Thuốc Lorastad: Công dụng, cách sử dụng và liều lượng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc kháng histamin Lorastad được sử dụng để làm giảm những triệu chứng do dị ứng gây nên. Dưới đây là những thông tin cần biết về loại thuốc này. 

Lorastad
Thuốc Lorastad là một loại thuốc kháng histamin
  • Tên hoạt chất: Desloratadine
  • Tên biệt dược: Lorastad D®
  • Phân nhóm: thuốc kháng histamin và kháng dị ứng

I. Thông tin về thuốc

1. Thành phần

Lorastad có thành phần chính là Desloratadine và các tá dược vừa đủ tùy thuộc vào dạng bào chế.

2. Tác dụng

Lorastad là thuốc kháng histamine được sử dụng để làm giảm các triệu chứng dị ứng như chảy nước mắt, chảy nước mũi, ngứa mắt/mũi, hắt hơi, nổi mề đay và ngứa. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn một chất hóa học tự nhiên (histamin) mà cơ thể bạn tạo ra trong quá trình phản ứng dị ứng.

3. Dạng bào chế

  • Lorastad viên nén bao phim
  • Lorastad viên nén dạng tan rã
  • Lorastad dạng uống

4. Chống chỉ định

Lorastad không được chỉ định cho trẻ dưới 2 tuổi mà không có lời khuyên của bác sĩ. Những người quá mẫn với thành phần desloratadine hay tá dược trong thuốc cũng không nên sử dụng.

Viên nén tan rã Lorastad có thể chứa phenylalanine, những người bị bệnh phenylketon niệu nên nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc này.

Những người bị bệnh gan, thận, phụ nữ đang có thai hoặc dự định có thai trong khi điều trị, phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng thuốc này mà không nói với bác sĩ.

5. Cách sử dụng

Dùng thuốc Lorastad theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không dùng với liều lượng lớn hơn hay nhỏ hơn, lâu hơn so với khuyến cáo, hướng dẫn trên nhãn thuốc.

Đồng thời, nên lưu ý sử dụng với từng dạng bào chế:

  • Với viên nén, không được nghiền nát, nhai hay phá vỡ mà hãy nuốt cả viên.
  • Với dạng chất lỏng uống, hãy đo bằng thìa hoặc cốc có liều lượng đặc biệt. Không phải là dạng muỗng ăn thông thường.
  • Với viên thuốc dạng tan rã, hãy đặt thuốc lên lưỡi để nó từ từ tan rã. Không nên nuốt cả viên thuốc, vài lần lần khi viên thuốc tan.

6. Liều lượng

+ Liều người lớn để điều trị viêm mũi dị ứng, mề đay

  • Liều ban đầu: 5 mg uống mỗi ngày một lần
  • Liều duy trì: 5 mg uống mỗi ngày một lần

+ Liều trẻ em để điều trị viêm mũi dị ứng, mề đay

  • Trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng: 1 mg uống mỗi ngày một lần
  • Trẻ từ 1 tuổi đến dưới 6 tuổi: 1,25 mg uống mỗi ngày một lần
  • Trẻ từ 6 tuổi đến dưới 11 tuổi: 2,5 mg uống mỗi ngày một lần
  • Trẻ từ 12 tuổi: 5 mg uống mỗi ngày một lần

+ Liều cho người bệnh thận

  • Liều ban đầu: 5 mg uống mỗi ngày một lần
  • Liều duy trì: 5 mg uống mỗi ngày

+ Liều cho người bệnh gan

  • Liều ban đầu: 5 mg uống mỗi ngày một lần
  • Liều duy trì: 5 mg uống mỗi ngày
cách sử dụng Lorastad
Lưu ý sử dụng thuốc Lorastad theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ hoặc hướng dẫn trên nhãn thuốc

7. Bảo quản

Giữ thuốc Lorastad trong hộp đựng đóng chặt, tránh xa tầm tay trẻ em. Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh xa nhiệt độ cao, ẩm.  

II. Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc

1. Khuyến cáo khi dùng

  • Lorastad thường không gây buồn ngủ khi sử dụng ở liều khuyến cáo. Tuy nhiên, nếu bạn lái xe, vận hành máy móc hoặc thực hiện hoạt động đòi hỏi sự tỉnh táo thì hãy cân nhắc sử dụng thuốc.
  • Hãy thông báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc kê đơn, không kê đơn, thảo dược hay vitamin mà bạn đang sử dụng.
  • Những người bị tiểu đường, phenylketon niệu (PKU) hoặc bất kỳ bệnh lý nào đòi hỏi phải kiêng đường, aspartame thì hãy hỏi bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Vì trong viên nén tan rã, thuốc uống có thể chứa đường và aspartame.
  • Nên nói với bác sĩ về tiền sử bệnh, đặc biệt là bệnh gan, thận.
  • Chỉ sử dụng Lorastad khi cần thiết trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước vì thành phần của Lorastad có thể đi vào trong sữa mẹ.
  • Trong trường hợp sử dụng quá liều, nếu xuất hiện phản ứng nghiêm trọng thì hãy thông báo ngay với cơ sở y tế gần nhất.
  • Trong trường hợp quên một liều hãy uống ngay lập tức. Nếu đã gần đến thời gian của liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên, không uống hai liều cùng lúc.
  • Không tự ý điều chỉnh liều lượng.

2. Tác dụng phụ của thuốc

Lorastad có thể gây ra tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn như:

  • Đau đầu
  • Đau dạ dày
  • Chóng mặt
  • Viêm họng
  • Khô miệng
  • Đau cơ
  • Mệt mỏi

Tác dụng phụ nghiêm trọng hơn có thể bao gồm:

  • Nhịp tim đập nhanh hoặc không đều
  • Sốt, triệu chứng cúm
  • Co giật
  • Vàng da

Đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ có thể xảy ra. Hãy thông báo với bác sĩ để nhận can thiệp y tế kịp thời nếu nhận thấy bất cứ triệu chứng nào dù ít nghiêm trọng hay nghiêm trọng.  

3. Tương tác thuốc

Có một số loại thuốc được biết là tương tác với desloratadine trong Lorastad, bao gồm:

  • Candida albicans extract
  • Erythromycin
  • Erythromycin/sulfisoxazole
  • Histamine phosphate
  • Histoplasmin
  • Hyaluronidase
  • Hyaluronidase/immune globulin
  • Hyaluronidase / rituximab
  • Ketoconazole
  • Sodium iodide-i-131
  • Tuberculin purified protein derivative

Vì vậy, không nên bắt đầu thuốc mới mà không thông báo với bác sĩ. Nên nói cho bác sĩ biết những thuốc hay thảo dược mà bạn đang sử dụng để tránh tương tác thuốc.

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc về Lorastad, hãy hỏi thêm ý kiến bác sĩ. Không nên sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm

Lác đồng tiền ở trẻ em: Hình ảnh nhận biết và cách trị

Lác đồng tiền ở trẻ em là một dạng viêm da xảy ra phổ biến ở những trẻ có độ...

Chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh – mẹ chớ xem thường!

Chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh còn được gọi là bệnh lác sữa, viêm da cơ địa. Đây là...

Dị ứng sưng phù mặt và cách điều trị

Bị Dị Ứng Sưng Phù Mặt: Cách Khắc Phục Hiệu Quả An Toàn

Bị dị ứng sưng phù mặt có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Để khắc phục tình trạng...

Cách dùng dầu dừa chữa bệnh á sừng tại nhà

Chữa bệnh á sừng bằng dầu dừa là một trong những mẹo vặt của dân gian. Cách làm này mang...

Maxxhair có tốt không? Thành phần, công dụng, giá bán

Maxxhair là viên uống được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên lành tính nhằm hỗ trợ tăng cường...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.