Mypara ER là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Mypara ER có chứa hoạt chất paracetamol. Thuốc có tác dụng hạ sốt và giảm đau cho cơn đau có mức độ nhẹ đến trung bình. Bạn đọc nên tham khảo các thông tin trong bài viết để sử dụng thuốc đúng cách và hạn chế được những rủi ro phát sinh.

thuốc Mypara ER
Mypara ER có tác dụng giảm đau và hạ sốt

  • Tên thuốc: Mypara ER
  • Thành phần: Paracetamol
  • Phân nhóm: thuốc giảm đau, hạ sốt (không gây nghiện)

Những thông tin cần biết về thuốc Mypara ER

Thuốc Mypara ER được  bán với giá khoảng 1.000 đồng/viên. Giá thành có chênh lệch tùy thuộc vào đại lý bán lẻ.

1. Tác dụng

Thuốc Mypara ER có tác dụng hạ sốt, giảm đau do mọc răng, cảm cúm, đau nửa đầu, đau tai,… Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng đối với cơn đau từ nhẹ đến vừa.

2. Chống chỉ định

Mypara ER chống chỉ định cho các trường hợp sau:

chống chỉ định thuốc Mypara ER
Thuốc Mypara ER chống chỉ định với bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu
  • Người mẫn cảm với paracetamol
  • Bệnh nhân thiếu máu nhiều lần
  • Tiền sử bệnh tim, phổi, thận và gan
  • Bệnh nhân thiếu hụt G6PQ
  • Người có tiền sử nghiện rượu

Bạn nên báo với bác sĩ tiền sử dị ứng và tình trạng sức khỏe hiện tại để cân nhắc việc sử dụng thuốc Mypara ER.

3. Cách dùng – liều lượng

Thuốc được bào chế ở dạng viên nén và dùng trực tiếp với nước lọc. Nên nuốt trọn viên thuốc khi uống, không bẻ hay nghiền thuốc nếu không chỉ định từ bác sĩ. Thức ăn và nước ép có thể tương tác và làm thay đổi hoạt động của thuốc. Do đó, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu có ý định dùng thuốc trong bữa ăn.

Liều dùng:

  • Người lớn: dùng 500 – 1000mg/lần, mỗi liều cách nhau 4 – 6 giờ. Không dùng quá 4000mg/ngày.
  • Trẻ em: trẻ từ 6 – 12 tuổi dùng 250 – 500mg/lần, mỗi liều cách nhau 4 – 6 giờ. Không dùng quá 4000mg/ngày. Trẻ trê 12 tuổi dùng liều lượng như người lớn.

Bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng trong các trường hợp khác nhau. Do đó, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được chỉ định liều lượng và tần suất thích hợp.

4. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp, nơi có nhiều độ ẩm và để xa tầm với của trẻ, thú nuôi.

Không tiếp tục sử dụng khi thuốc hết hạn hoặc có dấu hiệu hư hại, biến chất, đổi màu. Sử dụng thuốc trong các tình trạng nói trên có thể khiến các tác dụng không mong muốn phát sinh.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Mypara ER

1. Thận trọng

Nên thận trọng khi dùng thuốc Mypara ER cho phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú. Chưa có nghiên cứu cho thấy thuốc an toàn đối với các đối tượng này, do đó bạn nên trao đổi với bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi điều trị bằng Mypara ER.

Thận trọng khi dùng Mypara ER
Thận trọng khi dùng Mypara ER cho phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú

Rượu bia, đồ uống có cồn có thể làm tăng độc tính của paracetamol đối với gan. Do đó, bạn không sử dụng các đồ uống nói trên trong thời gian dùng thuốc.

Trong trường hợp sốt quá cao (trên 39,5 độ C) bạn không nên tự ý dùng thuốc. Nên đến bệnh viện để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời bởi vì sốt quá cao có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm.

2. Tác dụng phụ

Mypara ER có thể gây ra các tác dụng không mong muốn trong thời gian dùng thuốc.

Phản ứng dị ứng:

Tác dụng phụ:

  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Giảm bạch cầu trung tính
  • Giảm bạch cầu
  • Giảm toàn thể huyết cầu
  • Thiếu máu
  • Bệnh thận

Danh sách này chưa bao gồm các triệu chứng bạn có thể gặp phải trong thời gian dùng thuốc. Bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ không được đề cập trong bài viết này. Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện lạ, bạn nên báo với bác sĩ để được khắc phục kịp thời.

3. Tương tác thuốc

Thuốc Mypara ER có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác nhau. Tương tác thuốc khiến hoạt động của thuốc thay đổi và giảm hiệu suất hoạt động. Trong trường hợp mức độ tương tác nặng nề, các phản ứng phức tạp có thể xuất hiện và đe dọa đến sức khỏe của người sử dụng.

Tương tác thuốc Mypara ER
Tương tác thuốc khiến tác dụng điều trị của Thận trọng khi dùng Mypara ER suy giảm

Do đó bạn nên báo với bác sĩ những loại thuốc mình đang sử dụng. Trong trường hợp có tương tác, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng, tần suất để hạn chế tình trạng này.

Một số thuốc có thể tương tác với Mypara ER:

  • Coumarin
  • Phenothiazin
  • Thuốc chống co giật
  • Isoniazid
  • Aspirin
  • Codein
  • Caffeine
  • Naproxen

Danh sách này chưa bao gồm tất cả loại thuốc có khả năng tương tác với Mypara ER. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu về tương tác của Mypara ER, bạn nên liên hệ với bác sĩ để nhận được những tư vấn chuyên môn.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu/quá liều

Nếu bạn dùng thiếu một liều, bạn sẽ không gặp phải triệu chứng nguy hiểm nào. Tuy nhiên, điều này có thể khiến tác dụng của thuốc suy giảm hoặc mất tác dụng hoàn toàn. Do đó, bạn nên uống thuốc đều đặn trong thời gian điều trị để đạt được kết quả tốt nhất.

Nếu lỡ quên một liều, bạn nên uống ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu sắp đến liều dùng tiếp theo bạn nên bỏ qua và dùng liều sau theo đúng chỉ định, không dùng quá liều lượng khuyến cáo để bù liều.

Dùng dư liều thuốc Mypara ER có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. Nếu bạn nhận thấy mình dùng quá liều, hãy báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời. Trường hợp quá liều nghiêm trọng có thể gây tổn thương lên thận và gan.

5. Nên ngưng thuốc khi nào?

Bạn nên ngưng dùng thuốc Mypara ER trong các trường hợp sau:

  • Sốt liên tục 3 ngày không thuyên giảm
  • Cơn đau không giảm sau 3 – 5 ngày sử dụng
  • Phản ứng quá mẫn
  • Khi bác sĩ yêu cầu ngưng thuốc

Mặc dù là loại thuốc quen thuộc và được sử dụng rộng rãi nhưng không hẳn ai cũng hiểu rõ tác dụng và liều lượng của thuốc Mypara ER. Trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào, bạn đều phải gặp trực tiếp bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, định hướng điều trị cho bất cứ trường hợp nào.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *