Thuốc Griseofulvin có tác dụng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Griseofulvin thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu. Thuốc có khả năng ngăn ngừa sự lây lan và ức chế sự phát triển của một số loại nấm da. Do đó thuốc thường được dùng trong điều trị nấm kẻ chân tay, nấm móng, sài đầu, thống phong, thấp khớp.

Thuốc Griseofulvin
Thông tin cơ bản về thành phần, công dụng, liều dùng và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Griseofulvin

Nhóm thuốc: Thuốc điều trị bệnh da liễu

Tên biệt dược: Griseofulvin 5%, Griseofulvin 250, Zexan

Dạng bào chế: Kem bôi da, viên nén

Thông tin về thuốc Griseofulvin

Thành phần

Thuốc Griseofulvin dược bào chế từ hoạt chất Griseofulvin và lượng thành phần tá dược vừa đủ trong một viên nén, kem bôi da.

Công dụng

Thuốc Griseofulvin có khả năng ức chế các hoạt động và sự phát triển của một số loại nấm da gồm: Epidermothyton floccosum, Trichophyton, Mycrosporum. Do đó, thuốc thường được chỉ định điều trị những bệnh lý sau:

  • Bệnh ngoài da: Sài đầu, nấm kẻ tay chân, nấm móng
  • Bệnh thấp khớp với liều cao, thống phong.

Chống chỉ định

Thuốc Griseofulvin chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Những người quá mẫn cảm với hoạt chất Griseofulvin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Bệnh nhân bị suy gan, rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Cách dùng và liều lượng

Cách dùng

Đối với viên nén Griseofulvin: Thuốc được sử dụng bằng đường miệng trước mỗi bữa ăn. Người bệnh nên uống trọn một viên thuốc cùng với một cốc nước đầy. Người dùng không nên phá vỡ cấu trúc của thuốc hoặc tán nhuyễn thuốc trước khi sử dụng và không nhai thuốc trước khi nuốt.

Đối với kem bôi da Griseofulvin: Lấy một lượng kem vừa đủ, nhẹ nhàng bôi lên da sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh.

Liều lượng

Phụ thuộc vào mức độ phát triển bệnh lý, tình trạng sức khỏe và độ tuổi mắc bệnh, liều dùng thuốc Griseofulvin ở người lớn và trẻ em như sau:

Liều dùng thuốc cho đều trị nấm (viên nén)

Đối với người lớn

  • Liều khuyến cáo: Dùng 1 – 2 viên 250mg x 2 lần/ngày.

Đối với trẻ em

  • Liều khuyến cáo: Dùng 10mg/kg/ngày chia thành 2 lần sử dụng trong ngày.

Liều dùng thuốc cho điều trị thấp khớp (viên nén)

Đối với người lớn

  • Liều khuyến cáo: Dùng 2 viên 250mg x 4 – 6 lần/ngày
  • Liều duy trì: Dùng 4 viên 250mg hoặc 2 viên 500mg/ngày.

Đối với trẻ em

  • Liều khuyến cáo: Dùng 10mg/kg/ngày chia thành 2 lần sử dụng trong ngày.

Liều dùng thuốc cho đều trị nấm (kem bôi da)

  • Liều khuyến cáo: Dùng 2 – 4 lần/ngày trong 1 – 6 tuần tùy theo mức độ phát triển bệnh lý và thể trạng.
Cách dùng và liều dùng thuốc Griseofulvin
Cách dùng và liều dùng thuốc Griseofulvin

Bảo quản

Người bệnh nên bảo quản thuốc Griseofulvin ở nhiệt độ từ 15 – 20 độ C. Bên cạnh đó, người bệnh cần đựng viên nén trong những chai lọ màu. Đồng thời đậy kín nút, tránh đông lạnh và tránh ánh sáng.

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Griseofulvin

Khuyến cáo khi dùng

Bên cạnh công dụng, liều dùng và cách sử dụng thuốc Griseofulvin, người bệnh cũng cần thận trọng với một số điều sau đây:

  • Thuốc Griseofulvin có khả năng ức chế các hoạt động và sự phát triển của nấm da Epidermothyton floccosum, Trichophyton và Mycrosporum. Tuy nhiên thuốc không có khả năng khắc phục tình trạng bệnh lý do nấm Candida và những loại nấm nội tạng gây nên
  • Phụ nữ đang có thai hoặc dự định mang thai không nên sử dụng thuốc Griseofulvin. Bởi thuốc có thể khiến bạn bị sẩy thai hoặc gây quái thai
  • Đối với những bệnh nhân sử dụng thuốc Griseofulvin với liều cao hoặc sử dụng dài ngày cần thường xuyên đến bệnh viện để kiểm tra chức năng gan, thận, máu.
  • Người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Griseofulvin nếu cơ thể có hiện tượng giảm bạch cầu hạt
  • Một số hiếm trường hợp khi sử dụng thuốc Griseofulvin, người bệnh có thể gặp phải một vài tác dụng phụ nguy hiểm. Nhất là đối với  những trường hợp điều trị kéo dài hoặc sử dụng thuốc với liều cao
  • Khi chữa bệnh với thuốc Griseofulvin, thành phần trong thuốc có thể khiến bạn bị phản ứng mẫn cảm với ánh sáng. Vì thế, trong thời gian dùng thuốc, người bệnh cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Phản ứng mẫn cảm với ánh sáng có thể khiến bệnh lupus trở nên nghiêm trọng hơn
  • Thuốc Griseofulvin có nguồn gốc từ loài Penicillium. Do đó người bệnh sẽ có khả năng bị dị ứng chéo với penicillin.

Tác dụng phụ

Trong thời gian sử dụng thuốc Griseofulvin, người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ sau:

Tá dụng phụ thường gặp

  • Buồn nôn
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Phát ban đỏ do mẫn cảm với ánh sáng
  • Nổi mề đay
  • Ban đỏ đa dạng
  • Ban đỏ dạng mụn nước hoặc dạng sợi
  • Đau đầu.
Tác dụng phụ của thuốc Griseofulvin
Đau đầu là tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Griseofulvin

Tác dụng phụ ít gặp

  • Chóng mặt
  • Ngủ gà
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Lú lẫn
  • Mất ngủ
  • Trầm cảm
  • Kích thích
  • Nôn ói
  • Tiêu chảy
  • Co cứng cơ
  • Đau bụng
  • Phù mạch
  • Phản ứng giống bệnh huyết thanh.

Tác dụng phụ hiếm gặp

  • Rối loạn thị giác
  • Viêm dây thần kinh ngoại vi
  • Rối loạn vị giác
  • Viêm miệng
  • Vàng da hoặc vàng mắt (xuất hiện nhiều đối với bệnh nhân dùng thuốc với liều cao hoặc sử dụng kéo dài)
  • Giảm bạch cầu, giảm bạch cầu hạt.

Xử lý

Phản ứng mẫn cảm

Những phản ứng mẫn cảm khi sử dụng thuốc Griseofulvin phần lớn xuất hiện dưới dạng ban ở da. Tuy nhiên chúng ít xuất hiện và ít nặng. Người bệnh cần theo dõi bất kỳ những biến chứng nào có khả năng đe dọa đến tính mạng như: Phản ứng quá mẫn cảm (phản vệ, bệnh huyết thanh, phù mạch), phản ứng độc nặng ở gan.

Đối với những bệnh nhân có phản ứng quá mẫn nặng hoặc gan, thận và chức năng tạo máu bị tổn thương nặng, người bệnh phải nhập viện. Ngoài ra, người bệnh cần được theo dõi ở một cơ sở chăm sóc giúp tăng cường giám sát tim mạch và thận hô hấp.

Phản ứng chung và độc

Tình trạng rối loạn hệ tuần hoàn trung ương, đau đầu và rối loạn hệ tiêu hóa có thể khá nặng. Khi đó người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc.

Việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong một thời gian ngắn cũng có thể gây phát ban, ngứa ngáy, đỏ da, bỏng nắng nặng. Do đó người bệnh cần tránh phơi nắng, nên mặc quần áo bảo vệ, đeo kín râm, đội mủ và bôi kem chống nắng.

Tương tác thuốc

Thuốc Griseofulvin có khả năng tương tác với một số loại dược phẩm sau:

  • Phenobarbital: Làm tăng nồng độ Griseofulvin trong máu. Bởi Phenobarbital có thể làm giảm hấp thu Griseofulvin. Đồng thời gây cảm ứng enzym cytochrom P450 tại microsom gan. Chính vì thế, người bệnh không nên dùng đồng thời 2 loại dược phẩm này. Trong trường hợp phải sử dụng đồng thời, người bệnh cần chia đều liều dùng thuốc Griseofulvin thành 3 lần/ngày. Ngoài ra người bệnh cũng cần thường xuyên kiểm tra nồng độ Griseofulvin trong máu khi phải tăng liều.
  • Thuốc chống đông nhóm coumarin: Quá trình tương tác làm giảm tác dụng của warfarin. Vì thế, người bệnh nên điều chỉnh liều dùng thuốc chống đông khi sử dụng đồng thời hoặc sau khi ngưng sử dụng thuốc Griseofulvin
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) Aspirin: Làm giảm nồng độ salicylat trong huyết tương
  • Thuốc tránh thai dạng uống: Làm tăng chuyển hóa estrogen dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, làm tăng chảy máu giữa các vòng kinh. Đồng thời làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai
  • Cyclosporin: Làm giảm nồng độ cyclosporin trong máu
  • Theophylin: Làm tăng thanh thải theophylin. Đồng thời rút ngắn nửa đời theophylin.

Ngoài ra thuốc Griseofulvin còn có khả năng tương tác với rượu làm cho nhịp tim đập nhanh, vã mồ hôi và đỏ bừng mặt.

Tương tác thuốc Griseofulvin
Thuốc Griseofulvin có khả năng tương tác với một vài loại thuốc điều trị khác gây nguy hiểm

Quá liều và cách xử lý

Khi nhận biết sử dụng thuốc Griseofulvin quá liều, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Hiện tại, không có thuốc giải độc đặc hiệu. Vì thế những cách xử lý khi dùng thuốc Griseofulvin quá liều có thể bao gồm:

  • Rửa dạ dày kết hợp bảo vệ đường hô hấp
  • Điều trị những triệu chứng và hỗ trợ.

Tin bài liên quan

Viêm da cơ địa sau sinh: cách phòng tránh và điều trị

Viêm da cơ địa sau sinh thường không nghiêm trọng đối với sức khỏe nhưng gây ra nhiều ảnh hưởng...

Dị ứng mỹ phẩm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hiện tượng nổi mề đay, viêm da tiếp xúc, ngứa da... là những triệu chứng thường gặp khi bạn bị...

Phác đồ điều trị viêm da dị ứng chi tiết nhất

Viêm da dị ứng là một trong những bệnh ngoài da dai dẳng và rất dễ tái phát. Việc áp...

Viêm da dị ứng mỹ phẩm là tình trạng phổ biến hiện nay

Viêm da dị ứng mỹ phẩm: nguyên nhân và mẹo khắc phục

Theo ước tính, trung bình ở một người trưởng thành sẽ sử dụng ít nhất bảy loại sản phẩm chăm...

Các cách trị rụng tóc bằng muối đơn giản, hiệu quả

Cách trị rụng tóc bằng muối – Hiệu quả và sạch da đầu

Trị rụng tóc bằng muối là phương pháp có thể còn xa lạ với nhiều người, tuy nhiên đây là...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.