Thuốc Pantoloc có công dụng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Pantoloc là thuốc được sử dụng trong điều trị các bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày, loét ruột, trào ngược dạ dày và các bệnh liên quan đến thực quản. Cơ chế hoạt động của thuốc chính là làm giảm lượng axit trong dạ dày, đồng thời chữa lành các vết loét.

Thuốc Pantoloc loại 40mg
Thuốc Pantoloc loại 40mg
  • Tên gốc: Pantoprazol.
  • Tên biệt dược: Pantoloc®.
  • Nhóm thuốc: Kháng axit, chống trào ngược và chống loét.
  • Dạng thuốc: Viên nén

I/ Thông tin về thuốc Pantoloc

1/ Thuốc Pantoloc có công dụng gì?

Pantoloc là thuốc điều trị các vần đề về dạ dày và thực quản như:

Trung tâm Thuốc dân tộc là địa chỉ khám chữa bệnh nổi tiếng nhất hiện nay trong lĩnh vực YHCT. Trung tâm đã cứu giúp hàng ngàn người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh, đau đớn do bệnh dạ dày. Trong đó bao gồm cả nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Trần Nhượng, NS Chiến Thắng, NS Thu Hà…
  • Viêm loét dạ dày, tá tràng: Pantoloc giúp điều trị và chữa lành các vết thương bị loét ở dạ dày. Thời gian điều trị có thể kéo dài từ 4 đến 8 tuần tùy theo tình trạng của mỗi người.
  • Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản: Pantoloc được chỉ định để điều trị và phòng ngừa tái phát ở những bệnh nhân bị viêm thực quản và trào ngược dạ dày.

Trong một số trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định kết hợp với các loại thuốc như clarithromycin, amoxicillin hoặc metronidazole để điều trị viurus H. pylori  trong dạ dày.

2/ Chống chỉ định

Pantoloc không được sử dụng trong những trường hợp sau:

  • Người dùng mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc: trong trường hợp cần điều trị bạn nên báo với bác sĩ để có thể thay đổi thuốc.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú: Pantoloc được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai và cho con bú sẽ bị ảnh hưởng đến thai nhi và sữa mẹ. Vì vậy phụ nữ đang mang thai hoặc trong quá trình cho con bú không nên sử dụng thuốc.
  • Trẻ em dưới 18 tuổi và người cao tuổi muốn sử dụng phải tham khảo ý kiến bác sĩ.

3/ Cách sử dụng và liều dùng Pantoloc

Để đảm bảo được thuốc hấp thụ tốt nhất bạn nên:

  • Uống nguyên viên, không đập nát, nghiền nhỏ hay nhai thuốc.
  • Tránh trường hợp uống thiếu liều hoặc quá liều sẽ làm chậm quá trình điều trị.
  • Tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng.

Tùy vào từng tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra liều dùng khác nhau:

  • Đối với người bị trào ngược dạ dày – thực quản: Nên uống 40mg thuốc mỗi ngày trong vòng 4 đến 8 tuần. Sau thời gian này nếu không khỏi bác sĩ sẽ kê thêm thuốc cho bạn.
  • Đối với người loét dạ dày, tá tràng hoặc nhiễm virus H.pylori: Sử dụng thuốc mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 40mg. Đồng thời bạn sẽ được bác sĩ chỉ định kết hợp với một số loại thuốc khác để điều trị như clarithromycin và amoxicillin hoặc metronidazole. Thời gian điều trị đến khi khỏi bệnh.
  • Đối với người bị loét dạ dày, tá tràng: Mỗi ngày uống 40mg thuốc trong vòng từ 4 đến 8 tuần.

4/ Bảo quản thuốc:

Để thuốc không bị hư hỏng và mất tác dụng bạn nên:

  • Để thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa tầm với của trẻ em.
  • Giữ thuốc ở nhiệt độ từ 15 đến 30ºC.
  • Tránh để ánh nắng chiếu trực tiếp vào thuốc sẽ gây hư hỏng.
Thuốc pantoloc được đóng gòi theo vỉ dạng viên nén
Thuốc pantoloc được đóng gòi theo vỉ dạng viên nén

Xem thêm: Các thuốc trị đau dạ dày tốt nhất 2020 – Giảm đau nhanh

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc

1/ Khuyến cáo khi sử dụng thuốc

  • Nếu đang sử dụng các loại thuốc khác nên báo cho bác sĩ để được kê toa đúng nhất.
  • Trong thời gian sử dụng thuốc nếu có những dấu hiệu bất thường nên đến ngay cơ sở y tế hoặc bác sĩ.

2/ Tác dụng phụ của thuốc

Khoảng 5% bệnh nhân khi dùng thuốc sẽ gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Lúc này bạn nên ngưng sử dụng thuốc và đến bác sĩ để kiểm tra.

Khi gặp các triệu chứng sau hãy báo cho bác sĩ của bạn:

  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Chóng mặt

Một số trường hợp bệnh nhân có thể sẽ gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng hơn, lúc này hãy đến ngay cơ sở y tế hoặc bác sĩ:

  • Da bị bong tróc hoặc phồng rộp.
  • Tim co thắt không đều, cơ thể trở nên mệt mỏi thậm chí co giật.
  • Sưng, ngứa ở các vị trí mắt, môi, miệng hay toàn bộ cơ thể bị nổi mề đay.
  • Các triệu chứng liên quan đến tiêu hóa: đi tiểu giảm, tiểu ra máu, tiêu chảy nặng.

https://thuocdantoc.vn/benh/bai-thuoc-chua-dau-da-day-duoc-nsnd-tran-nhuong-tin-tuong

3/ Tương tác thuốc:

  • Pantoloc nên được sử dụng cẩn trọng với những người đang điều trị các bệnh về gan, đường huyết, bệnh loãng xương.
  • Không nên sử dụng các loại chất kích thích hoặc có cồn như rượu, bia trong thời gian sử dụng thuốc vì sẽ làm mất tác dụng của thuốc.

Ngoài ra Pantoloc còn tương tác với các loại thuốc khác theo từng mức độ:

  • Vừa phải: Ketoconazole, warfarin, digoxin.
  • Nặng: Methotrexate.
  • Nghiêm trọng: nelfinavir.

4/ Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Mất liều: Nếu bạn lỡ quên uống 1 liều hãy uống liền khi nhớ ra. Trong trường hợp, thời gian bạn nhớ gần với thời gian uống liều tiếp theo bạn nên bỏ qua liều đó và tiếp tục sử dụng thuốc bình thường. Không nên uống 2 liều/lần.

Quá liều: Khi uống quá liều bạn sẽ có những triệu chứng bất thường hãy đến ngay trung tâm y tế hoặc gặp bác sĩ.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về thuốc Pantoloc, trước khi sử dụng thuốc bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin để tránh những trường hợp không mong muốn. Nếu còn thắc mắc bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên môn để tham khảo thêm thông tin.

Xem video: Vì Sức Khỏe Người Việt VTV2 – Chữa bệnh DẠ DÀY bằng ĐÔNG Y tại THUỐC DÂN TỘC

Xem thêm: 

Click xem thêm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.