Thuốc Diloxanide điều trị các bệnh lý do emip gây ra

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Diloxanide được chỉ định để tiêu diệt amip Entamoeba histolytica trong đường ruột. Vì sử dụng không đúng cách, Diloxanide có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người sử dụng. Do đó để bảo đảm an toàn, nắm rõ các thông tin về loại thuốc này là điều vô cùng cần thiết.

Thuốc Diloxanide và những thông tin cần biết
Thuốc Diloxanide và những thông tin cần biết

  • Tên hoạt chất: Diloxanide
  • Tên biệt dược: Dyrade M suspension
  • Nhóm thuốc: Thuốc kháng nấm, chống ký sinh trùng, nhiễm khuẩn, virus
  • Dạng thuốc: Viên nén

I/ Thông tin thuốc Diloxanide

1. Thành phần

Diloxanide furoate

2. Dược động – lực học

Dược lực học

Diloxanide là thuốc diệt amit.

Dược động học

  • Thuốc này được sử dụng bằng đường uống. Sau khi dùng, nồng độ thuốc trong ruột thường ở mức cao vì chúng hấp thu rất chậm.
  • Nếu là dạng ester, nó sẽ bị thủy phân trong ruột để tạo thành acid furoic và diloxanid.
  • Nồng độ Diloxanid trong máu đạt ở ngưỡng cao nhất sau khi uống thuốc khoảng 1 giờ. Quá trình thải trừ phải kéo dài tới 48 tiếng sau. Có khoảng 10% thuốc được thải trừ qua đường điện tiện.

3. Tác dụng

Diloxanide là thuốc có tác dụng tiêu diệt amid trong đường ruột. Chúng là các dạng sống đơn bào, có những đặc trưng và hình dạng không theo một quy luật nhất định nào cả. Do đó, nó còn được gọi là trùng biến hình, trùng chân giả. Nhờ có những chân giả (chính là các lỗ phình của tế bào chất) mà chúng có thể di chuyển sang nhiều vị trí khác nhau. Diloxanide được sử dụng để điều trị các bệnh lý về đường ruột do chính các dạng sống đơn bào này gây ra.

4. Chỉ định thuốc Diloxanide

Thuốc Diloxanide được dùng để chữa trị tình trạng amip Entamoeba histolytica. Đặc biệt là các đối tượng được bị amip Entamoeba histolytica đã chuyển sang thể kén, không có các triệu chứng lâm sàng tại các vị trí không có bệnh lưu hành. Ngoài ra, nó cũng được dùng để kết hợp với các loại thuốc khác nhằm tiêu diệt amip xâm lấn hoặc tại những vị trí khác, bên ngoài ruột.

5. Chống chỉ định

Diloxanide chống chỉ định với các trường hợp mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

6. Liều dùng

Liều lượng sử dụng của thuốc Diloxanide được quy định theo miligam dioxanid furoat. Tùy vào từng thể trạng và tình hình bệnh lý khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một liều lượng phù hợp. Thông thường, thuốc sẽ được chỉ định với liều lượng như sau:

Thuốc Diloxanide có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người sử dụng
Thuốc Diloxanide có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người sử dụng

+ Điều trị các trường hợp mang kén amip không có biểu hiện:

  • Người trưởng thành: Uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 500mg. Thời gian điều trị là 10 ngày, có thể kéo dài đến 20 ngày tùy vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ.
  • Trẻ nhỏ: Tùy vào trọng lượng của cơ thể để xác định đúng liều lượng thuốc được dùng. Cụ thể: Ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng với liều lượng 20mg/kg. Thời gian điều trị là 10, nếu bệnh vẫn chưa khỏi có thể sử dụng thêm.

+ Chữa amip cấp:

Trong trường hợp này, bệnh nhân cần phải uống metronidazole trước, sau đó mới sử dụng Diloxanide. Liều dùng tương tự như trên.

Tham khảo thêm: Thuốc đường tiêu hóa Albis – Tác dụng, chống chỉ định và tác dụng phụ

7. Cách sử dụng

Để tránh gặp phải các vấn đề không mong muốn trong quá trình điều trị bằng Diloxanide, cần chú ý một số vấn đề sau đây:

  • Dùng thuốc đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian điều trị. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều dùng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Uống cả viên thuốc cùng với nước. Không được nghiền nát thuốc ra để dùng, vì điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ cho bản thân.
  • Không tự ý đưa thuốc của bản thân cho người khác sử dụng, trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ.

8. Bảo quản

  • Cất thuốc ở những vị trí xa tầm với của trẻ nhỏ.
  • Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát. Không để nơi ẩm ướt hoặc có nhiều ánh sáng mặt trời.

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Diloxanide

1. Tác dụng phụ của thuốc Diloxanide

Trong quá trình điều trị bằng Diloxanide, bạn có thể gặp phải các vấn đề sau:

  • Đầy hơi, chán ăn
  • Nôn, co cứng bụng
  • Tiêu chảy
  • Đau đầu
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Buồn ngủ
  • Xuất hiện tình trạng song thị
  • Dị cảm

Tùy vào từng đối tượng sử dụng mà thuốc có thể gây ra nhiều vấn đề khác mà không được chúng tôi liệt kê trên đây. Thông báo với bác sĩ để được cung cấp thêm thông tin về vấn đề này.

2. Thận trọng

Trước khi dùng thuốc, phải báo với bác sĩ về tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe của bản thân. Đặc biệt là khi thuộc một trong những trường hợp sau:

  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
  • Đối tượng dùng thuốc là người cao tuổi và trẻ nhỏ.
  • Những người làm các công việc liên quan đến vận hành máy móc hoặc lái xe.

3. Tương tác thuốc

Chưa có thông tin về sự tương tác có hại của thuốc. Diloxanide có thể được sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác, có tác dụng hỗn hợp hoặc toàn thân để điều trị amip ngoài ruột. Cụ thể như: Dehydroemetin, Metronidazol

Trên đây là các thông tin mang tính chất tham khảo về thuốc Diloxanide. Để nắm được một cách chính xác những thông tin về loại thuốc này, hãy liên hệ với các bác sĩ hoặc dược sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viêm loét dạ dày là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và thuốc đặc trị

Viêm loét dạ dày là bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như chảy...

Tìm hiểu về bệnh trĩ giai đoạn đầu và cách điều trị

Bệnh trĩ giai đoạn đầu: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh trĩ giai đoạn đầu thường có các biểu hiện như ngứa quanh hậu môn, vùng hậu môn có cảm...

Viêm hang vị dạ dày xung huyết không được xem thường

Viêm hang vị dạ dày xung huyết là tình trạng lớp niêm mạc vùng hang vị dạ dày bị viêm....

Công dụng chữa đau dạ dày của khoai tây ít ai biết

Chỉ với một lượng khoai tây vừa đủ mỗi ngày, các triệu chứng co thắt dạ dày hay chứng đau...

Bà bầu bị táo bón nên ăn gì tốt cho mẹ và bé?

Phụ nữ mang thai thuộc nhóm đối tượng dễ bị táo bón do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điển hình...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *