Thuốc Pariet là gì?
Pariet có tác dụng ức chế và làm giảm lượng axit được tạo ra bên trong dạ dày. Thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản hoặc một số bệnh lý khác liên quan đến tá tràng.
- Tên hoạt chất: Rabeprazole
- Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa, thuốc ức chế bơm proton
- Dạng bào chế: Viên nén kháng dạ dày
Thông tin về thuốc Pariet
1. Thành phần
Mỗi viên Pariet 10mg chứa 10mg Natri Rabeprazole (tương đương 9,42mg hoạt chất Rabeprazole) và một số thành phần tá dược khác bao gồm:
Phần lõi thuốc
- Hyprolose
- Magiê stearate
- Mannitol
- Magiê oxit
- Low-substituted hyprolose
- Ethylcellulose.
Lớp phủ ruột
- Diacetylated monoglyceride
- Talc, titan dioxide (E171)
- Hypromellose phthalate
- 20mg oxit sắt màu vàng (E172)
- 10mg oxit sắt đỏ (E172)
- Sáp carnauba.
Mực in đối với Pariet 10mg
- Cồn Ethyl khử nước
- 1-Butanol
- Shellac trắng
- Oxit sắt đen (E172)
Mực in đối với Pariet 20mg
- Cồn Ethyl khử nước
- 1-Butanol
- Oxit sắt đỏ (E172)
- Shellac trắng
- Ester axit béo Glycerine
- Sáp Carnauba.
2. Công dụng
Thuốc ức chế bơm proton Pariet có tác dụng tác động và làm giảm lượng axit được tiết ra bên trong dạ dày. Đồng thời làm giảm nhanh chứng ợ nóng, đầy dụng, khó tiêu và đau dạ dày. Ngoài ra thuốc còn có công dụng điều trị một số bệnh lý sau:
- Viêm dạ dày
- Loét dạ dày lành tính tích cực
- Loét trong dạ dày hoặc phần trên của ruột
- Loét tá tràng tích cực
- Trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét có triệu chứng (GORD)
- Viêm thực quản hồi lưu
- Hội chứng Zollinger-Ellison
- Loét dạ dày Helicobacter pylori (H. pylori) dương tính
- Loét tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori).
3. Chống chỉ định
Thuốc Pariet chống chỉ định với những trường hợp sau:
- Bệnh nhân có tiền sử bị dị ứng với các loại thuốc ức chế bơm proton (lansoprazole, pantoprazole, omeprazole, esomeprazole)
- Người quá mẫn cảm với hoạt chất Rabeprazole hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
- Trẻ em dưới 18 tuổi
- Phụ nữ mang thai hoặc nghĩ rằng mình sắp mang thai
- Chống chỉ định với phụ nữ đang cho con bú bởi thuốc có khả năng bài tiết qua sữa mẹ.
4. Cách dùng
Cách dùng thuốc Pariet như sau:
- Bệnh nhân chỉ lấy và sử một viên Pariet khi đến giờ dùng thuốc
- Thuốc được sử dụng thông qua đường uống
- Nuốt trọn cả viên thuốc với một ly nước lọc, không nên nhai thuốc trước khi nuốt, không nên tán nhuyễn hoặc phá vỡ chúng trước khi sử dụng.
5. Liều lượng
Tùy thuộc vào từng mức độ phát triển bệnh lý, bác sĩ sẽ thông báo cho bạn biết bạn cần uống Pariet bao nhiêu viên và sử dụng thuốc trong bao lâu. Trường hợp bệnh nhân sử dụng thuốc trong một thời gian dài, cần có sự theo dõi và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Đối với bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét có triệu chứng (GORD)
Điều trị các triệu chứng từ trung bình đến nặng (GORD có triệu chứng): Dùng 10mg/ngày/lần vào mỗi sáng trước khi ăn, sử dụng tối đa trong 4 tuần.
Điều trị các triệu chứng nghiêm trọng (GORD ăn mòn hoặc loét): Dùng 20mg/ngày/lần vào mỗi sáng trước khi ăn, sử dụng từ 4 – 8 tuần.
Điều trị lâu dài các triệu chứng (duy trì GORD): Dùng từ 10 – 20mg/ngày/lần vào mỗi sáng trước khi ăn (Lưu ý: Thời gian sử dụng và liều lượng phụ thuộc vào sự chỉ định của bác sĩ).
Đối với bệnh loét dạ dày: Dùng 20mg/ngày/lần vào mỗi sáng trước khi ăn, sử dụng thuốc trong 6 tuần.
Lưu ý: Nếu tình trạng sức khỏe của bệnh nhân vẫn không được cải thiện, bác sĩ sẽ yêu cầu dùng thêm 6 tuần.
Đối với bệnh loét ruột, loét tá tràng: Dùng 20mg/ngày/lần vào mỗi sáng trước khi ăn, sử dụng thuốc trong 4 tuần.
Lưu ý: Nếu tình trạng sức khỏe của bệnh nhân vẫn không được cải thiện, bác sĩ sẽ yêu cầu dùng thêm 4 tuần.
Đối với bệnh viêm loét dạ dày và viêm loét tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori (H. pylor) – điều trị và phòng ngừa: Dùng kết hợp 20mg Pariet 2 lần/ngày cùng với 500mg thuốc kháng sinh Clarithromycin 2 lần/ngày và 1g thuốc kháng sinh Amoxicillin 2 lần/ngày. Sử dụng trong 7 ngày.
Đối với hội chứng Zollinger-Ellison tại những nơi có lượng axit dư thừa trong dạ dày
- Ngày đầu: Dùng 60mg/ngày/lần
- Những ngày tiếp theo: Dùng 60 – 120mg/ngày (Lưu ý: Liều dùng sẽ được điều chỉnh theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa).
6. Bảo quản
Nên bảo quản thuốc Pariet ở nhiệt độ dưới 25 độ C. Tuy nhiên không nên bảo quản thuốc trong tủ lạnh, toilet và những nơi ẩm ướt khác. Ngoài ra nên để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em, thú nuôi và không để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Đối với thuốc đã hết hạn hoặc bệnh nhân đã không còn sử dụng, bạn không nên xử lý thuốc thông qua ống thoát nước, chất thải gia đình hoặc vứt ra môi trường tự nhiên. Hãy hỏi dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải về cách xử lý thuốc đúng cách, an toàn, bảo vệ môi trường.
Xem thêm: Các thuốc trị đau dạ dày tốt nhất 2020 – Giảm đau nhanh
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Pariet
1. Khuyến cáo khi dùng
Bệnh nhân không được sử dụng thuốc Pariet sau khi đã hết hạn. Để làm được điều này bạn cần kiểm tra kỹ và xác định hạn sử dụng thuốc có ghi trên bao bì hoặc thùng carton. Ngoài tra trước khi dùng thuốc, bạn cũng cần lưu lại một vài khuyến cáo dưới đây:
- Cần báo ngay cho bác sĩ nếu bạn có tiền sử hoặc đang bị dị ứng với hoạt chất Rabeprazole hoặc những loại thuốc ức chế bơm proton khác
- Khi sử dụng thuốc bệnh nhân sẽ dễ mắc phải một số bệnh lý về gan, máu (tỉ lệ xuất hiện nhiều nhất ở những bệnh nhân đã từng mắc bệnh) hoặc khiến bệnh lý trở nên tồi tệ hơn
- Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn có một khối u tại dạ dày, đã từng mắc bệnh gan hoặc bạn đang trong thời gian làm xét nghiệm máu cụ thể (Chromogranin A)
- Bệnh nhân điều trị lâu dài nên có sự theo dõi và chỉ định dùng thuốc từ bác sĩ. Đặc biệt là những bệnh nhân đã điều trị trên 1 năm và người lớn tuổi. Bởi thuốc có khả năng làm tăng nguy cơ gãy xương cổ tay, gãy xương hông và cột sống
- Thuốc Pariet và một số loại thuốc ức chế bơm proton khác có khả năng làm tăng nguy cơ xuất hiện các bệnh lý về nhiễm trùng đường tiêu hóa như: Clostridium difficile, Salmonella , Campylobacter
- Những người có tiền sử hạ kali máu không nên sử dụng thuốc
- Thuốc có khả năng làm hạ đường huyết, hạ kali máu nghiêm trọng. Hãy báo ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp phải những dấu hiệu bất thường như: Chóng mặt, mệt mỏi, mê sản, co giật, rối loạn nhịp tim…
- Chia sẻ với bác sĩ về tất cả những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Bao gồm thuốc theo toa, thuốc không theo toa, các loại thảo dược, vitamin và thực phẩm chức năng
- Không nên lái xe và vận hành máy móc trong thời gian chữa bệnh với thuốc bởi thuốc có thể gây nên những cơn buồn ngủ nghiêm trọng
- Bệnh nhân cần kiểm tra kỹ và điều trị dứt điểm các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày trước khi sử dụng thuốc. Bởi thuốc có khả năng che lắp những triệu chứng sớm và khiến bệnh tình trở nên tồi tệ hơn
- Không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc ngưng dùng thuốc cho đến khi có sự yêu cầu từ bác sĩ.
2. Tác dụng phụ
Trong quá trình sử dụng thuốc Pariet, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ.
Tác dụng phụ thường gặp
- Nhức đầu
- Chóng mặt, hoa mắt
- Nhiễm trùng
- Khó ngủ, ngủ không sâu giấc
- Ho khan
- Sổ mũi
- Viêm họng
- Tiêu chảy
- Đau dạ dày
- Đầy hơi
- Táo bón
- Buồn nôn và nôn ói
- Cơ thể yếu ớt hoặc xuất hiện dấu hiệu cảm cúm
- Đau lưng
- Tăng lượng polyp lành tính trong dạ dày
Tác dụng phụ không phổ biến
- Buồn ngủ
- Cảm giác lo lắng không rõ nguyên nhân
- Viêm phế quản
- Viêm xoang
- Phát ban
- Ngứa ngáy
- Khô miệng
- Ợ hơi
- Khó tiêu
- Đau nhức cơ, khớp và chân
- Nhiễm trùng đường tiết niệu (nhiễm trùng bàng quang)
- Đau ngực
- Sốt
- Tăng men gan
- Gãy xương cổ tay, hông và cột sống
Tác dụng phụ hiếm gặp
- Chán ăn, ăn không ngon miệng
- Buồn phiền
- Viêm miệng, rối loạn vị giác
- Rối loạn thị giác
- Vàng da, vàng mắt
- Phồng rộp da
- Nổi mẫn ngứa
- Tiết mồ hôi bất thường
- Tăng cân.
Trong trường hợp tác dụng phụ xuất hiện và duy trì trong một thời gian dài, bệnh nhân cần ngưng sử dụng thuốc, đồng thời báo ngay cho bác sĩ. Ngoài ra người bệnh cũng cần gọi đến Trung tâm y tế hoặc đến ngay những bệnh viện gần nhất để được kiểm tra và cấp cứu kịp thời nếu gặp phải những tác dụng phụ sau:
- Viêm ruột dẫn đế tiêu chảy nặng
- Nồng độ natri trong máu thấp dẫn đến co giật
- Ảo giác
- Hôn mê
- Bệnh não
- Phát ban nghiêm trọng
- Đau cơ, khớp không khỏi
- Nồng độ magiê giảm
- Mất thăng bằng, phương hướng
- Nhịp tim không ổn định
- Xuất hiện phản ứng dị ứng
- Khó thở, thở khò khè
- Huyết áp thấp dẫn đến ngất xỉu, cơ thể suy yếu
- Thay đổi tế bào bạch cầu dẫn đến nhiễm trùng
- Giảm tiểu cầu máu khiến bệnh nhân thường xuyên bị bầm tím và chảy máu
- Toàn bộ vùng mặt, môi, mắt có dấu hiệu phù nề
- Viêm loét miệng hoặc cổ họng
- Sốt cao
- Ảnh hưởng đến sự hấp thụ vitamin B12
- Da phồng rộp nghiêm trọng gây đau nhức.
3. Tương tác thuốc
Thuốc Pariet có khả năng tương tác với một vài loại thuốc điều trị khác làm gia tăng tỉ lệ xuất hiện các tác dụng nghiêm trọng, đồng thời làm giảm khả năng chữa bệnh. Hãy chia sẻ bác sĩ nếu bạn đang sử dụng đồng thời những loại thuốc khác (kể cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, các loại vitamin, thực phẩm chức năng và những loại thảo dược). Đặc biệt là những loại thuốc sau:
- Cyclosporin
- Methotrexate
- Mycophenolate mofetil
- Các loại thuốc dùng trong điều trị ung thư
- Những loại thuốc điều trị thải ghép nội tạng sau khi ghép tim, thận hoặc gan
- Thuốc điều trị bệnh HIV như Atazanavir và một số loại thuốc kháng retrovirus khác
- Thuốc chống tiểu cầu Clopidogrel
- Thuốc điều trị bệnh viêm khớp
- Thuốc dùng trong điều trị tim như Digoxin
- Thuốc điều trị viêm nấm Ketoconazole
- Clarithromycin – thuốc điều trị nhiễm trùng.
Ngoài ra tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cũng bị tác động và trở nên tồi tệ hơn trong quá trình dùng thuốc dùng thuốc. Chính vì thế, cần trao đổi với bác sĩ về tiền sử mắc bệnh, các vấn đề về sức khỏe mà bạn đang gặp phải, đặc biệt là:
- Bệnh gan
- Bệnh thận
- Bệnh tim
- Nồng độ kali, magiê trong máu thấp
- Mắc bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa như: Campylobacter, Clostridium difficile, Salmonella hoặc các bệnh nhiễm trùng khác
- Ung thư dạ dày
- Bệnh về máu như giảm bạch cầu trung tính, tăng giảm tiểu cầu…
- Loãng xương.
4. Cách xử lý khi dùng thiếu liều hoặc quá liều
Nên làm gì khi dùng thuốc quá liều?
Thuốc Pariet không được sử dụng quá 60mg 2 lần/ngày và 160mg/lần/ngày. Trong trường hợp sử dụng thuốc quá liều sẽ khiến cơ thể bị sốc và xuất hiện nhiều phản ứng nguy hiểm như: Co giật, ảo giác, ngất xỉu, động kinh, sốt cao, chóng mặt, không giữ được thăng bằng, phản ứng dị ứng… Khi đó bệnh nhân cần gọi đến Trung tâm y tế hoặc đến ngay các bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Bên cạnh đó bệnh nhân cũng cần ghi lại danh sách những loại thuốc hoặc mang theo thuốc, vỏ thuốc mà bạn đang sử dụng kể cả thuốc theo toa, thuốc không theo toa, vitamin, thực phẩm chức năng và các loại thảo dược. Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định tình trạng bệnh nhân dễ dàng và tìm ra cách xử lý phù hợp nhất.
Nên làm gì khi quên một liều thuốc?
Trong trường hợp quên sử dụng một liều thuốc, người bệnh cần uống liều đã quên ngay khi vừa nhớ ra. Tuy nhiên nếu liều đã quên và liều kế tiếp quá gần nhau, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp theo đúng kế hoạch. Tuyệt đối không uống bù hoặc sử dụng gấp đôi số liều dùng đã quy định.
Nếu bạn quên uống thuốc quá 5 ngày, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định tiếp tục sử dụng thuốc.
5. Khi nào nên ngưng sử dụng thuốc
Người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc và báo ngay cho bác sĩ nếu bạn đang có dấu hiện tiêu chảy nặng hoặc đi ngoài có máu. Đồng thời cơ thể xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, đau bụng dữ dội. Ngoài ra nếu tình trạng sức khỏe của bạn không được cải thiện, tác dụng phụ xuất hiện ngày càng nhiều và dai dẳng, hãy ngưng sử dụng thuốc và chia sẻ với bác sĩ về tình trạng hiện tại.
Thuốc Pariet cần được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng và đúng với chỉ định của bác sĩ. Do đó, tốt nhất bệnh nhân nên tham khảo thông tin được in trên bao bì hoặc hỏi ý kiến bác sĩ về cách sử dụng thuốc. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc hoặc ngưng sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc Varogel có tác dụng gì?
- Thuốc Aciloc điều trị bệnh gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!