nhân viên y tế để biết cách dùng thuốc

Đối với dạng cốm phóng thích kéo dài:

  • Hòa tan cốm với nước đun sôi để nguội
  • Uống trực tiếp ngay sau khi pha

Liều dùng: Được quy định tùy thuộc vào khả năng đáp ứng, tình trạng sức khỏe, mức độ triệu chứng và độ tuổi của bệnh nhân. Liều dùng trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và chỉ thích hợp với những tình trạng phổ biến. Bệnh nhân bị viêm loét trực tràng nặng và đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được chỉ định liều dùng cụ thể.

Liều dùng thông thường khi điều trị viêm loét đại tràng, trực tràng đang tiến triển

  • Trẻ em trên 2 tuổi: Dùng 20 – 30mg/ kg/ ngày, chia thành nhiều lần dùng.
  • Người lớn: Dùng 4500mg/ ngày, chia thành nhiều lần uống.

Liều dùng thông thường khi điều trị duy trì viêm loét đại tràng, trực tràng

  • Trẻ em trên 2 tuổi: Dùng 20 – 30mg/ kg/ ngày, chia thành nhiều lần uống.
  • Ngưới lớn: Dùng tối đa 2000g/ ngày, chia thành nhiều lần uống.

Liều dùng thông thường khi điều trị bệnh Crohn

  • Trẻ em trên 2 tuổi: Dùng 20 – 30mg/ kg/ ngày, chia thành nhiều lần dùng.
  • Người lớn: Dùng 4500mg/ ngày, chia thành nhiều lần uống.

Liều dùng khi sử dụng hỗn dịch thụt rửa trực tràng:

  • Dùng 1 lọ/ ngày
  • Nên dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ đáp ứng cho bệnh nhân dùng viên phóng thích chậm và hỗn dịch thụt rửa trực tràng. Nếu bạn sử dụng dạng bào chế và hàm lượng khác, vui lòng tham khảo thông tin được đề cập trên bao bì thuốc.

Tham khảo thêm: Thuốc Pentasa có công dụng gì?

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ẩm và ánh sáng.

Với dạng thuốc hỗn dịch, bạn nên xử lý thuốc theo hướng dẫn trên bao bì để tránh gây ô nhiễm môi trường. Không để thuốc trong tầm tay của trẻ nhỏ, đồng thời không sử dụng thuốc hư hại hoặc quá hạn.

7. Giá thành

Thuốc Pentasa 500mg có giá bán 1.300.000 đồng/ hộp 10 vỉ x 10 viên.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Pentasa

Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn dùng thuốc có hiệu quả hơn, tránh được tình trạng phản ứng phụ khi dùng thuốc để vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe, vừa đảm bảo hiệu quả tối đa.

1. Thận trọng

Nên sử dụng thuốc thường xuyên và đầy đủ theo chỉ định để đạt được tác dụng cao nhất. Nếu có thể, hãy sử dụng thuốc cùng một thời điểm mỗi ngày. Thông báo với bác sĩ nếu tình trạng không được cải thiện hoặc có xu hướng xấu đi.

pentasa suppositories 1g
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú

Bệnh nhân rối loạn chức năng gan, thận, hẹp môn vị có nguy cơ cao khi dùng thuốc Pentasa. Hãy chủ động trình bày với bác sĩ nếu bạn mắc những bệnh lý nói trên để được dự phòng các tình huống rủi ro.

Pentasa hoạt động tương tự như Aspirin, do đó thuốc không thích hợp cho bệnh nhân đang mắc bệnh cúm, thủy đậu hoặc mới tiêm phòng vắc – xin. Sử dụng thuốc trong trường hợp này có thể làm phát sinh hội chứng Reye – một hội chứng hiếm gặp nhưng có mức độ nghiêm trọng.

Pentasa có thể đi vào sữa mẹ và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Không có nghiên cứu lâm sàng cho thấy Pentasa gây hại đối với thai nhi và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên bạn nên thảo luận với bác sĩ về nguy cơ và rủi ro trước khi quyết định dùng thuốc.

2. Tác dụng phụ của thuốc Pentasa

Một số tác dụng không mong muốn của Pentasa đã được ghi nhận.

Tác dụng phụ thường gặp: Buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu, nổi ban, đau bụng, nôn mửa, phản ứng tại chỗ (khó chịu và ngứa ở trực tràng),…

Các tác dụng phụ thông thường đều có mức độ nhẹ đến trung bình. Sau một thời gian nhất định, các triệu chứng này sẽ biến mất mà không nhất thiết phải điều chỉnh liều. Tuy nhiên bạn cần báo với bác sĩ nếu triệu chứng có xu hướng xấu đi. Một số trường hợp khi sử dụng Pentasa có thể khiến bệnh viêm loét đại tràng trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngưng dùng thuốc và báo với bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng như: Chuột rút, tiêu chảy ra máu, đau bụng, sốt.

Tác dụng phụ nghiêm trọng: Nước tiểu sẫm màu, buồn nôn dai dẳng, nôn mửa, đau ngực, khó thở, vàng da, vàng mắt và các dấu hiệu bất thường ở thận (khó tiểu, lượng nước tiểu ít hơn bình thường,…

Phản ứng dị ứng: Chóng mặt, khó thở, ngứa mắt, phát ban,… Những phản ứng này hiếm khi xảy ra nhưng nếu gặp phải, người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay để được xử lý.

3. Tương tác thuốc

Phản ứng tương tác có thể làm thay đổi hoạt động của Pentasa, đồng thời làm tăng nguy cơ phát sinh những tác dụng phụ nghiêm trọng.

Trước khi dùng thuốc, bạn nên viết ra danh sách những loại thuốc đang sử dụng hoặc đã dùng trong thời gian gần đó. Bác sĩ sẽ dựa vào danh sách này để xác định tương tác có thể phát sinh.

pentasa mesalazine
Phản ứng tương tác có thể làm thay đổi hoạt động và tăng tác dụng phụ của thuốc Pentasa

Dưới đây là những loại thuốc có khả năng tương tác với Pentasa:

  • Balsalazide, sulfasalazine, olsalazine: Các loại thuốc này có hoạt động tương tự như Mesalamine có trong Pentasa. Vì vậy không nên sử dụng trong thời gian điều trị bằng Pentasa.
  • Azathioprine: Dùng đồng thời với Pentasa có thể làm tăng nguy suy tủy xương, dẫn đến các triệu chứng như thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu,…
  • NSAID: Dùng đồng thời với Pentasa có thể làm tăng độc tính lên thận.

Pentasa có thể làm thay đổi kết quả của một số xét nghiệm, chẳng hạn như xét nghiệm nồng độ Normetanephrine trong nước tiểu. Nếu bạn thực hiện xét nghiệm này, hãy báo với nhân viên y tế việc bạn đang điều trị bằng Pentasa.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *