Thuốc Naphazoline: Công dụng, tác dụng phụ, cách sử dụng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Naphazoline là loại thuốc dùng để điều trị đau mắt và một số bệnh lý khác liên quan đến tai, mũi, họng. Thuốc có tác dụng làm co các mạch máu bị sưng, từ đó làm giảm tình trạng đỏ mắt hoặc cải thiện cảm giác khó chịu ở vùng mắt do các kích thích nhỏ gây ra.

Thông tin về thuốc Naphazoline
Thông tin về thuốc Naphazoline
  • Tên biệt dược: Icool, Daigaku, Iridina Due
  • Tên thuốc: Naphazoline
  • Dạng thuốc: Thuốc nhỏ mắt
  • Nhóm thuốc: Thuốc nhãn khoa, điều trị mắt, tai – mũi – họng.

I/ Thông tin về thuốc Naphazoline

Để sử dụng Naphazoline điều trị bệnh đúng cách và an toàn, các bạn cần nắm rõ các thông tin sau đây:

1. Thành phần

Naphazoline Hydrocholoride

2. Chỉ định

Thuốc Naphazoline được dùng cho các trường hợp:

  • Xốn mắt, có cảm giác bỏng rát
  • Mắt đỏ kèm theo tình trạng nước mắt chảy nhiều
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng
  • Làm sáng mắt

Ngoài ra loại thuốc này cũng có thể được chỉ định sử dụng trong nhiều trường hợp khác theo sự chỉ định của bác sĩ.

3. Chống chỉ định

Naphazoline chống chỉ định với các trường hợp quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc, các trường hợp bị tăng nhãn áp góc hẹp.

3. Dược động lực học

Naphazoline là một chất alpha-agonist có tác dụng tăng cường sự giao cảm trực tiếp, hoạt động bằng cách làm co các mạch hệ thống, giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi. Naphazoline nhãn khoa khiến các mạch máu bên trong và xung quanh mắt bị co lại từ đó có tác dụng cải thiện tình trạng đỏ, ngứa và các phản ứng kích ứng đến mắt.

4. Cơ chế hoạt  động

Đây là thuốc giao cảm trực tiếp, hoạt động của nó gắn liền với các thụ thể alpha-adrenergic trên các tiểu động mạch ở lớp niêm mạc mũi từ đó kích thích hệ thống thượng thận tạo ra vasoconstrction có tác dụng toàn thân. Chất này có tác dụng co mạch, làm giảm lưu lượng máu bên trong mũi khiến cho tình trạng tắc nghẽn dịch nhầy trong mũi giảm đi.

5. Liều dùng

Cách 3 – 4 giờ, nhỏ 1 – 2 giọt thuốc vào mắt bị đau. Lưu ý là chỉ được sử dụng thuốc liên tục nhiều nhất là 4 ngày.

6. Cách sử dụng

Để đảm bảo an toàn, bạn cần sử dụng thuốc theo đúng sự chỉ định của bác sĩ hoặc theo hướng dẫn sử dụng về liều lượng và thời gian dùng. Tuyệt đối không được tự ý tăng liều và cũng không nên dùng ít hơn liều lượng đã được quy định. Vì dùng thuốc quá lâu có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng bạn đang mắc phải, các mạch máu cũng sẽ bị tổn thương. Để dùng thuốc, bạn cần thực hiện các bước như sau:

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi sử dụng
  • Ngả đầu về phía sau một chút, dùng tay kéo mí mắt dưới xuống. Giữ ống thuốc phía trên mắt, cho vòi nhỏ nằm đúng vị trí của mắt và nhỏ một giọt vào đúng tròng mắt.
  • Nhắm mắt lại, dùng ngón tay ấn nhẹ vào góc trong của mắt khoảng 1 phút để ngăn chất lỏng bị trào ra khỏi mắt.
  • Không dùng nhiều hơn liều lượng đã được chỉ định.

Trong khi sử dụng, tuyệt đối không được để đầu của ống thuốc chạm vào mắt. Nếu thuốc đã hết hạn, dung dịch đã đổi màu hoặc có dị vật bên trong thì tuyệt đối không được dùng.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Thông tin về thuốc Naphazoline
Hướng dẫn sử dụng thuốc Thông tin về thuốc Naphazoline

7. Cách bảo quản

  • Đóng kín nắp sau khi sử dụng, để thuốc xa tầm tay trẻ em.
  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng (15 – 25 độ C). Để thuốc ở nơi khô thoáng và tránh để chúng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

II/ Các thông tin cần lưu ý khi sử dụng thuốc Naphazoline

1. Tác dụng phụ

Tương tự như các loại thuốc tây khác, Naphazoline có thể gây ra các tác dụng phụ như sau:

  • Mờ mắt, chảy nước mắt, mắt ngứa ran khi nhỏ thuốc.
  • Phát ban, nổi mề đay
  • Đau thắt vùng ngực, khó thở.
  • Mặt, môi, lưỡi bị sưng.
  • Nhức đầu, ù tai, cảm giác lo lắng, lú lẫn.
  • Thị lực bị thay đổi.

Những tác dụng phụ mà chúng tôi liệt kê trên đây là một danh sách không đầy đủ, tùy vào từng người dùng mà chúng có thể gây ra các vấn đề khác nữa. Để đảm bảo an toàn thì trong thời gian dùng thuốc, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn cần phải liên hệ với các bác sĩ để tìm cách xử lý sớm.

2. Thận trọng khi sử dụng

Các trường hợp sau cần phải thận trọng, tốt nhất là nên hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa hoặc các dược sĩ khi dùng Naphazoline để chữa trị:

  • Người bị bệnh tim
  • Huyết áp cao
  • Mắc bệnh tiểu đường.
  • Rối loạn tuyến giáp.
  • Bị nhiễm trùng hoặc bị các tổn thương khác.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

3. Tương tác thuốc

Để tránh gặp các vấn đề không mong muốn, cần phải báo ngay với các bác sĩ nếu bạn đang sử dụng bất cứ một trong các loại thuốc dưới đây:

  • Các loại thuốc chống trầm cảm như milnacipran, amitriptyline,  desipramin, duloxetin…
  • Thuốc ergot – ergotamin, ergonovine, dihydroergotamin.
  • Chất ức chế MAO như isocarboxazid,  furazolidone, phenelzine, tranylcypromine.
  • Không dùng Naphazoline khi đang đeo kính áp tròng vì trong thành phần của thuốc có các thành phần có tác dụng làm mềm và mất màu kính áp tròng của bạn.

Ngoài các loại thuốc đã nêu, Naphazoline còn có thể tượng tác với các loại thuốc khác, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đã thông báo đầy đủ các loại thuốc mà mình đang sử dụng cho bác sĩ trước khi dùng Naphazoline.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu/ quá liều

Sử dụng Naphazoline quá 1 liều được cho là không gây ra nguy hiểm cho người sử dụng. Nhưng cần phải đi gặp bác sĩ ngay nếu chẳng may hút hoặc nuốt phải dung dịch thuốc.

Trong trường hợp quên liều, cần dùng ngay khi nhớ ra. Hãy bỏ qua liều đã quên nếu sắp đến thời gian dùng liều kế tiếp, tuyệt đối không được tăng liều lượng lên gấp đôi trong một lần dùng.

5. Ngưng sử dụng thuốc khi nào?

Cần phải ngưng dùng thuốc ngay nếu bạn có biểu hiện mắc các tác dụng phụ mà thuốc gây ra hoặc thấy tình trạng bệnh không tiến triển mà có dấu hiệu trầm trọng hơn. Lúc này bạn cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và tìm cách điều trị khác cho hợp lý.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Chữa viêm xoang bằng lá cà độc dược có an toàn không?

Lá cà độc dược chữa viêm xoang liệu có an toàn? [CHUYÊN GIA] Chỉ cách chữa hiệu quả, an toàn cao

Chữa viêm xoang bằng lá cà độc dược là cách điều trị được khá nhiều người áp dụng. Tuy nhiên,...

Tỏi ngâm mật ong chữa viêm xoang – Cách thực hiện, lưu ý

Tỏi ngâm mật ong chữa viêm xoang là một trong những mẹo vặt dân gian được đông đảo người bệnh...

11+ Thuốc Trị Viêm Xoang Tốt Nhất Thường Dùng Và Lưu Ý

Thuốc trị viêm xoang có nhiều loại, bao gồm các loại thuốc được bào chế dưới dạng viên uống hay...

Mách bạn cách chữa viêm xoang bằng ngải cứu CỰC ĐƠN GIẢN không phải ai cũng biết

Các triệu chứng của bệnh viêm xoang như: đau nhức xoang, chảy dịch tiết, ngạt mũi, điếc mũi... có thể...

Bài thuốc kết hợp giữa viêm xoang và mật lợn để chữa trị bệnh

Kỳ lạ bài thuốc chữa viêm xoang bằng mật lợn nhiều người tin dùng [ĐỪNG BỎ QUA]

Chữa viêm xoang bằng mật lợn nghe thật xa lạ nhưng đây lại là một bài thuốc quý được dân...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.