Cách dùng thuốc Hemopropin bôi trĩ
Thuốc Hemopropin được sử dụng riêng cho bệnh nhân trĩ. Thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc hậu môn và trực tràng nhằm làm giảm triệu chứng sưng nóng, đau rát trong quá trình đại tiện.
- Tên thuốc: Hemopropin
- Dạng bào chế: Thuốc mỡ bôi ngoài
- Phân nhóm: Thuốc bôi trị bệnh trĩ
Những thông tin cần biết về thuốc mỡ Hemopropin
1. Thành phần
Thuốc bôi Hemopropin có chứa các thành phần sau:
- Mỡ
- Keo ong
- Alcohol
- Lanolin Cera
- Nước
- Anthemis Nobilis
2. Chỉ định
Thuốc Hemopropin được sử dụng để bảo vệ niêm mạc trực tràng và hậu môn bị tổn thương, nhằm làm giảm triệu chứng đau rát khi đại tiện ở người mắc bệnh trĩ.
3. Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc bôi Hemopropin cho những người quá mẫn và nhạy cảm với các thành phần trong thuốc.
Ngoài ra, những bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng hậu môn (chảy mủ, chảy dịch vàng,…) nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
4. Dạng bào chế – quy cách
- Dạng bào chế: Thuốc mỡ
- Quy cách: 20g
5. Cách sử dụng – liều dùng
Sử dụng thuốc trực tiếp lên búi trĩ sưng đau. Tuy nhiên trước khi dùng thuốc, cần vệ sinh hậu môn với nước muối ấm. Đồng thời cần làm sạch tay với xà phòng để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.
Dùng một lượng thuốc mỡ tương ứng với kích thước búi trĩ, thoa nhẹ nhàng để thuốc thẩm thấu vào mao mạch.
Nếu bị trĩ nội, vùng tổn thương sâu trong trực tràng, bạn nên sử dụng ống bôi trơn để đưa thuốc vào bên trong. Tuy nhiên cần vệ sinh dụng cụ hỗ trợ trước và sau khi sử dụng.
Liều dùng:
- Dùng 2 lần/ ngày (sáng và tối)
- Khi triệu chứng thuyên giảm, chỉ nên dùng 1 lần/ ngày (tối)
Thuốc có thể dùng cho cả trẻ em và người cao tuổi. Tuy nhiên bạn nên thực hiện thoa thuốc cho trẻ để tránh tình trạng trẻ dùng thuốc sai cách hoặc quá liều lượng.
Tham khảo thêm: Thuốc Sitar giá bao nhiêu? Tác dụng và liều dùng cụ thể
6. Bảo quản
Vặn chặt nắp thuốc mỡ Hemopropin sau khi sử dụng. Đặt thuốc ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng, côn trùng và nơi ẩm thấp.
Nếu nhận thấy thuốc bị côn trùng cắn, biến chất hoặc có màu sắc thay đổi, bạn không nên tiếp tục sử dụng. Dùng thuốc ở những trạng thái này có thể khiến hậu môn bị nhiễm trùng.
7. Giá thành
Thuốc Hemopropin 20g được bán với giá dao động từ 300 – 310.000 đồng/ tuýp. Giá bán thực tế có thể chênh lệch so với giá được cung cấp trong bài viết.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc bôi Hemopropin
1. Thận trọng
Nếu đang có thai hoặc cho con bú, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Thận trọng khi dùng trong trường hợp hậu môn bị nhiễm trùng hoặc chảy máu nghiêm trọng. Không sử dụng thuốc quá hạn hoặc có dấu hiệu hư hại.
Hemopropin chỉ có tác dụng bảo vệ niêm mạc và giảm đau rát khi đại tiện. Thuốc không tác động đến độ bền của mạch máu, vì vậy cần điều trị kết hợp với các loại thuốc đặc hiệu. Nếu có các dấu hiệu quá mẫn, cần ngưng sử dụng và gọi cho bác sĩ trong trường hợp cần thiết.
2. Tác dụng phụ
Thuốc mỡ Hemopropin chứa các thành phần làm dịu và bảo vệ niêm mạc trực tràng nên ít khi phát sinh tác dụng phụ.
Tác dụng phụ thường gặp nhất là phản ứng dị ứng – xảy ra khi cơ thể quá mẫn với các thành phần trong thuốc. Trong trường hợp này, cần ngưng sử dụng và thay thế bằng loại thuốc khác.
Có thể bạn quan tâm
- Mypara ER là thuốc gì?
- Thuốc Kimose là thuốc gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!