Thuốc Mipisul là thuốc chữa bệnh gì?

Thuốc Mipisul thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần, được chỉ định điều trị tâm thần phân liệt cấp và mãn tính. Bên cạnh đó, thuốc Mipisul còn được sử dụng để làm nhanh các triệu chứng của hệ tiêu hóa như trướng bụng, khó tiêu, buồn nôn,… Đây cũng chính là sản phẩm thuộc công ty KMS Pharm Co., Ltd của Hàn Quốc sản xuất và phân phối một số nước trên thế giới.

Những thông tin về thuốc Mipisul và một số lưu ý khi sử dụng loại thuốc này
Những thông tin về thuốc Mipisul và một số lưu ý khi sử dụng loại thuốc này
  • Tên hoạt chất: Levosulpiride
  • Tên biệt dược: Mipisul Tablet
  • Phân nhóm: Thuốc hướng tâm thần
  • Dạng bào chế: Viên nén

Chị Nguyễn Thị Ngọc Nguyên (Q.9 - Tp HCM) khỏi hẳn mất ngủ, rối loạn giấc ngủ và lành bệnh dạ dày sau một thời gian ngắn sử dụng bài thuốc Định tâm An thần thang [Đọc ngay]

I. Những thông tin cần thiết về thuốc Mipisul

1. Thành phần thuốc

Thành phần chính có trong thuốc Mipisul là thành phần hoạt chất Levosulpiride và thành phần tá dược khác vừa đủ một viên nén.

2. Công dụng

Thuốc Mipisul thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần được chỉ điều trị một số đối tượng thuộc các trường hợp sau:

  • Điều trị tâm thần phân liệt cấp và mãn tính
  • Chống rối loạn thần kinh, rối loạn tuần hoàn não
  • Điều trị và ngăn chặn sự tái phát của các triệu chứng như trướng bụng, khó tiêu, khó chịu vùng thượng vị, nôn, buồn nôn, ợ nóng, ợ chua,,…

3. Chống chỉ định

Thuốc Mipisul chống chỉ định sử dụng cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc. Hoặc các đối tượng thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

  • Rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp tính
  • U tủy thượng thận
  • Ức chế thần kinh trung ương do thuốc ức chế gây ra các chứng môn mê, ngộ độc rượu
  • Xuất huyết đường tiêu hóa
  • Động kinh

Nhưng đây không phải là danh sách đầy đủ, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc để tránh gặp phải các biến chứng không mong muốn xảy ra.

4. Cách dùng

Thuốc Mipisul được dùng chủ yếu bằng đường uống. Chính vì thế, người sử dụng nên uống cùng với nhiều nước để thúc đẩy quá trình hấp thụ thuốc được ổn định. Lưu ý, thuốc không được dùng để ngậm cho tan hoặc nhai, nghiên nát mà chỉ được sử dụng nguyên viên để nuốt trôi.

5. Liều dùng

Liều dùng thuốc Mipisul còn tùy thuộc vào từng đối tượng, độ tuổi, tình trạng bệnh lý. Tốt nhất, người bệnh nên sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Tránh thay đổi lộ trình sử dụng hoặc tiêu dùng khi chưa thật sự cần thiết.

+ Liều dùng thuốc Mipisul cho người lớn:

  • Liều dùng điều trị tâm thần phân liệt cấp và mãn tính: Dùng 200 mg – 30 mg/ ngày, chia thành 3 lần uống mỗi ngày.
  • Liều dùng hỗ trợ điều trị các triệu chứng khó tiêu chức năng: Dùng 75 mg/ ngày, chia thành 3 lần uống mỗi ngày.

+ Liều dùng thuốc Mipisul cho trẻ em trên 14 tuổi:

  • Liều dùng cho trẻ em trên 14 tuổi cần giảm liều so với liều dùng của người lớn. Hỏi ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chính xác.

+ Liều dùng thuốc Mipisul cho trẻ em dưới 14 tuổi:

  • Liều dùng cho trẻ em dưới 14 tuổi chưa được giới dược lý hiện đại nghiên cứu và đưa ra kết luận về mức độ an toàn và hiệu quả khi sử dụng thuốc cho đối tượng này.

+ Liều dùng thuốc Mipisul cho các đối tượng bị suy thận (dựa vào độ thanh thải creatinin):

  • Độ thanh thải creatinin dưới 10 ml/ phút: Dùng liều bằng 1/3 so với liều dùng bình thường
  • Độ thanh thải creatinin 10 – 30 ml/ phút: Dùng liều bằng 1/2 so với liều bình thường
  • Độ thanh thải creatinin 30 – 60 ml/ phút: Dùng liều bằng 2/3 so với liều bình thường

Tuy nhiên, đây chỉ là liều dùng áp dụng cho các đối tượng bị suy thận ở mức độ nhẹ và trung bình. Đối với các trường hợp suy thận nặng không được khuyến cáo sử dụng thuốc Mipisul để điều trị.

Liều dùng thuốc Mipisul cho người lớn và trẻ em
Liều dùng thuốc Mipisul cho người lớn và trẻ em

6. Bảo quản thuốc

Thuốc được bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát, không cất trữ thuốc trong phòng tắm. Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay để gần ngọn lửa. Thuốc cần được cát trữ ở vị trí cách xa tầm tay của trẻ nhỏ hoặc thú nuôi.

Người bệnh không được sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng (hạn sử dụng được in trên bao bì sản phẩm) hoặc thuốc có dấu hiệu hư hỏng. Đối với những loại thuốc không sử dụng, bạn đọc nên tham khảo ý kiến từ nhân viên y tế để có cách xử lý đúng cách. Không tự ý vứt bỏ thuốc vào cống rãnh hay bồn cầu.

II. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Mipisul

1. Thận trọng khi sử dụng

Ngoài việc sử dụng thuốc đúng bệnh lý, đúng liều lượng, bạn đọc cũng cần phải chú ý đến một số vấn đề để kiểm soát các biến chứng xấu xảy ra:

  • Tuyệt đối không sử dụng rượu hoặc đồ uống có cồn khi sử dụng thuốc Mipisul. Rượu có thể làm gia tăng sự ảnh hưởng của tác dụng phụ.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho các đối tượng bị động kinh. Thuốc Mipisul có thể làm gia tăng khả năng ngưỡng co giật bị hạ thấp.
  • Qúa trình sử dụng thuốc bị sốt cao không rõ nguyên do, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc để loại trừ chứng an thần kinh ác tính gây hại đến sức khỏe.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho người cao tuổi. Bởi khi sử dụng thuốc cho người cao tuổi dễ xuất hiện các tác dụng phụ không mong muốn đặc biệt là chứng hạ huyết áp, buồn ngủ, chóng mặt.
  • Phụ nữ đang trong quá trình cho con bú cần cân nhắc giữa việc cho con bú và dùng thuốc Mipisul. Thuốc có thể gây hại đến sức khỏe của con trẻ trong qua việc cho bú.
  • Phụ nữ mang thai hoặc có dấu hiệu mang thai được khuyến cáo không được sử dụng. Thuốc có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi qua nhau thai. Thuốc Mipisul chỉ được khuyến cáo sử dụng sau 16 tuần đầu tiên.
  • Việc dùng thuốc có thể gây buồn ngủ, mất thăng bằng hoặc chóng mặt, hoa mắt. Do đó, cần thận trọng hơn trong việc vận hành máy móc hoặc điều khiển các phương tiện giao thông.

2. Tác dụng phụ của thuốc

Điều trị bệnh bằng phương pháp sử dụng thuốc luôn làm cho đa số bệnh nhân lo lắng khi đối diện với các tác dụng phụ không mong muốn. Nhưng không hẳn bệnh nhân sử dụng thuốc đều bị mắc phải, còn tùy thuộc vào cơ địa của từng đối tượng. Những triệu chứng thông thường có thể tự tiêu biến hoặc được điều trị để mất dần. Tuy nhiên, người bệnh không được quá chủ quan với sức khỏe của chính mình. Hãy tìm gặp bác sĩ khi bạn mắc phải một trong các trường hợp dưới đây để được tư vấn và cho lời khuyên ngăn chặn kịp thời:

  • Buồn ngủ
  • Mất ngủ
  • Hạ huyết áp thế đứng
  • Tim loạn nhịp
  • Vàng da
  • Nhảy cảm với ánh sáng
  • Chứng loạn vận động
  • Rối loạn kinh nguyệt, nghiêm trọng hơn có thể gây ra vô sinh
  • Mắc phải hội chứng Parkinson

3. Tương tác thuốc

Thận trọng khi sử dụng đồng thời thuốc Mipisul cùng với một số loại thuốc khác. Những loại thuốc ấy không được bác sĩ sử dụng để kết hợp điều trị có thể gây phản tác dụng thuốc Mipisul hoặc làm gia tăng sử ảnh hưởng của các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người bệnh cần kê khai đầy đủ các loại thuốc đang sử dụng kể cả thuốc kể đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, thảo dược hoặc các loại vitamin, đặc biệt là các loại thuốc sau:

  • Sycralfat
  • Lithi
  • Levodopa
  • Thuốc kháng cholinergic
  • Thuốc hạ huyết áp
  • Thuốc kháng acid có chứa nhôm – magnesi hydroxyd
  • Thuốc ức chế thần kinh trung ương
Thận trọng khi sử dụng đồng thời thuốc Mipisul cùng với các loại thuốc đặc hiệu khác
Thận trọng khi sử dụng đồng thời thuốc Mipisul cùng với các loại thuốc đặc hiệu khác

4. Trên thị trường hiện nay, thuốc Mipisul được bán với giá bao nhiêu?

Thuốc Mipisul là sản phẩm thuộc công ty KMS Pharm Co., Ltd Hàn Quốc được sản xuất và phân phố khá nhiều trên các thị trường hiện nay. Bạn đọc có thể tìm mua tại các cửa hàng thuốc tây hoặc các cơ sở khám chữa bệnh với giá tham khảo là 350.000 đồng/ hộp x 10 vỉ x 10 viên. Đây chỉ là mức giá tham khảo, không phải mức giá niên yết của nhà sản xuất. Mức giá có thể lên hoặc xuống tùy thuộc vào chính sách của phòng khám.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết và thuốc Mipisul cũng như một số lưu ý khi sử dụng thuốc này. Tuy nhiên, thông tin bài viết chỉ có giá trị tham khảo, không hẳn là lời khuyên cũng như phương pháp điều trị của bác sĩ. Do đó, bạn đọc không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Tin bài nên đọc

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.