Thảo dược Echinacea: Công dụng, liều dùng & tương tác

Echinacea là một chi thực vật có hoa thân thảo trong họ hoa cúc Asteraceae. Thảo dược này thường được dùng để điều trị nhiễm trùng và các bệnh liên quan đến đường hô hấp như cảm lạnh hoặc cảm cúm.

Tác dụng của thảo dược Echinacea
Echinacea là loại thảo dược “nổi tiếng” sau nghiên cứu của chuyên gia dược học Craig Coleman (Trường Đại học Connecticut) công bố trên tạp chí The Lancet Infectious Diseases ngày 24/06/2007.

  • Tên khoa học: Echinacea angustifolia.
  • Tên thông thường: hoa cúc dại lá tím nhọn, hoa cúc dại Mỹ, cúc dại tím, roter sonnenhut, scurvy root, purpursonnenhutkraut, rock-up-hat, sonnenhutwurzel, racine d’echininacea, snakeroot, hedgehog.
  • Tên hoạt chất: Echinacea.
  • Dạng bào chế: Cồn thuốc, thuốc mỡ, viên nén, trà thảo dược.

Tác dụng của thảo dược Echinacea là gì?

Echinacea là một loại thảo dược được sử dụng trong y học cổ truyền với công dụng điều trị nhiễm trùng. Loại thảo mộc tự nhiên này có tác dụng cải thiện một số bệnh lý về đường hô hấp trên như cảm lạnh và cảm cúm. Bên cạnh đó, Echinace còn giúp chống lại nhiều loại nhiễm trùng khác như nhiễm herpes sinh dục, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng máu, nhiễm virus ung thư cổ tử cung (HPV), nhiễm HIV/AIDS,…

Ngoài ra, thảo dược Echinacea còn dùng điều trị các bệnh như:

  • Bệnh rối loạn tăng động/ thiếu tập trung (ADHD).
  • Khó tiêu.
  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Chứng đau nửa đầu.
  • Nhiễm trùng liên cầu khuẩn như viêm họng, viêm họng Vincent,…
  • Sốt rét.
  • Bị rắn cắn.
  • Nướu răng.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Viêm amidan.
  • Nhiễm trùng nấm âm đạo.
  • Thương hàn.
  • Bệnh giang mai.

Thảo dược Echinacea được dùng như thế nào?

1/ Liều dùng thảo dược Echinacea dành cho người lớn

  • Với các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch, bệnh cảm lạnh thông thường, cảm cúm hay nhiễm trùng đường hô hấp trên, bạn nên uống thảo dược Echinacea 3 lần mỗi ngày và không được dùng quá 3 ngày.
  • Echinacea dạng khô, các bạn nên ngâm chung với rượu hoặc luộc trước khi dùng.
  • Dạng điều chế (thuốc mỡ hoặc kem), dùng bôi lên vết thương cho đến khi lành.

2/ Liều dùng thảo dược Echinacea dành cho trẻ em

Bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng thích hợp cho từng trẻ. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ bệnh, cân nặng, lứa tuổi,…

Có thể bạn muốn biết: Viên uống Supradyn có tác dụng gì?

Tác dụng phụ của Echinacea

Giống như các loại thuốc biệt dược khác, thảo dược Echinacea nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây tác dụng phụ như:

  • Đau bụng, tiêu chảy.
  • Nôn và buồn nôn.
  • Sốt.
  • Mất ngủ.
  • Mất định hướng.
  • Đau cơ hoặc đau khớp.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Cảm nhận vị thường sai.
  • Miệng khô, đôi khi có cảm giác tê liệt trong lưỡi.
  • Đỏ da và ngứa, phát ban.
Tác dụng phụ của Echinacea
Nếu sử dụng trong thời gian dài Echinacea cũng gây ra nhiều phản ứng phụ nghiêm trọng.

Cảnh báo rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng thảo dược Echinacea

  • Đối với trẻ em: Thảo dược Echinacea có vẻ an toàn đối với trẻ từ 2 – 11 tuổi khi dùng bằng đường uống trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, có khoảng 7% trẻ em bị dị ứng với thành phần hoạt chất có trong thảo dược và gây phát ban. Và một số phản ứng dị ứng do Echinacea gây ra ở trẻ em thường khá nghiêm trọng. Vì lý do đó, một số tổ chức pháp lý đã khuyến cáo không cho trẻ em dưới 12 tuổi dùng loại thảo dược này.
  • Phụ nữ mang thai: Echinacea có thể an toàn đối với bà bầu nếu dùng bằng đường uống trong thời gian ngắn. Và cũng có một vài bằng chứng cho thấy, thảo dược này an toàn, không gây hại cho thai nhi khi mẹ bầu dùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Thế nhưng, một vài nghiên cứu bổ sung khác đã đưa ra khuyến cáo, phụ nữ mang thai tốt nhất nên tránh, không sử dụng Echinacea .
  • Phụ nữ cho con bú: Đến nay vẫn chưa có đủ thông tin đáng tin cậy về sự an toàn của thảo dược Echinacea đối với sức khỏe của trẻ bú mẹ. Vì thế, mẹ nên tránh sử dụng để không gây ảnh hưởng đến trẻ.
  • Người bị rối loạn tự miễn: Cụ thể người bị viêm khớp dạng thấp (RA), rối loạn da pemphigus vulgaris hoặc bệnh đa xơ cứng,… không nên dùng Echinacea. Bởi thảo dược có thể gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và khiến bệnh thêm tồi tệ.

Tương tác của thảo dược Echinacea

1/ Echinacea tương tác với cà phê, đồ uống chứa năng lượng

Echinacea có thể làm tăng tác dụng phụ của caffein như làm tăng nhịp tim, tạo cảm giác bồn chồn, gây đau đầu, chóng mặt,… Vì vậy, không nên dùng cà phê hoặc đồ uống chứa năng lượng như nước cola, soda,..

Tham khảo thêm: Thuốc Natri Cromolyn điều trị viêm mũi dị ứng

2/ Echinace tương tác với các loại chất nền Cytochrome P450 3A4 (CYP3A4)

Một số loại thuốc sau khi vào cơ thể thuốc sẽ bắt đầu hòa tan và phân hủy bởi cơ thể. Tuy nhiên, Echinacea khi phối hợp chung với một vài loại thuốc sẽ làm thay đổi cơ chế hoạt động của các loại thuốc đó. Có thể làm tăng tác dụng phụ. Vì vậy, trước khi kết hợp Echinacea với bất kỳ thuốc nào, bạn nên lắng nghe ý kiến chia sẻ từ chuyên viên y tế, nhất là các loại thuốc sau:

  • Lovastatin (Mevacor)
  • Cyclosporine (Sandimmune, Neoral)
  • Clarithromycin (Biaxin)
  • Estrogens
  • Indinavir (Crixivan)
  • Diltiazem (Cardizem)
  • Triazolam (Halcion)
  • Tacrolimus

Ngoài ra, không nên dùng thảo dược Echinacea nếu bạn đang dùng các loại thuốc điều trị các bệnh như:

  • Nhiễm trùng bao gồm bệnh lao, bệnh HIV hay sốt rét.
  • Dị ứng, hen suyễn.
  • Trầm cảm.
  • Đau nửa đầu.
  • Bệnh vẩy nến.
  • Chứng co giật.
  • Viêm khớp dạng thấp hoặc các bệnh liên quan đến rối loạn tự miễn dịch.
  • Bệnh tim, cao huyết áp, cholesterol cao.
  • Rối loạn cương dương.

Thảo dược Echinacea có thể tương tác với nhiều loại thuốc kê toa hoặc không kê toa, vitamin, các sản phẩm thảo dược khác. Và trên bao bì hướng dẫn không phải lúc nào cũng liệt kê đầy đủ thông tin về tương tác giữa Echinacea với các loại thuốc khác. Vì thế, để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.

Thảo dược Echinacea được bảo quản như thế nào?

Thông thường, Echinacea được bảo quản ở nơi thông thoáng, nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng mặt trời, tránh ẩm. Không bảo quản thảo mộc tự nhiên trong ngăn đá. Nhìn chung mỗi loại thảo dược sẽ có cách bảo quản khác nhau. Vì thế, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn in trên bao bì hoặc hỏi ý kiến bác sĩ.

Trên đây là những thông tin tóm tắt về thảo dược Echinacea. Bạn có thể sử dụng thảo mộc tự nhiên để điều trị bệnh. Tuy nhiên, nên nhớ rằng, các liệu pháp thay thế bằng thảo dược cũng giống như bất kỳ loại thuốc biệt dược khác luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chúng có thể gây ra tác dụng phụ và gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, bạn không nên tự ý sử dụng Echinacea khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ hay dược sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Cây bạc hà

Mẹo dùng lá bạc hà trị ho đơn giản, hiệu quả tại nhà

Lá bạc hà trị ho là một phương thức giảm thiểu cảm giác ngứa họng và ho hiệu quả. Loại...

Bài thuốc từ cây sống đời trị viêm tai giữa

Thật khó chịu khi bị viêm tai giữa, những cơn đau nhức âm ỉ còn cả mùi hôi từ lỗ...

Thông tin về phương pháp đặt ống chữa viêm tai giữa

Tìm hiểu phương pháp đặt ống chữa viêm tai giữa

Đặt ống chữa viêm tai giữa có tác dụng phục hồi nhanh chóng thính lực cho bệnh nhân. Đồng thời,...

Bệnh ung thư lưỡi sống được bao lâu?

Bệnh ung thư lưỡi sống được bao lâu? Điều cần biết

Ung thư lưỡi sống được bao lâu phụ thuộc nhiều yếu tố, chẳng hạn như giai đoạn ung thư, thể...

Tìm hiểu về cách chữa ho từ hành tây

Hành tây và công dụng trị ho ít ai ngờ

Ngoài việc được dùng làm thực phẩm, hành tây còn được biết đến như một vị thuốc dân gian để...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *