Thuốc Esoxium là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Esoxium là thuốc điều trị và điều trị dự phòng các bệnh ở đường tiêu hóa như: trào ngược dạ dày – thực quản (GERD), tình trạng viêm xước thực quản do trào ngược,…

Thuốc Esoxium là thuốc điều trị bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
Thuốc Esoxium là thuốc điều trị bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

  • Tên biệt dược: Esoxium 40 mg, Esoxium 20 mg;
  • Tên hoạt chất: Esomeprazol;
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa;
  • Dạng bào chế: Viên nang.

Những thông tin cần biết về thuốc Esoxium

1. Thành phần

Thành phần chính của thuốc Esoxium là chất Esomeprazol. Đây là một loại hoạt chất có tính năng ức chế bơm proton.

Hàm lượng của hóa dược này là 40mg và 20mg, tùy vào mỗi loại thuốc.

2. Chỉ định

Thuốc Esoxium được chỉ định để điều trị các trường hợp sau:

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn và trẻ em;
  • Viêm xước thực quản do trào ngược ở người lớn và trẻ em;
  • Hỗ trợ điều trị loét tá tràng do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra.

3. Chống chỉ định

Thuốc Esoxium không thích hợp ở những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn cảm với chất Esomeprazole;
  • Trường hợp bệnh nhân mẫn cảm với phân nhóm Benzimidazole.

4. Cách dùng và liều dùng

Thuốc Esoxium được bào chế ở dạng viên nang. Bệnh nhân dùng thuốc bằng cách uống thuốc trực tiếp bằng nước lọc hoặc nước sôi để nguội.

Thuốc Esoxium điều trị bệnh loét dạ dày, trào ngược,... ở cả trẻ em lẫn người lớn.
Thuốc Esoxium điều trị bệnh loét dạ dày, trào ngược,… ở cả trẻ em lẫn người lớn.

Liều dùng của thuốc Esoxium như sau:

  • Trường hợp loét tá tràng: 20mg/ngày;
  • Trường hợp loét dạ dày và viêm thực quản do trào ngược: 20mg/ngày;
  • Trường hợp mắc hội chứng Zollinger – Ellison: 60mg/ngày;
  • Điều trị dự phòng loét dạ dày – tá tràng tái phát: 20 – 40mg/ngày.

5. Bảo quản thuốc

Để thuốc Esoxium không bị mất tác dụng, hư hỏng, người dùng nên bảo quản thuốc như sau:

  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ;
  • Bảo quản thuốc ở nguyên vẹn trong vỉ khi chưa có nhu cầu dùng;
  • Để thuốc ở xa tầm tay trẻ em.

Xem chi tiết: Thuốc Espumisan: Chỉ định, liều lượng và chống chỉ định

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Esoxium

1. Thận trọng

Một số đối tượng bệnh nhân sau nên cẩn trọng trong quá trình dùng thuốc:

  • Trường hợp phụ nữ có thai và đang cho con bú;
  • Bệnh nhân chữa rõ nguyên nhân bị loét dạ dày.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Esoxium có thể gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn như sau:

  • Táo bón;
  • Buồn nôn, nôn mửa;
  • Đầy hơi;
  • Tiêu chảy;
  • Đau bụng;
  • Nhức đầu;
  • Khô miệng;
  • Choáng váng;
  • Nổi mề đay;
  • Ngứa;
  • Viêm da;
  • Tăng men gan;
  • Phù mạch;
  • Buồn ngủ;
  • Đãng trí, lú lẫn;
  • Mất ngủ;
  • Nóng nảy;
  • Kích động;
  • Ảo giác;
  • Đau cơ, đau khớp;
  • Hội chứng Stevens – Johnson;
  • Rụng tóc;
  • Sốt;
  • Tiết nhiều mồ hôi;
Thuốc Esoxium có thể gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn cho người dùng như đau khớp, đau cơ, mất ngủ, táo bón, tiêu chảy, sốt,...
Thuốc Esoxium có thể gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn cho người dùng như đau khớp, đau cơ, mất ngủ, táo bón, tiêu chảy, sốt,…
  • Nhìn mờ;
  • Rối loạn vị giác, ăn không ngon.

Lưu ý, trên đây chưa phải toàn bộ các tác dụng ngoài ý muốn của thuốc Esoxium mà người dùng có thể gặp phải. Tác dụng phụ của thuốc xuất hiện trên mỗi người có sự khác nhau, có thể sẽ không xuất hiện. Do đó, nếu thấy bất kỳ biểu hiện lạ nào của cơ thể, hãy báo ngay với bác sĩ.

3. Tương tác thuốc

Thuốc Esoxium có xảy ra tương tác với một số loại thuốc khác. Điều này có nghĩa, bạn nên kiêng kỵ kết hợp sử dụng thuốc Esoxium với những loại thuốc ấy. Đó là:

  • Thuốc Phenytoin;
  • Thuốc Clomipramine;
  • Thuốc Imipramine;
  • Thuốc Imipram;
  • Thuốc Citalorpam;
  • Thuốc Diazepam.

Các loại thuốc liệt kê trên đây được khuyến cáo là không nên kết hợp dùng với thuốc Esoxium vì chúng sẽ bị mất tác dụng. Nếu cần sử dụng kết hợp, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cách cải thiện, cách giải quyết.

Có thể bạn quan tâm

10 thuốc nhuận tràng tốt nhất 2021 - Lưu ý khi dùng

10 thuốc nhuận tràng tốt nhất 2023- Lưu ý khi dùng

Khi bị táo bón, nhiều người nghĩ ngay đến việc sử dụng thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên, việc sử dụng...

Nội soi đại tràng là gì, có đau không? Quy trình và chi phí

Nội soi đại tràng là một trong những thủ thuật được sử dụng phổ biến trong việc chẩn đoán bệnh...

Phương Pháp Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Chuối Xanh

Chữa trào ngược dạ dày bằng chuối xanh là phương pháp dân gian được nhiều ông bà xưa áp dụng...

ợ nóng đầy bụng khó tiêu

Ợ nóng đầy bụng khó tiêu là bị gì? Làm sao hết?

Ợ nóng đầy bụng khó tiêu là các triệu chứng tiêu hóa thường đi kèm với nhau. Nó có thể...

Các phương pháp nội soi dạ dày không đau & chi phí

Nội soi dạ dày là thủ thuật quan trọng để bác sĩ tìm rõ nguyên nhân gây bệnh nhưng nhiều...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *