Thuốc Imodium là thuốc gì?

Imodium là thuốc điều trị bệnh tiêu chảy có chứa hoạt chất Loperramid nhằm giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động một cách bình thường. Bên cạnh đó, nó còn cho phép cơ thể bắt đầu hấp thụ chất lỏng và muối chậm lại, khắc phục được tình trạng tiêu chảy.

Các sản phẩm Imodium
Các sản phẩm Imodium

  • Tên biệt dược: Imodium.
  • Tên hoạt chất: Loperramid.
  • Phân nhóm: Thuốc tiêu chảy.
  • Dạng bào chế: Viên nén và dung dịch lỏng.

Thông tin chung về thuốc Imodium

Dưới đây là một số thông tin về thuốc Immodium người bệnh cần nắm bắt:

1/ Công dụng của thuốc

Thuốc Imodium được sử dụng để kiểm soát và giảm các triệu chứng liên quan đến bệnh tiêu chảy cấp tính hoặc mãn tính liên quan đến bệnh viêm ruột. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để làm giảm lượng dịch tiết ra ở những bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ hồi tràng.

2/ Các sản phẩm Imodium

Imodium  bao gồm một số chế phẩm khác nhau. Mỗi loại có công dụng và hình thức sử dụng riêng, phù hợp cho nhu cầu khác nhau của từng đối tượng.

IMODIUM A – D Softgel: Imodium AD Softgel có tác dụng làm giảm các triệu chứng tiêu chảy một cách nhanh chóng, giúp hệ tiêu hóa của bạn được hồi phục sau khi sử dụng thuốc.

Thành phần trong mỗi viên nang chứa:

  • Hoạt chất: Loperamid HCL 2 mg có tác dụng chống tiêu chảy.
  • Thành phần không hoạt động: Hydroxyanisole butylated, gelatin, glycerin, gryceryl caprylate, nước tinh khiết và một số thành phần khác.
Thuốc Imodium AD Softgel
Thuốc Imodium AD Softgel

Cách sử dụng Imodium AD Softgel:

  • Thuốc được sử dụng để uống trực tiếp bằng đường miệng, trong quá trình sử dụng thuốc nên cung cấp thật nhiều nước để tránh mất nước do tiêu chảy.
  • Thuốc được dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi với liều lượng sau: lần đầu tiên uống 2 viên sau khi đi phân lỏng, tiếp theo đó nếu vẫn còn triệu chứng thì sau mỗi lần sẽ uống thêm 1 viên.
  • Không sử dụng quá 4 viên trong vòng 24 giờ.

IMODIUM A-D Oral Solution: IMODIUM A-D Oral Solution có dạng dung dịch uống có tác dụng chống lại các triệu chứng của tiêu chảy một cách nhanh chóng, giúp bạn phòng tránh được những trường hợp bị tiêu chảy khẩn cấp.

Thành phần của IMODIUM A-D Oral Solution:

  • Hoạt chất: Mỗi chai IMODIUM A-D Oral Solution 7,5 ml chứa Loperamide HCl 1mg.
  • Thành phần không hoạt động: axit citric, màu caramel, hương liệu, glycerin, cellulose vi tinh thể, propylene glycol, nước tinh khiết, nhũ tương simethicon, natri benzoate, sucralose, titan dioxide, kẹo cao su xanthan và một số thành phần khác.
Thuốc IMODIUM A-D Oral Solution
Thuốc IMODIUM A-D Oral Solution

Cách sử dụng IMODIUM A-D Oral Solution:

  • Để sử dụng sản phẩm này bạn phải lắc đều trước khi uống, sử dụng cốc định lượng kèm theo bên trong hộp thuốc để đo lượng thuốc cho mỗi lần sử dụng.
  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 30 ml sau khi bị tiêu chảy lần đầu tiên, mỗi lần tiếp theo uống tiếp 15ml nhưng không uống quá 60 ml trong vòng 24 giờ.
  • Trẻ em từ 9 đến 11 tuổi: sau khi đi phân lỏng đầu tiên uống 15 ml và mỗi lần đi tiếp theo sẽ uống thêm 7,5 ml, tuy nhiên không uống quá 45 ml trong vòng 24 giờ.
  • Trẻ em từ 6 – 8 tuổi: uống 15 ml sau khi đi phân lỏng lần đầu tiên, uống 7,5 ml cho những lần tiếp theo nhưng không được uống quá 30 ml trong vòng 24 giờ.

IMODIUM A-D Caplets: IMODIUM A-D Caplets có dạng viên nén có tác dụng làm giảm và kiểm soát các triệu chứng tiêu chảy một cách nhanh chóng.

Thành phần IMODIUM A-D Caplets:

  • Hoạt chất: mỗi viên thuốc IMODIUM A-D Caplets chứa 2m g Loperamid HCl.
  • Thành phần không hoạt động: lactose khan, sáp carnauba, hypromelloza, magiee stearate cellulose vi tinh thể, polyethylen glycol, gelatin.
Thuốc IMODIUM A-D Caplets
Thuốc IMODIUM A-D Caplets

Cách sử dụng:

  • Thuốc được dùng để uống nguyên viên, không nhai nhỏ hoặc nghiền nát để uống.
  • Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: lần đầu tiên uống 2 viên sau khi bị tiêu chảy, những lần đi phân lỏng tiếp theo uống tiếp 1 viên nhưng không sử dụng quá 4 viên trong vòng 24 giờ.
  • Trẻ em từ 9 – 11 tuổi: uống 1 viên cho lần đi phân lỏng đầu liên, sau mỗi lần đi phân lỏng tiếp theo sẽ uống thêm 1/ 2 viên, tuy nhiên không uống quá 3 viên trong 24 giờ.
  • Trẻ em từ 6 – 8 tuổi: liều lượng tương tự như trẻ em từ 9 -11 tuổi, nhưng không được sử dụng quá 2 viên trong vòng 24 giờ.

IMODIUM A-D Anti-Diarrheal Oral Solution: Dung dịch uống chống tiêu chảy IMODIUM A-D Anti-Diarrheal Oral Solution được sử dụng để điều trị bệnh tiêu chảy cho trẻ em từ 6 – 11 tuổi, sản phẩm đã được FDA công nhận.

Thành phần của IMODIUM A-D Oral Solution:

  • Hoạt chất: mỗi chai IMODIUM A-D Oral Solution 7,5 ml chứa  1mg Loperamid HCl 1mg.
  • Thành phần không hoạt động: axiit citric khan, hương vị, glycerin, cellulose vi tinh thể, propylene glycol, nước tinh khiết, nhũ tương simethicon, natri benzoate, sucralose, titan dioxide, kẹo cao su xanthan,…

Thuốc IMODIUM A-D Anti-Diarrheal Oral Solution sử dụng trẻ từu 6 - 11 tuổi
Thuốc IMODIUM A-D Anti-Diarrheal Oral Solution sử dụng trẻ từ 6 – 11 tuổi

Hướng dẫn cách sử dụng:

  • Thuốc MODIUM A-D Oral Solution là dung dịch dùng để uống trực tiếp bằng đường miệng, tuyệt đối không dùng thuốc để tiêm.
  • Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: lần đầu tiên sau khi đi phân lỏng uống 30 ml, những lần tiếp theo uống 15ml. Không được sử dụng quá 60 ml trong 24 giờ.
  • Trẻ em từ 9 -11 tuổi: uống 1,5 ml sau khi đi phân lỏng lần đầu tiên, những lần tiếp theo uống thêm 7,7 ml nhưng không được uống quá 45 ml trong 24 giờ.
  • Trẻ em từ 6 – 8 tuổi: dùng với liều lượng như trẻ 9 – 11 tuổi, tuy nhiên không được dùng quá 30ml trong 24 giờ.

Tham khảo thêm: Thuốc Trimebutin là thuốc gì?

IMODIUM Multi-Symptom Relief: IMODIUM Multi-Symptom Relief là sản phẩm vừa có tác dụng giảm các triệu chứng của tiêu chảy và những triệu chứng như đầy hơi, co thắt bụng nhờ sự kết hợp của  Loperamide và Simethico. Khó có loại thuốc nào có thể làm được điều đặc biệt này.

Thành phần IMODIUM Multi-Symptom Relief:

  • Hoạt chất: mỗi viên nén chứa Loperamid HCl 2 mg có tác dụng chống tiêu chảy; Simethicon 125 mg có tác dụng chống khí.
  • Thành phần không hoạt động: Acesulfame kali, natri croscarmelloza, canxi photphat dibasic, hương vị, cellulose vi tinh thể, axit stearic.
Thuốc IMODIUM Multi-Symptom Relief
Thuốc IMODIUM Multi-Symptom Relief

Cách sử dụng thuốc:

  • Thuốc được dùng để uống trực tiếp bằng đường miệng với một ly nước đầy.
  • Chỉ uống thuốc khi bụng đói: trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ.
  • Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: uống lần đầu tiên 2 viên sau khi đi phân lỏng, những lần tiếp theo uống 1 viên, không được sử dụng quá 4 viên trong 24 giờ.
  • Trẻ em từ 9 – 11 tuổi: uống với liều lượng bằng một nửa ở người lớn, không uống quá 3 viên trong 24 giờ.
  • Trẻ em từ 6 – 8 tuổi: uống với liều lượng như trẻ từ 9 -11 tuổi, tuy nhiên không uống quá 2 viên trong 24 giờ.

3/ Chống chỉ định khi sử dụng thuốc

Để đảm bảo an toàn cho người dùng khi sử dụng thuốc hãy đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để tránh những trường hợp không được dùng thuốc như:

  • Người bị dị ứng với Loperamide HCl.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi không được sử dụng thuốc.
  • Bạn đi ngoài ra phân có máu hoặc màu đen.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nếu bạn đang bị sốt, có chất nhầy trong phân hoặc có tiền sử bị bệnh gan.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên cân nhắc và tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc.
  • Những bệnh nhân bị đau bụng nhưng không bị tiêu chảy không được sử dụng thuốc.
  • Bệnh nhân viêm loét đại tràng cấp tính.
  • Bệnh nhân bị viêm ruột do vi khuẩn gây ra.

4/ Cách bảo quản thuốc

Thuốc sẽ không bị hư hỏng nếu được bảo quản cẩn thận và đúng cách:

  • Sau khi sử dụng thuốc hãy cất lại vào hộp hoặc đóng chặt nắp đối với dung dịch uống.
  • Lưu  trữ thuốc ở nhiệt độ 20 – 25ºC là tốt nhất.
  • Để thuốc ở nơi khô ráo và thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào thuốc.
  • Đặt thuốc ở xa tầm tay trẻ em.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Imodium

Để tránh những phản ứng phụ không mong muốn, người bệnh cần nắm chắc những thông tin dưới đây:

1/ Tác dụng phụ của thuốc

Trong quá trình sử dụng thuốc Imodium bạn có thể sẽ gặp phải những tác dụng phụ sau:

  • Rối loạn hệ thần kinh: mệt mỏi, chóng mặt và buồn ngủ.
  • Rối loạn da và dưới mô da: phát ban, ngứa, nổi mề đay, phù mạch.
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch do bị dị ứng với thành phần của thuốc gây ra các triệu chứng sốc phản vệ như huyết áp thấp, khó thở, mất ý thức,…
  • Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, khô miệng, buồn nôn, khó chịu, đầy hơi, khó tiêu, táo bón,…
  • Rối loạn thận và tiết niệu gây bí tiểu.
  • Nếu bạn quá lạm dụng thuốc với liều cao có thể gây ra các vấn đề về tim mạch thậm chí gây tử vong.

Để tránh những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc hãy uống thuốc đúng liều và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Trong trường hợp bạn gặp tác dụng phụ của thuốc phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.

2/ Tương tác thuốc

Một số loại thuốc khi sử dụng chung với Imodium có thể gây tác dụng phụ hoặc làm giảm tác dụng của thuốc bao gồm:

  • Pramlintide.
  • Các loại kháng sinh: belladonna, scopolamine, benztropine.
  • Thuốc chống co thắt:  glycopyrrolate,  oxybutynin.
  • Thuốc giảm đau morphine.
  • Các loại thuốc kháng histamine như diphenhydramine.
  • Một số loại thuốc khi dùng chung có thể ảnh hưởng đến nhịp tim như: amiodarone, chlorpromazine, haloperidol , methadone, pentamidine, Procainamide, quinidine, sotalol, thioridazine, ziprasidone.

Để tránh gặp phải những tương tác thuốc không mong muốn bạn nên thông báo cho bác sĩ biết về những loại thuốc đang điều trị để được kê đơn và hướng dẫn sử dụng cho phù hợp.

3/ Giá thuốc Imodium là bao nhiêu?

Thuốc Imodium được nhập khẩu từ Mỹ hiện có bán tại một số nhà thuốc lớn trên toàn quốc với giá khoảng 400.000 – 500.000 đồng một hộp hoặc lọ dung dịch uống.

Trên đây là toàn bộ thông tin tham khảo về thuốc Imodium, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về thuốc vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn đúng tình trạng nhất.

Có thể bạn quan tâm

Các nguyên nhân gây bệnh táo bón không phải ai cũng biết

Theo các chuyên gia y tế, một chế độ ăn uống không lành mạnh cộng với việc thiếu tập luyện...

chữa xuất huyết dạ dày tại nhà

Chia sẻ cách xử lý khi bị xuất huyết dạ dày tại nhà

Một trong những kiến thức mà mọi người cần phải trang bị chính là cách xử lý khi bị xuất...

Viêm loét dạ dày nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ ăn phù hợp

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày xuất hiện vết viêm, loét do sự mất cân...

[Giải đáp] Bị đau dạ dày có nên tập yoga không ?

Đau dạ dày là tình trạng xảy ra khá phổ biến hiện nay, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống...

Ung thư đại tràng di căn nguy hiểm thế nào?

Di căn là biến chứng nguy hiểm nhất của ung thư đại tràng. Hầu hết ung thư di căn đều...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *