Thuốc Mezapid có tác dụng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Mezapid là thuốc được dùng để điều trị bệnh loét dạ dày và những tổn thương niêm mạc dạ dày ở bệnh nhân viêm dạ dày cấp tính và mạn tính.

mezapid 100mg
Thuốc Mezapid được chỉ định để điều trị các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày

Trung tâm Thuốc dân tộc là địa chỉ khám chữa bệnh nổi tiếng nhất hiện nay trong lĩnh vực YHCT. Trung tâm đã cứu giúp hàng ngàn người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh, đau đớn do bệnh dạ dày. Trong đó bao gồm cả nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Trần Nhượng, NS Chiến Thắng, NS Thu Hà…
  • Tên hoạt chất: Rebamipide
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim

Thông tin cần biết về thuốc Mezapid

Thuốc Mezapid được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây, Việt Nam. Số đăng ký của thuốc là VD – 261 49 – 17, giá bán dao động từ 2.500 đồng một viên. Tuy nhiên giá bán có thể chênh lệch tại một số địa điểm phân phối khác nhau.

1. Thành phần

Mezapid được cấu tạo từ hoạt chất Rebamipide và một số tá dược vừa đủ cho một viên thuốc.

Rebamipide là một dẫn xuất axit amin của quinolinone và được sử dụng để bảo vệ niêm mạc dạ dày, điều trị các tổn thương do viêm dạ dày gây ra.

2. Chỉ định

Thuốc Mezapid được chỉ định để cho các trường hợp sau:

  • Điều trị viêm loét dạ dày
  • Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị những tổn thương do bệnh viêm dạ dày gây ra
  • Điều trị các triệu chứng cấp tính của bệnh viêm dạ dày mạn tính như sưng đỏ, phù nề, xuất huyết dạ dày,…

Một số chỉ định và công dụng khác của thuốc không được đề cập trong bài viết này. Do đó, người bệnh có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin hoặc cần sử dụng thuốc với mục đích khác, vui lòng liên hệ bác sĩ hoặc nhà sản xuất.

3. Chống chỉ định

Không dùng Mezapid cho bệnh nhân quá mẫn cảm với Rebamipide hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

4. Cách dùng – Liều lượng

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Thông tin cung cấp trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo đồng thời không thể thay thế hướng dẫn, lời khuyên của nhân viên y tế.

thuốc mezapid 100 mg
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc chỉ định của bác sĩ

Cách dùng:

  • Uống thuốc trước bữa ăn 30 phút đến 1 tiếng để thuốc có tác dụng tốt nhất.
  • Nuốt cả viên thuốc với một lượng nước vừa đủ. Không nhai, cắn, bẻ hoặc nghiền nát thuốc khi uống.
  • Chỉ sử dụng nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội khi uống thuốc. Nước có gas, rượu hoặc thức uống có cồn có thể làm thay đổi tính chất của thuốc và làm giảm công dụng điều trị.
  • Không được ngừng sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ kể cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm. Ngừng thuốc đột ngột có thể làm mất hiệu quả điều trị của liệu trình.

Liều dùng:

  • Người lớn: 1 viên / lần, 3 lần / ngày
  • Không dùng thuốc này cho trẻ em

5. Cách bảo quản

Bảo quản thuốc trong bao bì của nhà sản xuất. Nhiệt độ thích hợp là 20 đến 25 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp.

Không lưu trữ thuốc ở nơi có độ ẩm cao, đặc biệt là trong phòng tắm.

Giữ thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi trong nhà.

Thuốc hết hạn hoặc không có nhu cầu sử dụng cần được xử lý theo quy định. Không bỏ thuốc vào bồn cầu, bồn rửa hoặc cống thoát nước.

Không đưa thuốc của bạn cho người khác, kể cả khi bạn biết họ có các dấu hiệu giống bạn.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Mezapid

Thuốc Mezapid có thể không phù hợp với một số đối tượng. Do đó, người bệnh và bạn đọc nên tham khảo một vài vấn đề cần lưu ý để sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.

1. Thận trọng

Một số đối tượng cần thận trọng khi sử dụng thuốc Mezapid bao gồm:

  • Người cao tuổi có thể nhạy cảm với Mezapid. Do đó, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho đối tượng này.
  • Rebamipide có thể gây buồn ngủ và run tay do đó, không lái xe hay vận hành máy móc khi uống thuốc.
  • Phụ nữ có thai không nên sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn dự định mang thai hoặc mang thai khi đang điều trị bằng Mezapid, hãy báo cho bác sĩ.
  • Phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng thuốc này. Nếu cần thiết, bạn nên ngưng cho con bú khi uống thuốc.

2. Tác dụng phụ

tác dụng phụ mezapid 100mg
Thuốc Mezapid 100 mg có thể khiến người bệnh bị đau đầu, run tay,…

Thuốc Mezapid có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Vàng da
  • Rối loạn chức năng gan
  • Suy giảm tiểu cầu, bạch cầu
  • Các phản ứng quá mẫn cảm như ngứa, phát ban,…
  • Khó tiêu, táo bón, buồn nôn
  • Run tay, chân
  • Đau đầu
  • Sốc phản vệ (tuy nhiên điều này rất hiếm khi xảy ra)

Đây không phải là danh sách tất cả tác dụng phụ của Mezapid. Do đó, người bệnh cần chủ động thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn gặp tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc.

3. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi hoạt động của thuốc và gia tăng nguy cơ tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ về danh sách các loại thuốc đang sử dụng. Danh sách này bao gồm, thuốc kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng, viên uống bổ sung và vitamin.

Không dùng phối hợp thuốc Mezapid với Taurin hoặc L-glutamin. Điều này sẽ làm tăng khả năng hấp thụ Rebamipide và gây ra tình trạng quá liều.

Ngoài ra, rượu, thức uống có cồn và các chất kích thích có thể tương tác với thuốc. Do đó, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc với các loại thức uống này.

4. Cách xử lý khi quên liều hoặc quá liều

Quên liều:

  • Nếu bạn quên một liều, hãy sử dụng thuốc ngay khi bạn nhớ ra. Trong trường hợp đã gần tới giờ sử dụng liều tiếp theo, người bệnh nên bỏ qua liều đã quên và sử dụng thuốc theo đúng liệu trình.
  • Không dùng gấp đôi liều để bù vào liều đã quên.

Quá liều:

  • Sử dụng thuốc quá liều sẽ làm tăng nguy cơ tác dụng phụ và ngộ độc thuốc. Do đó, người bệnh nên sử dụng thuốc theo liều lượng quy định.
  • Trong trường hợp ai đó vô tình sử dụng thuốc quá liều, hãy gọi cho cấp cứu ngay. Khi đến bệnh viện, hãy mang theo toa thuốc, vỏ, hộp hoặc nhãn hiệu thuốc mà người bệnh đã sử dụng.

Click xem thêm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.