Thuốc Gumas là thuốc gì?

Thuốc Gumas là thuốc trị bệnh đường tiêu hóa, được bào chế ở dạng hỗn dịch. Thuốc Gumas có tác dụng điều trị các triệu chứng và bệnh lý như đầy hơi, ợ nóng, viêm và loét dạ dày,… Bài viết này cung cấp một số thông tin hữu ích về thuốc Gumas như: cách dùng, liều dùng và những lưu ý khi dùng.

Thuốc Gumas là hỗn dịch điều trị các bệnh về dạ dày, tá tràng và thực quản.
Thuốc Gumas là hỗn dịch điều trị các bệnh về dạ dày, tá tràng và thực quản.

  • Tên biệt dược: Gumas;
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa;
  • Dạng bào chế: Hỗn dịch.

Những thông tin cần biết về thuốc Gumas

1. Thành phần

Thuốc Gumas có các thành phần hóa dược sau:

  • Gel Nhôm hydroxide: Là một loại thuốc có tính chất kháng axit. Tuy nhiên, tốc độ kháng axit của Nhôm hydroxide diễn ra khá chậm;
  • Ma-giê hydroxide: Cũng tương tự như Nhôm hydroxide, Ma-giê hydroxide là một hóa chất có khả năng kháng axit.
  • Simethicon: Đây là một loại thuốc có khả năng giảm hơi trong dịch dạ dày.

2. Chỉ định

Thuốc Gumas được chỉ định để điều trị các bệnh lý hoặc triệu chứng sau:

Do sự kết hợp của Simethicon và hai loại hóa dược kháng axit, thuốc Gumas sẽ làm giảm tình trạng khó chịu, xót, nóng rát dạ dày, đầy hơi do axit từ dịch vị tiết ra.

3. Chống chỉ định

Thuốc Gumas không thích hợp để điều trị ở các bệnh nhân sau:

  • Bệnh nhân quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Bệnh nhân bị suy thận nặng;
  • Bệnh nhân có lượng phosphat trong máu giảm;
  • Bệnh nhân nhiễm kiềm trong máu;
  • Bệnh nhân bị ma-giê trong máu tăng cao.

4. Cách dùng và liều dùng

Cách dùng

Bệnh nhân uống trực tiếp hỗn dịch thuốc, sau đó tráng miệng lại bằng một ít nước lọc hoặc nước sôi để nguội. Lưu ý, không nên uống kèm thuốc Gumas với nước có gas, có chứa cồn hoặc cafein. Các loại thức uống này sẽ làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc và khả năng hoạt động của các hóa dược có trong thuốc.

Liều dùng

Bệnh nhân uống thuốc sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Mỗi lần dùng 1 gói thuốc và không nên lạm dụng thuốc.

5. Bảo quản thuốc

Để thuốc Gumas không bị giảm hoặc mất tác dụng, người dùng nên bảo quản thuốc theo hướng dẫn sau:

  • Để thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ. Không để thuốc ở nơi ẩm thấp, nhiệt độ quá 30 độ C.
  • Giữ nguyên hỗn dịch trong bao bì khi chưa có ý định sử dụng. Không để thuốc tiếp xúc với môi trường không khí bên ngoài quá lâu. Điều này sẽ làm thuốc dễ bị nhiễm khuẩn, mất tác dụng;
  • Để thuốc ở xa tầm tay trẻ nhỏ;
  • Khi thuốc đã hết hạn sử dụng, bạn không nên tiếp tục lưu trữ và sử dụng thuốc. Thuốc quá hạn sử dụng có thể đã hết tác dụng và bị hỏng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Xem thêm: Thuốc No-panes có tác dụng gì?

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Gumas

1. Thận trọng

Một số bệnh nhân sau nên cẩn trọng khi dùng thuốc:

  • Bệnh nhân bị tiểu đường: Thuốc có chứa một lượng đường saccharin, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi dùng;
  • Bệnh nhân bị bệnh thận;
  • Bệnh nhân chạy thận mãn tính;
  • Trẻ nhỏ: Cần có chỉ định của bác sĩ khi dùng ở trẻ em.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Gumas có thể sẽ gây ra các tác dụng ngoài ý muốn như nhuận trường kém, đãng trí, mệt mỏi, chán ăn, đau cơ,… Tuy nhiên, các tác dụng ngoài ý muốn của thuốc có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện và biểu hiện khác nhau ở mỗi người.

3 Tương tác thuốc

Không nên phối hợp thuốc Gumas với các loại thuốc sau:

  • Các loại thuốc điều trị bệnh dạ dày và đường ruột khác;
  • Các loại thuốc thuốc nhóm quinidin;
  • Cyclin;
  • Diflunisal;
  • Digoxin;
  • Penicillamin;
  • Propranolol,
  • Tetracyclin;
  • Lactitol;
  • Thuốc an thần nhóm Phenothiazin;
  • Dẫn xuất của Salicylat;
  • Và một số loại thuốc khác.

Khi có ý định kết hợp dùng thuốc Gumas với các loại thuốc khác, bạn nên hỏi qua ý kiến bác sĩ để tránh tương tác giữa hai loại thuốc.

4 Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Nếu thường xuyên bỏ thuốc, bệnh sẽ không thể thuyên giảm như bạn mong đợi. Nếu bị các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tá tràng,… tốt nhất bạn nên uống thuốc đều đặn. Nếu sơ ý quên 1 liều, hãy uống ngay khi nhớ ra, không nên tăng liều lượng để bù. Điều này có thể khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.

Thuốc Gumas có phản ứng tương tác với một số loại thuốc khác. Bạn nên hỏi qua ý kiến bác sĩ nếu có ý định kết hợp.
Thuốc Gumas có phản ứng tương tác với một số loại thuốc khác. Bạn nên hỏi qua ý kiến bác sĩ nếu có ý định kết hợp.

Không nên dùng quá liều hoặc làm dụng thuốc. Điều này không giúp cho bệnh tình thuyên giảm nhanh hơn. Nếu dùng thuốc Gumas quá liều, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ của thuốc. Nếu sơ xuất dùng quá liều và gặp phải các triệu chứng khó chịu, hãy đến bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

tìm hiểu về viêm loét dạ dày tá tràng ơ trẻ em

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em và điều cần biết

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em xảy ra khá phổ biến, ảnh hưởng đến sự phát triển...

Có nhiều cách chữa đau dạ dày bằng nghệ bạn chưa biết

Ngày nay, nghệ được ứng dụng khá nhiều trong các chế phẩm dinh dưỡng và thực phẩm chức năng với...

Xuất huyết dạ dày ở trẻ em: những điều bố mẹ chưa biết

Xuất huyết dạ dày ở trẻ em thường là hệ quả do viêm loét dạ dày – tá tràng gây...

Đau ruột thừa nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh nhân gặp vấn đề về tiêu hóa nói chung và...

Chữa đau dạ dày tại Thuốc dân tộc: Bệnh nhân chia sẻ hành trình thoát khỏi bệnh đau dạ dày

Áp lực công việc, căng thẳng cuộc sống, thói quen ăn uống thất thường,... khiến ngày càng nhiều người mắc...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *