Thuốc Kimose là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bạn đã bao giờ thử tìm hiểu kĩ về thuốc Kimose bao giờ chưa? Đây là thuốc khá thông dụng nhưng những thông tin cơ bản về nó là điều mà không phải ai cũng nắm rõ. 

Thuốc Kimose
Trước khi sử dụng thuốc Kimose hãy tìm hiểu thật kĩ thông tin về nó
  • Hoạt chất chính: Bromelain
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim
  • Phân nhóm: thuốc chống viêm, điều trị bệnh xương khớp, thuốc giảm đau, hạ sốt… 

Một vài điều nên biết về thuốc Kimose

Để hiểu rõ hơn về loại thuốc này, bạn hãy đọc thật kĩ những thông tin dưới đây trước khi sử dụng.

Thành phần của thuốc

Thuốc có hai thành phần chính là Bromelain và Trypsin, ngoài ra thuốc còn được cấu tạo do nhiều tá dược khác.

Tác dụng của thuốc

Thuốc Kimose chuyên dùng để điều trị tình trạng viêm xảy ra ở khớp xương, do gãy xương, bong gân. Ngoài ra còn dùng khi bị viêm trực trang, cắt búi trĩ… Thuốc có thể được chỉ định trong nhiều trường hợp khác khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Chống chỉ định

  • Không dùng thuốc cho bệnh nhân bị mẫn cảm với thuốc.
  • Không dùng trong trường hợp bị rối loạn đông máu, suy giảm chức năng gan, thận.
  • Không dùng đối với trường hợp người đang mang thai và cho con bú.

Cách sử dụng thuốc và liều dùng

Thuốc được sử dụng bằng cách uống cùng 1 ít nước. Thông thường uống mỗi lần 2 viên và duy trì 4 lần mỗi ngày. Sau khi bệnh giảm thì chỉ cần dùng 1 viên mỗi lần.

Liều lượng của thuốc cũng có thể thay đổi tùy theo chỉ định của bác sĩ đối với từng bệnh nhân.

Bảo quản thuốc

Người bệnh nên để thuốc trong hộp và bảo quản ở nhiệt độ phòng. Thông thường nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng mặt trời. Chú ý nhớ để thuốc ở nơi trẻ không với tới để phòng trường hợp trẻ không may nuốt phải.
Trước khi sử dụng cũng nên đọc kĩ những thông tin được in để đảm bảo thuốc đang dùng có chất lượng tốt và còn đang trong hạn sử dụng.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Kimose mà bạn nên biết

Để hạn chế nguy cơ gặp phải khi sử dụng thuốc Kimose, người bệnh cũng cần tìm hiểu thêm những thông tin sau:

Khuyến cáo khi dùng

  • Thận trọng khi bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc. Tốt nhất là nên thông báo với bác sĩ nếu bạn có tiền sử dị ứng thuốc.
  • Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe cũng nên thông báo với bác sĩ.
  • Thông báo đầy đủ khi đang trong quá trình sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Thậm chí đó là thuốc không kê toa, thuốc đông y, thực phẩm chức năng hay thảo dược.

Tác dụng phụ của thuốc

Trong quá trình dùng thuốc có nhiều bệnh nhân gặp phải các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, chán ăn… Thậm chí có thể gây phát ban, đỏ da… Lúc này tuyệt đối không được chủ quan mà phải liên hệ với bác sĩ để biết mình nên làm gì để hạn chế tình trạng này. Tác dụng phụ có thể dẫn đến nhiều tình huống nguy hiểm mà chúng ta không thể lường trước được.

Tương tác thuốc

Việc dùng chung với một số loại thuốc có thể làm thay đổi hoạt động của thuốc Kimose cũng như loại thuốc dùng kèm. Vì vậy trước khi dùng nên tìm hiểu xem các loại thuốc có tương tác và gây ra những phản ứng xấu hay không. Thông thường không nên dùng với thuốc kháng đông.

Cách tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết rõ về điều này. Cụ thể, nên thông báo đầy đủ nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào, bao gồm thuốc không kê toa, thuốc đông y, thực phẩm chức năng.

Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?

Khi gặp tác dụng phụ thì nên ngưng dùng thuốc vì việc dùng có thể làm cho tình trạng bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu. Thuốc cũng được ngưng dùng khi bác sĩ chỉ định để dùng sang loại thuốc khác. Ngoài ra, người dùng cũng nên cân nhắc việc có nên tiếp tục hay không khi dùng vài ngày mà bệnh không có chuyển biến.

Có lẽ những thông tin vừa được giới thiệu đã giúp bạn hiểu hơn về thuốc Kimose. Bạn nên sử dụng thuốc theo đúng như chỉ định về liều lượng. Nếu trong quá trình dùng thuốc còn bất cứ thắc mắc nào thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tìm hiểu cặn kẽ hơn.

Tin bài nên đọc

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.