Thuốc Ovestin là thuốc gì?

Thuốc Ovestin là thuốc dùng để điều trị những bệnh phụ khoa như: khô hạn âm đạo, đau âm đạo khi quan hệ, nhiễm trùng đường tiểu, teo đường tiết niệu,… Thuốc được bào chế ở dạng viên nén và dạng kem. Tuy nhiên, thuốc Ovestin ở dạng viên nén được chính thức sản xuất và phân phối ở Việt Nam.

Thuốc Ovestin điều trị một số bệnh phụ khoa như: nhiễm trùng âm đạo, teo đường tiết niệu, khô hạn, ngứa, triệu chứng đau khi quan hệ,...
Thuốc Ovestin điều trị một số bệnh phụ khoa như: nhiễm trùng âm đạo, teo đường tiết niệu, khô hạn, ngứa, triệu chứng đau khi quan hệ,…
  • Tên biệt dược: Ovestin®;
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc trị bệnh phụ khoa;

Những thông tin cần biết về thuốc Ovestin®

1. Thành phần

Thành phần chính của thuốc Ovestin đó là chất Estriol. Chất Estriol là một loại hormone tự nhiên có trong cơ thể của nữ giới, cũng có tính chất tương tự như Estrogen. Tuy nhiên, Estriol không có độ bền dài lâu như Estrogen.

2. Dạng bào chế

Hiện nay, thuốc Ovestin có hai dạng bào chế:

  • Dạng viên nén: có hàm lượng 0,1% hoạt chất và 0,5% hoạt chất;
  • Dạng kem, có hàm lượng 0,1% hoạt chất.

Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, thuốc Ovestin ở dạng viên nén được nhiều người biết đến hơn loại kem bôi. Kem bôi Ovestin không được sản xuất tại Việt Nam.

3. Chỉ định điều trị

Thuốc Ovestin có các công dụng sau:

  • Dùng để điều trị chứng teo đường tiết niệu và đường sinh dục dưới do thiếu Estrogen;
  • Điều trị chứng đau, khô khi giao hợp;
  • Điều trị khô và ngứa âm đạo;
  • Điều trị dự phòng nhiễm trùng tái phát ở đường tiểu dưới và âm đạo;
  • Điều trị tắt dục và vô sinh do rối loạn chất nhầy ở cổ tử cung;
  • Điều trị chứng tiểu không kiểm soát;
  • Điều trị rối loạn đường tiểu.

4. Chống chỉ định

Thuốc Ovestin không được chỉ định sử dụng để điều trị ở các trường hợp sau:

  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú;
  • Bệnh nhân bị bướu phụ thuộc vào estrogen;
  • Bệnh nhân xuất huyết âm đạo chưa rõ nguyên nhân;
  • Người bệnh đang mắc huyết khối.

5. Cách dùng

Dạng kem bôi

Nếu dùng thuốc Ovestin ở dạng kem bôi, bạn nên vệ sinh tay và vùng âm đạo sạch sẽ trước khi bôi thuốc. Lấy một lượng thuốc vừa đủ và bôi vào vùng âm đạo. Bạn cũng có thể sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ chuyên bệnh để bôi thuốc.

Lưu ý, hãy bôi thuốc vào buổi tối, trước khi đi ngủ. Sau khi bôi thuốc, bạn nên nghỉ ngơi và không được quan hệ tình dục.

Dạng viên nén

Uống thuốc Ovestin trực tiếp với nước lọc hoặc nước sôi để nguội. Không nên uống thuốc Ovestin với một số loại nước sau đây: nước có gas, nước có chứa cồn, nước có chứa cafein,… Các loại thức uống này có thể làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của thuốc Ovestin.

Nếu dùng thuốc Ovestin ở dạng kem bôi, bạn có thể dùng dụng cụ để hỗ trợ bôi thuốc.
Nếu dùng thuốc Ovestin ở dạng kem bôi, bạn có thể dùng dụng cụ để hỗ trợ bôi thuốc.

6. Liều dùng

Liều dùng của thuốc Ovestin ở dạng kem bôi

  • Số lần: 1 lần/ngày;
  • Nên thoa thuốc vào mỗi buổi tối, trước khi ngủ;
  • Thời gian điều trị: từ 3 – 4 tuần.

Liều dùng của thuốc Ovestin ở dạng viên nén

  • Số lượng: 1 viên (1mg)/lần uống;
  • Số lần: 1 lần/ngày.

7. Bảo quản thuốc

  • Bảo quản thuốc Ovestin ở nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm thấp, nắng gắt. Nhiệt độ của môi trường không quá 30 độ C;
  • Bảo quản thuốc ở nơi an toàn, tránh xa tầm tay trẻ em;
  • Không lấy thuốc viên ra khỏi vỉ khi chưa có nhu cầu dùng thuốc. Để thuốc Ovestin tiếp xúc lâu với môi trường không khí bên ngoài sẽ khiến thuốc dễ bị ẩm mốc, nhiễm khuẩn, mất tác dụng.

XEM THÊM: Thuốc Sdvag đặt âm đạo điều trị nấm, viêm âm đạo

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Ovestin®

1. Tác dụng phụ

Thuốc Ovestin có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Đau vú;
  • Nổi mụn;
  • Tăng tiết nhầy ở vùng cổ tử cung;
  • Buồn nôn;
  • Sưng phù.

Tuy nhiên, trên đây chưa phải toàn bộ các tác dụng phụ của thuốc Ovestin có thể gây ra. Nếu trong quá trình sử dụng, nhận thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường, hãy báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để có cách xử lý kịp thời.

2. Thận trọng

Không nên sử dụng thuốc Ovestin một cách tùy tiện vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Một số trường hợp bệnh nhân sau nên thận trọng, cân nhắc khi dùng thuốc Ovestin:

  • Bệnh nhân có tiền sử rối loạn thuyên tắc huyết khối nên cẩn trọng khi dùng;
  • Bệnh nhân suy tim hoặc có tiền sử suy tim;
  • Bệnh nhân bị cao huyết áp;
  • Bệnh nhân bị động kinh;
  • Người mắc chứng đau nửa đầu;
  • Bệnh nhân rối loạn gan nặng;
  • Bệnh nhân xơ nang tuyến vú;
  • Trường hợp có tiền sử nổi sẩn ngứa, nhiễm Herpes nặng trong thai kỳ.

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến các tác dụng ngoài ý muốn của thuốc trong quá trình dùng.

3. Tương tác thuốc

Thuốc Ovestin tương kỵ với một số loại thuốc sau:

  • Than hoạt tính;
  • Hydantoin;
  • Rifampicin;
  • Barbiturate.

Do đó, trong quá trình điều trị, bạn không nên kết hợp dùng chung Ovestin với các loại thuốc trên. Nếu bạn đang dùng một trong các loại thuốc kể trên, hãy cho bác sĩ biết để có cách giải quyết tình trạng tương tác thuốc.

Khi dùng thuốc Ovestin, bạn có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như nổi mụn, buồn nôn, đau vú,...
Khi dùng thuốc Ovestin, bạn có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như nổi mụn, buồn nôn, đau vú,…

4. Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Hiện nay vẫn chưa có báo cáo cụ thể nào về những tác hại khi dùng thuốc Ovestin quá liều. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan dùng thuốc Ovestin quá liều hoặc lạm dụng thuốc. Trong trường hợp sơ ý dùng vượt quá liều đã chỉ định và gặp phải những triệu chứng gây khó chịu, hãy đến gặp bác sĩ để được giải quyết.

Khi bạn dùng thuốc thiếu một liều, kết quả của cuộc điều trị có thể không ảnh hưởng nhiều. Nếu bạn sơ ý quên một liều dùng thuốc Ovestin, hãy uống khi nhớ ra.

5. Nên ngưng dùng thuốc Ovestin khi nào?

Bạn hãy ngưng dùng thuốc Ovestin khi:

  • Bác sĩ, chuyên gia y tế yêu cầu ngưng dùng;
  • Khi đã điều trị khỏi hẳn các bệnh về khô hạn, đau rát âm đạo, teo đường tiết niệu,… Tiếp tục dùng thuốc sẽ không mang lại lợi ích gì cho sức khỏe;
  • Khi gặp phải các triệu chứng lạ, bạn nên đến gặp bác sĩ để khám.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. LynLyn says: Trả lời

    Mua thuốc ở đâu ạ

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *