Thuốc Ocid: Công dụng, liều dùng và cách sử dụng

Ocid là thuốc đường tiêu hóa, được sử dụng để điều trị và dự phòng tái phát các bệnh lý như viêm loét dạ dày, viêm thực quản, điều trị dài hạn với các bệnh lý tăng tiết dạ dày… Nếu sử dụng không đúng cách, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng cho người bệnh. 

Thuốc Ocid điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa
Thuốc Ocid điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa

  • Tên hoạt chất: Omeprazole
  • Tên thương hiệu: Lomac 20mg, Omecip 20mg, Kulgut 20mg
  • Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa
  • Dạng thuốc: Viên nang cứng

I/ Thông tin thuốc Ocid

Trước khi sử dụng thuốc Ocid, các bạn cần nắm một số thông tin sau đây:

1. Thành phần

Omeprazole

2. Chỉ định

Thuốc Ocid được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị và phòng ngừa tái phát các bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng, viêm thực quản trào ngược.
  • Được sử dụng để điều trị dài hạn các vấn đề tăng tiết dạ dày của hội chứng Zollinger-Ellison.

3. Chống chỉ định

Thuốc Ocid chống chỉ định với các trường hợp quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

4. Cơ chế tác động của thuốc Ocid

Thuốc đạt hiệu quả điều trị tốt nhất khoảng 1 – 2 tiếng sau khi uống và có tác dụng trong khoảng 72 giờ. Ocid tác động vào giai đoạn cuối của quá trình tiết dịch vị acid trong dạ dày. Có khả năng làm giảm các dịch vị acid trong dạ dày trong thời gian dài, nhưng có thể phục hồi. Sau 5 ngày dùng thuốc, quá trình tiết dịch vị acid sẽ hoạt động bình thường trở lại. Tuy nhiên, nó không gây ra hiện tượng acid bị tăng quá nhiều.

Ngoài ra, thành phần Omeprazole chỉ có khả năng tác động lên các thụ thể histamin hoặc acetylcholin. Nó không có tác dụng nào khác ngoài việc tác động lên sự tăng tiết acid.

5. Liều dùng

Thuốc Ocid thường được sử dụng với liều lượng như sau:

  • Loét tá tràng: Uống 20m/ ngày trong thời gian từ 2 – 4 tuần.
  • Trào ngược dạ dày thực quản và loét dạ dày: Dùng thuốc với liều lượng 20mg/ ngày trong khoảng từ 4 – 8 tuần. Với các bệnh nhân kháng với các cách điều trị khác, có thể tăng liều lượng sử dụng lên 40mg/ ngày.
  • Bị hội chứng Zollinger-Ellison: Sử dụng với liều lượng 60 mg/ ngày.
  • Sử dụng để dự phòng tái phát các bệnh loét dạ dày, tá tràng: Uống thuốc với liều lượng 20 – 40mg/ ngày.

Tùy vào mục đích điều trị và đối tượng sử dụng mà các bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng phù hợp. Hãy trao đổi với các bác sĩ để biết thêm thông tin.

6. Cách sử dụng thuốc Ocid

Để bảo đảm an toàn, khi dùng thuốc Ocid, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Uống thuốc theo đúng liều lượng và thời gian mà bác sĩ đã chỉ định. Tuyệt đối không được tự ý tăng hoặc giảm liều dùng.
  • Không được nghiền nát viên thuốc ra để uống. Điều này có thể làm tăng lượng thuốc mà cơ thể hấp thụ, nguy cơ mắc tác dụng phụ cũng do đó mà tăng theo.
  • Tuyệt đối không được tự ý đưa thuốc của bản thân cho người khác sử dụng.
  • Nếu sau một thời gian dùng thuốc mà thấy bệnh không thuyên giảm, ngưng sử dụng và đi khám để được chỉ định cách điều trị hiệu quả hơn.

7. Bảo quản

  • Để thuốc xa tầm với của trẻ em.
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng. Không cất thuốc ở những nơi ẩm ướt hoặc nơi chứa nhiều ánh sáng mặt trời.

Tham khảo thêm: Thuốc Varogel có tác dụng gì?

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Ocid

Trong quá trình sử dụng thuốc Ocid, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây để có hiệu quả trị liệu tốt nhất.

1. Tác dụng phụ

Thuốc Ocid có thể gây ra các tác dụng phụ như sau:

Ngoài ra, thuốc có thể gây ra các vấn đề khác nữa mà không được chúng tôi liệt kê ở đây. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nắm rõ hơn các thông tin về vấn đề này.

Uống thuốc không đúng cách có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ
Uống thuốc không đúng cách có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ

2. Thận trọng khi dùng thuốc Ocid

Cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc Ocid cho các đối tượng sau:

  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
  • Các bệnh nhân suy gan, thận.
  • Đối tượng sử dụng là người già và trẻ nhỏ.
  • Vì thuốc có thể gây buồn ngủ, nên không được lái xe, vận hành máy móc sau khi uống thuốc.
  • Omeprazole có tác dụng làm giảm dịch vị acid trong dạ dày. Do đó các vi khuẩn có cơ hội phát triển mạnh trong dạ dày.
  • Cần phải chắc chắn bị loét dạ dày lành tính trước khi sử dụng thuốc.
  • Nếu đang dùng các loại thuốc khác, cần báo ngay với bác sĩ.

3. Tương tác thuốc

Thuốc Ocid có thể tương tác với các loại thuốc sau:

Trên đây là một danh sách không đầy đủ các loại thuốc có thể tương tác với Ocid. Trao đổi với các bác sĩ để được cung cấp thêm thông tin về vấn đề này.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu/ quá liều

Trong trường hợp dùng không đúng liều lượng, người bệnh cần xử lý đúng cách để tránh phản tác dụng:

  • Dùng thiếu liều: Uống bổ sung liều đã quên ngay khi nhớ ra. Nếu gần đến thời gian dùng liều kế tiếp, bỏ qua liều cũ. Không được tự ý tăng gấp đôi liều lượng trong một lần sử dụng.
  • Dùng quá liều: Liên hệ ngay với các trung tâm y tế nếu thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường.

Trên đây là những thông tin tham khảo về thuốc Ocid dùng trong điều trị các bệnh về dạ dày. Để được cung cấp rõ hơn các thông tin về loại thuốc này, hãy liên hệ với các dược sĩ hoặc bác sĩ. Đồng thời nếu bệnh nặng, người bệnh nên đi khám để được hướng dẫn xử lý bằng phác đồ tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

4 Loại thuốc trĩ dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú an toàn

Bệnh trĩ là vấn đề phổ biến ở phụ nữ mang thai và cho con bú, gây khó chịu và...

Thuốc Lactosorbit trị táo bón

Thuốc Lactosorbit trị táo bón: Cách dùng và giá bán

Thuốc Lactosorbit là một trong những loại thuốc trị táo bón hiện nay, thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa. Vậy...

Dạ Dày Khó Chịu Khi Mang Thai: Do Đau Dạ Dày Hay Do Thai Nghén?

Dạ dày khó chịu khi mang thai có thể là hệ quả của nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên,...

Khám dạ dày cho trẻ em ở đâu tốt và lưu ý?

Khi các rắc rối về đường tiêu hóa thường xuyên làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của...

Ung thư dạ dày khi mang thai: dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

Bệnh ung thư dạ dày có thể gặp phải ở bất kì ai kể cả phụ nữ đang mang thai....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *