Thuốc Pantagi là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Pantagi là thuốc điều trị một số bệnh ở đường tiêu hóa như: loét dạ dày, hội chứng Zollinger – Ellison, chứng trào ngược dạ dày – thực quản,…

Thuốc Pantagi là thuốc dùng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày.
Thuốc Pantagi là thuốc dùng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày.
  • Tên biệt dược: Pantagi®;
  • Tên hoạt chất: Pantoprazole;
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa;
  • Dạng bào chế: Viên nén dài.

Những thông tin cần biết về thuốc Pantagi

1. Thành phần

Thành phần chính trong thuốc Pantagi là hoạt chất Pantoprazole (tên khác: Pantoprazol). Hóa dược này có khả năng ức chế bơm proton trong thành tế bào dạ dày. Chất Pantoprazole hấp thụ tốt ở đường tiêu hóa.

Hàm lượng chất Pantoprazole có trong thuốc là 40mg.

2. Công dụng – Chỉ định

Thuốc Pantagi là thuốc dùng để điều trị các bệnh lý sau:

  • Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD);
  • Loét dạ dày do dùng thuốc kháng viêm;
  • Hội chứng Zollinger – Ellison;
  • Loét đường tiêu hóa.

3. Chống chỉ định

Thuốc Pantagi không thích hợp điều trị ở những bệnh nhân:

  • Quá mẫn cảm với thành phần Pantoprazole có trong thuốc;
  • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc;
  • Mẫn cảm với dẫn xuất của benzimidazol như: rabeprazole, omeprazole, lansoprazole, esomeprazole.

4. Cách dùng

Thuốc Pantagi được bào chế ở dạng viên nén, thích hợp cho việc uống trực tiếp. Bệnh nhân uống Pantagi thuốc với nước lọc hoặc nước sôi để nguội. Lưu ý, nên nuốt hẳn thuốc, không nên nhai, nghiền nát thuốc.

Thuốc Pantagi dùng để điều trị và điều trị dự phòng tái phát các bệnh: loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng Zollinger - Ellison.
Thuốc Pantagi dùng để điều trị và điều trị dự phòng tái phát các bệnh: loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng Zollinger – Ellison.

5. Liều dùng

Đối với người bị bệnh GERD

  • Liều lượng: 20 – 40mg/ngày;
  • Thời gian điều trị: 4 – 8 tuần;
  • Liều dùng dự phòng: 20 – 40mg/ngày;
  • Liều dùng điều trị nếu tái phát: 20mg/ngày.

Đối với bệnh nhân loét đường tiêu hóa

  • Liều lượng: 40mg/ngày;
  • Thời gian điều trị: 2 – 4 tuần.

Trường hợp phòng ngừa loét đường tiêu hóa do thuốc kháng viêm

  • Liều lượng: 20mg/ngày.

Đối với hội chứng Zollinger – Ellison

  • Giai đoạn đầu: 80mg/ngày;
  • Giai đoạn sau: 240mg/ngày.

Đối với bệnh nhân suy gan, suy thận

  • Liều dùng tối đa của bệnh nhân suy gan là 20mg/ngày;
  • Liều dùng tối đa của bệnh nhân suy thận là 40mg/ngày.

6. Bảo quản thuốc

Người dùng bảo quản thuốc Pantagi theo chỉ dẫn sau:

  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ;
  • Bảo quản thuốc nguyên vẹn trong vỉ, bao bì khi chưa có nhu cầu dùng đến;
  • Để thuốc ở xa tầm tay trẻ em.

Tìm hiểu chi tiết: Bệnh viêm loét dạ dày là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và thuốc đặc trị

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Pantagi

1. Đề phòng

Khi dùng thuốc Pantagi, bạn nên thận trọng, đề phòng một số điều sau:

  • Nếu điều trị trong thời gian dài (trên 1 năm), với liều lượng cao, thuốc Pantagi có thể làm tăng nguy cơ gãy xương,
  • Bệnh nhân loãng xương cần thận trọng khi dùng thuốc. Nên bổ sung canxi và vitamin D theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Trong trường hợp điều trị bằng thuốc Pantagi liên tục trong 3 tháng, người dùng có thể sẽ bị hạ ma-giê trong máu. Các triệu chứng của hạ ma-giê thường là: choáng váng, rối loạn nhịp tim, co giật, mê sảng, cứng cơ, mệt mỏi,… Khi ấy, bạn nên tạm ngưng dùng thuốc.
  • Thuốc Pantagi có thể làm mờ đi những dấu hiệu của bệnh loét đường tiêu hóa ác tính, gây khó khăn cho bác sĩ trong hoạt động khám, chẩn đoán.
  • Thuốc Pantagi có ảnh hưởng đến gan.
  • Trẻ em dưới 18 tuổi không nên dùng thuốc vì độ an toàn chưa được nghiên cứu.
  • Trường hợp phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên thận trọng, cân nhắc trước khi dùng thuốc. Thuốc có thể gây hại cho thai nhi và bài tiết qua đường sữa mẹ. Tốt nhất, phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên dùng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
  • Thuốc có thể gây ra tác dụng ngoài ý muốn là choáng váng, rối loạn thị giác ở một số người dùng. Do đó, người điều khiển các phương tiện máy móc hoặc người lái xe nên thận trọng trước khi dùng. Trong trường hợp cảm thấy choáng váng, thị giác có vấn đề, người dùng nên nghỉ ngơi, không nên tiếp tục công việc.
Dùng thuốc Pantagi theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý dùng thuốc.
Dùng thuốc Pantagi theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý dùng thuốc.

2. Tác dụng phụ

Trong quá trình dùng thuốc Pantagi, người dùng có thể sẽ gặp phải một số tác dụng không mong muốn của thuốc như:

  • Mệt mỏi;
  • Đau cơ, đau khớp;
  • Nổi mề đay;
  • Phát ban trên da;
  • Đau đầu;
  • Ngứa ngáy;
  • Choáng váng, chóng mặt;
  • Tăng enzym gan;
  • Toát nhiều mồ hôi;
  • Nổi mụn trứng cá;
  • Viêm da tróc vảy;
  • Rụng tóc;
  • Viêm miệng;
  • Ợ hơi;
  • Nhìn mờ;
  • Ảo giác;
  • Đãng trí hoặc lú lẫn;
  • Run rẩy tay chân;
  • Ù tai;
  • Kích động;
  • Ngủ gà;
  • Mất ngủ;
  • Liệt dương;
  • Vàng da;
  • Viêm gan.

Trên đây chưa phải toàn bộ tác dụng phụ của thuốc Pantagi mà người dùng có thể sẽ gặp phải. Tác dụng ngoài ý muốn của thuốc biểu hiện khác nhau ở mỗi người, thậm chí sẽ không xuất hiện. Vì thế, trong quá trình dùng thuốc Pantagi, nhận thấy có triệu chứng nào bất thường, bạn hãy báo ngay cho bác sĩ.

3. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc là sự tác động qua lại giữa hai loại thuốc khi dùng đồng thời. Tương tác thuốc sẽ làm ảnh hưởng đến tác dụng của một trong hai loại thuốc hoặc chúng sẽ phản ứng với nhau tạo ra một chất khác gây hại cho sức khỏe.

Thuốc Pantagi có tương tác với một số loại thuốc sau:

  • Thuốc Warfarin;
  • Thuốc Sucralfat;
  • Thuốc Ampicillin ester;
  • Thuốc Ketoconazole;
  • Thuốc có chứa muối sắt.
Thuốc Pantagi tương tác với một số loại thuốc khác, bạn nên tránh kết hợp.
Thuốc Pantagi tương tác với một số loại thuốc khác, bạn nên tránh kết hợp.

Như vậy, bạn không nên kết hợp dùng thuốc Pantagi với các loại thuốc kể trên. Nói cách khác, khi dùng thuốc Pantagi, bạn cần kiêng kỵ dùng các loại thuốc trên.

Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc Pantagi với một loại thuốc khác.

Xem video: Hành Trình Chữa Bệnh Dạ Dày của Nghệ Sĩ Trần Nhượng Tại Trung Tâm Thuốc Dân Tộc

Tin xem thêm

Trẻ sơ sinh hay bị sặc sữa lên mũi – vì thế mẹ cần lưu ý!

Thực tế tình trạng trẻ sơ sinh hay bị sặc sữa lên mũi không đơn giản như nhiều người vẫn...

Những biến chứng sau phẫu thuật cắt dạ dày

Phẫu thuật cắt dạ dày thường được chỉ định cho những trường hợp mắc ung thư dạ dày, viêm loét...

Các loại hoa quả người đau dạ dày nên và không nên ăn

Mặc dù không có khả năng chữa bệnh nhưng việc bổ sung các loại hoa quả phù hợp hay hạn...

Bệnh bệnh đại tràng nên khám ở đâu tốt?

Danh sách Bác sĩ chữa bệnh đại tràng giỏi ở nước ta [CẬP NHẬT MỚI NHẤT]

Với những người bị bệnh đại tràng, tìm được một bác sĩ giỏi để chữa trị là điều mà bất...

Phẫu thuật thủng ổ loét dạ dày tá tràng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Biến chứng sau mổ thủng ổ loét dạ dày tá tràng & cách phòng tránh

Phẫu thuật là phương pháp được sử dụng rất phổ biến để điều trị thủng ổ loét dạ dày tá...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.