Thuốc Fexostad: Công dụng, cách sử dụng và tác dụng phụ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Fexostad là thuốc kháng histamin, được sử dụng trong điều trị các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, mề đay mẩn ngứa,… Tuy nhiên, thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách, vì vậy mọi người nên hiểu về cách sử dụng, liều dùng và khuyến cáo trước khi sử dụng. 

Fexostad
Thuốc Fexostad là một loại thuốc kháng histamin
  • Tên hoạt chất: Fexofenadine hydrochloride
  • Tên biệt dược: Fexostad®
  • Phân nhóm: Thuốc kháng histamin và chống dị ứng

I. Thông tin thuốc Fexostad

1. Thành phần

Fexostad có thành phần hoạt chất chính Fexofenadine hydrochloride và các tá dược khác.

2. Công dụng

Fexostad là thuốc kháng histamin được sử dụng để điều trị các triệu chứng dị ứng theo mùa ở người lớn và trẻ em. Thuốc cũng được dùng để điều trị ngứa da, nổi mề đay mãn tính.

Fexostad có thể được sử dụng với các mục đích không được liệt kê trong hướng dẫn.

3. Dạng bào chế

  • Viên nén, dạng uống
  • Viên nén tự tan rã
  • Thuốc uống dạng chất lỏng

4. Thận trọng

Hãy hỏi bác sĩ trước khi sử dụng Fexostad nếu như bạn thuộc một trong những trường hợp dưới đây:

  • Bị dị ứng thuốc
  • Bệnh thận
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai trong khi sử dụng thuốc
  • Phụ nữ đang cho con bú
  • Đang sử dụng thuốc kê đơn, không kê đơn, thảo dược,…

Nếu bạn quá mẫn với Fexofenadine hydrochloride hoặc thành phần tá dược trong Fexostad thì không nên sử dụng thuốc.

Trẻ em dưới 6 tháng tuổi không được chỉ định sử dụng Fexostad.

5. Cách sử dụng

Sử dụng thuốc Fexostad theo đúng hướng dẫn trên nhãn hoặc chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua dùng, tăng liều, giảm liều hay sử dụng lâu hơn khuyến cáo.

Việc sử dụng từng dạng bào chế cũng có phần khác biệt, bạn nên lưu ý:

  • Uống viên nén với nước lọc thông thường, không sử dụng bất kỳ dạng chất lỏng nào khác. Không lấy thuốc ra khỏi vỉ trước khi sử dụng.
  • Với viên nén tan rã thì hãy để nó hòa tan trong miệng, không nhai hay nuốt cả viên thuốc. Thuốc này nên được sử dụng khi đói bụng, hoặc ít nhất 1 đến 2 giờ sau bữa ăn.
  • Với thuốc uống thì nên đo liều lượng bằng muỗng đo hoặc cốc thuốc. Không sử dụng thìa muỗng thông thường.  

6. Liều lượng

+ Liều người lớn điều trị viêm mũi dị ứng, mề đay

  • 180 mg uống mỗi ngày một lần hoặc 60 mg uống 2 lần một ngày
  • Liều tối đa: 180mg/ngày
cách sử dụng Fexostad
Cần lưu ý cách sử dụng và liều lượng thuốc Fexostad theo đúng chỉ định của bác sĩ

+ Liều trẻ em điều trị viêm mũi dị ứng, mề đay

  • Trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi: 15 mg uống 2 lần mỗi ngày
  • Trẻ em từ 2 tuổi đến 11 tuổi: 30 mg uống 2 lần một ngày
  • Trẻ em từ 12 tuổi trở lên: 180 mg uống mỗi ngày một lần hoặc 60 mg uống 2 lần một ngày

+ Liều điều chỉnh cho người bệnh thận:

  • Người lớn CrCl (độ thanh thải) 90 ml/phút hoặc ít hơn: 60 mg uống mỗi ngày một lần
  • Trẻ em từ 6 tháng đến dưới 2 tuổi CrCl 90 ml/phút hoặc ít hơn: 15 mg uống mỗi ngày một lần. Từ 2 tuổi đến 11 tuổi CrCl 90 ml / phút hoặc ít hơn: 30 mg uống mỗi ngày một lần.

7. Bảo quản

Giữ thuốc ở nhiệt độ phòng (trong khoảng 15-25 độ C, có thể lên đến 30 độ C), tránh ánh sáng trực tiếp, độ ẩm không quá 70%. Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

Tham khảo thêm: Thuốc Nevirapine là thuốc gì?

II. Những lưu ý khi sử dụng

1. Khuyến cáo

  • Tránh sử dụng thuốc kháng axit có chứa nhôm và magiê trong vòng 15 phút trước hoặc sau khi dùng thuốc chứa fexofenadine. Thuốc kháng axit có thể khiến bạn khó hấp thụ thuốc hơn.
  • Tương tự, không dùng thuốc với nước ép trái cây như táo, cam hoặc bưởi.
  • Tránh dùng bất kỳ loại thuốc cảm lạnh, dị ứng nào khác khi dùng Fexostad mà không có sự chỉ định của bác sĩ
  • Liều lượng được dựa trên tuổi, tình trạng y tế và đáp ứng với điều trị. Người bệnh không được tự ý tăng liều, giảm liều, sử dụng lâu hơn chỉ định vì sẽ tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ. 
  • Hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu tình trạng của bạn không cải thiện hoặc nếu nó trở nên tồi tệ hơn. Nên ngừng sử dụng Fexostad và chăm sóc y tế khẩn cấp nếu bạn uống quá liều, hoặc nhận thấy các triệu chứng khó thở, phát ban, sưng mặt/môi/lưỡi.
  • Nếu quên một liều, hãy uống ngay lập tức. Trong trường hợp đã đến thời điểm uống liều tiếp theo thì trực tiếp bỏ qua liều đã quên để uống liều tiếp theo. Không uống liên tục cả hai liều.

2. Tác dụng phụ

Bên cạnh những tác dụng điều trị, Fexostad có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

Một số tác dụng phụ hiếm gặp hơn bao gồm:

  • Tức ngực
  • Sưng mặt, môi, lưỡi
  • Đỏ mặt, cánh tay, cổ
  • Sốt
  • Ù tai

Những tác dụng phụ được liệt kê trên đây không đầy đủ, vì vậy bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Nếu nhận thấy những dấu hiệu nghiêm trọng, người bệnh nên liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để nhận can thiệp y tế.

3. Tương tác thuốc

Có một số loại thuốc có thể tương tác với fexofenadine, đặc biệt là:

  • Ketoconazole (Nizoral)
  • Erythromycin (E.E.S., EryPed, Ery-Tab, Erythrocin, Pediazole)

Danh sách này không đầy đủ và các loại thuốc khác có thể tương tác với fexofenadine. Hãy cho bác sĩ của bạn biết về tất cả các loại thuốc mà bạn sử dụng, điều này bao gồm thuốc theo đơn, không kê đơn, vitamin và các sản phẩm thảo dược. Đừng bắt đầu một loại thuốc mới mà không nói với bác sĩ của bạn.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về thuốc Fexostad hãy hỏi ý kiến bác sĩ. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay liều dùng thay cho bác sĩ chuyên môn. 

Có thể bạn quan tâm

Cách chữa giời leo bằng đậu xanh nhanh khỏi

Cách chữa giời leo bằng đậu xanh thường được dân gian áp dụng để giảm triệu chứng ngứa rát trên...

chàm bội nhiễm ở phụ nữ mang thai

Cách chữa chàm bội nhiễm ở bà bầu an toàn cho cả mẹ và bé

Chàm bội nhiễm trong giai đoạn mang thai là một tình trạng khá phổ biến. Bệnh không những ảnh hưởng...

Bệnh chàm khô ở đầu ngón tay: Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh chàm khô ở đầu ngón tay là tình trạng viêm da gây nên các triệu chứng khô rát, nứt...

11 bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn thường gặp

Nhiễm trùng da do vi khuẩn là loại nhiễm trùng phổ biến nhất. Tác nhân gây ra loại nhiễm trùng...

Nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa – coi chừng bạn đang mắc phải

Bệnh tổ đỉa (hay còn được gọi là chàm tổ đỉa) là một dạng của eczema với đặc trưng cơ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *