Thuốc Dextromethorphan: Công dụng, liều dùng, thận trọng

Dextromethorphan là thuốc giảm ho không có đờm do viêm đường hô hấp. Sản phẩm hoạt động dựa trên cơ chế giảm cảm giác muốn ho. Thuốc Dextromethorphan không được chỉ định và không có khả năng cắt giảm cơn ho dai dẳng do vấn đề hô hấp kéo dài. 

Dextromethorphan
Dextromethorphan là thuốc giảm ho không có đờm do viêm đường hô hấp.

  • Tên chung: dextromethorphan.
  • Tên thương hiệu: Babee Cof, Buckleys Mixture, Benylin DM Pediatric, Creomulsion, DayQuil Cough, Delsym, Creo-Terpin, Delsym 12 Hour Cough Relief, Robafen Cough Liquidgels, Elixsure Cough, Robitussin CoughGels, St. Joseph Cough Suppressant, Scot-Tussin Diabetic, Silphen DM, Theraflu Thin Strips Cough, Sucrets DM Cough, Triaminic Long Acting Cough.
  • Phân nhóm: Thuốc tác dụng lên đường hô hấp.

Những thông tin cần biết về thuốc Dextromethorphan

Thành phần

  • Dextromethorphan hydrobromide.

Tác dụng

Dextromethorphan là thuốc giảm ho không có đờm do viêm đường hô hấp (cảm lạnh, viêm xoang). Thuốc không dùng để điều trị cơn ho dai dẳng do vấn đề hô hấp kéo dài (viêm phế quản mãn tính, hen suyễn, khí phế thủng) hoặc do hút thuốc nếu không được bác sĩ chỉ định. Thành phần chính của thuốc là Dextromethorphan. Nó hoạt động dựa trên cơ chế giảm cảm giác ho.

Tính an toàn và hiệu quả của các sản phẩm trị ho chưa được chứng minh ở đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi. Do đó, không dùng Dextromethorphan để điều trị cảm lạnh cho trẻ trong nhóm độ tuổi này nếu không được chuyên gia chỉ định.

Dextromethorphan không có khả năng chữa hoặc rút ngắn thời gian bị cảm lạnh và có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Để hạn chế nguy cơ mắc phải tác dụng phụ, cần tuân thủ nghiêm ngặt về hàm lượng và liều dùng được chỉ định. Không dùng Dextromethorphan để giúp trẻ buồn ngủ và dễ ngủ hơn. Không dùng đồng thời Dextromethorphan với thuốc ho hoặc một số thuốc cảm lạnh khác có chứa thành phần tương tự. Hỏi ý kiến dược sĩ/ bác sĩ về biện pháp làm giảm triệu chứng cảm, ho (dùng máy điều hòa độ ẩm, xịt mũi bằng nước muối, uống đủ nước).

Chỉ định

Thuốc Dextromethorphan được chỉ định cho các đối tượng sau:

  • Bị kích thích do cảm lạnh thông thường, viêm xoang cấp hoặc hít phải chất kích thích.
  • Ho không đờm, mạn tính.

Chống chỉ định

Không dùng Dextromethorphan cho các đối tượng sau:

  • Dị ứng hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phần của thuốc.
  • Đang dùng IMAO.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi.

Dạng bào chế và hàm lượng

Dextromethorphan có ở dạng dextromethorphan Hbr (dextromethorphan hydrobromide) với hàm lượng như sau:

  • Siro, thuốc uống: 5 mg/5 ml, 7,5 mg/5 ml, 10 mg/5 ml, 15 mg/5 ml, 20 mg/15 ml.
  • Viên ngậm: 5mg, 10mg, 7,5mg.
  • Viên nang, thuốc uống: 15mg.
  • Miếng ngậm: 7,5mg.
  • Dung dịch, thuốc uống: 7,5 mg/5 ml, 7,5 mg/ml, 10 mg/15 ml, 12,5 mg/5 ml, 15 mg/5 ml, 30 mg/15 ml.

Cách sử dụng

Đọc kĩ thông tin về cách sử dụng thuốc dextromethorphan được in sẵn trong tờ hướng dẫn được đính kèm trong mỗi hộp thuốc hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng. Việc dùng thuốc sai mục đích và sai cách đều tăng nguy cơ mắc phải tác dụng phụ nguy hiểm.

  • Với thuốc dạng dung dịch: Thận trọng đo liều bằng dụng cụ chuyên dụng. Không dùng muỗng ăn thông thường để đong thuốc.
  • Với thuốc dạng viên uống: Uống thuốc kèm ly nước đầu để bôi trơn cổ họng, giảm kích ứng.

Khi nhận thấy thuốc có dấu hiệu biến chất (thay đổi màu sắc, mùi vị) hoặc hết hạn sử dụng, tuyệt đối không sử dụng để tránh tác hại nguy hiểm do dùng thuốc kém chất lượng.

Sau 7 ngày dùng thuốc, nếu triệu chứng ho không được cải thiện hoặc bạn bị phát ban da, đau đầu, liên hệ với chuyên gia để tìm hướng giải quyết.

Tham khảo: Thuốc Otipax có công dụng gì?

Liều dùng

Thông tin cung cấp dưới đây không thể thay thế cho liều dùng của chuyên gia. Luôn luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng nếu như bạn có ý định dùng thuốc trên điều trị.

Liều dùng cho người lớn:

  • Viên nang, viên nén, dung dịch, siro: Dùng 10 – 30 mg, uống mỗi 4 – 8 giờ.
  • Thuốc ngậm: Dùng 3 viên ngậm (10 mg/ viên) sau mỗi 6 – 8 giờ.
  • Viên phóng thích chậm: Dùng 60 mg thuốc sau mỗi 12 giờ.
  • Miếng ngậm: Dùng 120 mg/ ngày.

Liều dùng tối đa thuốc dextromethorphan không được quá 120 mg/ ngày.

Liều dùng thông thường cho trẻ em:

Trẻ từ 2 – 6 tuổi:

  • Viên nang, viên nén, dung dịch, siro: Dùng 2.5 – 7.5 mg, uống mỗi 6 – 8 giờ.
  • Dung dịch 5 mg/5 ml dạng uống: Dùng 5 ml uống sau mỗi 4 giờ. Không dùng quá 4 liều trong vòng 24 giờ.
  • Viên phóng thích chậm: Dùng 15 mg thuốc sau mỗi 12 giờ.

Trẻ từ 7 – 12 tuổi:

  • Viên nang, viên nén, dung dịch, siro: Dùng 5 – 10 mg, uống mỗi 4 giờ hoặc dextromethorphan 15mg sau mỗi 6 – 8 giờ.
  • Viên phóng thích chậm: Dùng 30 mg sau mỗi 12 giờ.
  • Dung dịch 5 mg/5 ml dạng uống: Dùng 10 ml uống sau mỗi 4 giờ. Không dùng quá 4 liều trong vòng 24 giờ.
  • Miếng ngậm: Dùng 2 miếng / ngày, sau mỗi 6 – 8 giờ.

Liều dùng tối đa thuốc dextromethorphan không được quá 60 mg/ ngày.

Trẻ em trên 12 tuổi:

  • Viên nang, viên nén, dung dịch, siro: Dùng 10 – 30 mg, uống mỗi 4 – 8 giờ.
  • Miếng ngậm: Dùng 120 mg/ ngày.

Liều dùng thuốc tối đa không quá 120 mg/ ngày.

Bảo quản

  • Dextromethorphan nên được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát ở nhiệt độ phòng.
  • Đặt thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và động vật nuôi trong nhà.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc

Thận trọng

Trước khi dùng thuốc cần lưu ý điều gì?

Không dùng Dextromethorphan nếu bạn đang dùng một chất ức chế MAOI như phenelzine (Nardil), isocarboxazid (Marplan), selegiline (Eldepryl, Emsam), rasagiline (Azilect), tranylcyprom hoặc nếu bạn ngưng sử dụng thuốc ức chế MAOI trong vòng 2 tuần trước khi điều trị bằng dextromethorphan.

Thông báo với chuyên gia nếu bạn có ý định mang thai, đang mang thai hoặc đang cho con bú.

Thông báo với chuyên gia về việc sử dụng dextromethorphan nếu bạn bị viêm phế quản mãn tính, khí phế thủng, hen suyễn…

Trong một vài nhãn hiệu viên nén nhai chứa dextromethorphan có thể được làm ngọt bằng aspartame (một dạng của phenylalanine), không tốt cho người bị phenylceton niệu. Do đó, thông báo với chuyên gia nếu bạn mắc phải bệnh trên.

Thông báo với bác sĩ nếu bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc có tiền sử dị ứng với bất kỳ vật gì (thực phẩm, thuốc, lông da động vật…).

Thận trọng chung khi dùng thuốc

Dùng rượu trong khi dùng thuốc dextromethorphan có thể làm giảm tốc độ suy nghĩ hoặc phản ứng của cơ thể.

Không dùng thuốc giảm cân, thuốc caffeine hoặc chất kích thích khác (như ADHB). Dùng đồng thời dextromethorphan với các chất trên có thể làm tăng nguy cơ mắc phải tác dụng phụ khó chịu.

Không sử dụng bất kỳ loại thuốc ho, cảm lạnh hoặc dị ứng không kê đơn khi chưa được chuyên gia chỉ định.

Luôn luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu có ý định dùng thuốc ho cho trẻ em. Việc lạm dụng hoặc dùng thuốc ho không đúng cách có thể gây tử vong ở đối tượng trẻ em.

Thận trọng khi dùng thuốc cho đối tượng đặc biệt

Người ta không biết liệu Dextromethorphan có an toàn cho thai nhi hay không. Do đó, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi dùng.

Tìm hiểu thêm: Thuốc Supradyn điều trị bệnh gì?

Tương tác thuốc

Dextromethorphan có thể tương tác với các loại thuốc sau đây:

  • celecoxib (Celebrex);
  • darifenacin (Enablex);
  • terbinafine (Lamisil);
  • cinacalcet (Sensipar);
  • imatinib (Gleevec);
  • ranolazine (Ranexa)
  • quinidin (Quinaglute, Quinidex);
  • sibutramine (Meridia);
  • ritonavir (Norvir);
  • Thuốc điều trị huyết áp cao;
  • Một số loại thuốc chống trầm cảm như: amitriptyline (Elavil, Etrafon), fluoxetine (Wellbutrin, Zyban), bupropion (Wellbutrin, Zyban), fluoxetine (Prozac, Sarafem), imipramine (Tvox), fluvetamine (Luvox).

Trên đây chưa phải là danh sách liệt kê đầy đủ nhất những thuốc có khả năng tương tác với dextromethorphan. Để tránh hiện tượng trên, người bệnh nên kê khai tất cả thuốc điều trị đang sử dụng (bao gồm thuốc không kê đơn, thuốc kê đơn, thuốc thảo dược, vitamin, khoáng chất…). Dựa vào đó, chuyên gia sẽ có biện pháp điều chỉnh phù hợp nếu có hiện tượng tương tác xảy ra.

Tác dụng phụ

Dextromethorphan có thể gây ra một số tác dụng phụ trong quá trình điều tri, đó là:

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng:

  • Đau dạ dày

Tác dụng phụ nghiêm trọng:

  • Chóng mặt, lo lắng, bôn chồn.
  • Co giật.
  • Nhầm lẫn, ảo giác.
  • Thở chậm, thở nông.

Trên đây chưa phải là bản liệt kê đầy đủ nhất những tác dụng phụ có thể mắc phải khi điều trị bằng dextromethorphan. Liên hệ với chuyên gia nếu cơ thể bạn xuất hiện một số tác dụng phụ nghiêm trọng trong quá trình dùng thuốc trên.

Tìm hiểu thêm: Thuốc Prospan® – siro trị ho được nhiều người tin dùng

Cách xử lý khi quá liều

Quá liều dextromethorphan có thể gây các triệu chứng gồm:

  • Buồn nôn
  • Chóng mặt
  • Buồn ngủ
  • Khó thở
  • Tim đập nhanh
  • Co giật.

Ngoài ra, dùng thuốc quá liều cũng có thể gây hôn mê hoặc tử vong.

Để tránh phải tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc quá liều lượng cho phép, cần điều chỉnh liều dùng cho phù hợp, tránh lạm dụng. Khi xuất hiện những biểu hiện bất thường nghiêm trọng, nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Trên đây là một số thông tin về thuốc dextromethorphan. Mọi thắc mắc về thuốc điều trị trên, cần liên hệ với người có chuyên môn để được tư vấn và giải đáp.

Có thể bạn quan tâm

Cảm cúm là căn bệnh có khả năng lây lan từ người này sang người khác

Cảm cúm có lây không? Khi nào thì bệnh có khả năng lây lan?

Cảm cúm có lây không? thì câu trả lời sẽ là có. Nếu tiếp xúc trực tiếp với người đang...

Viêm xoang có lây nhiễm không? Cách phòng ngừa như thế nào?

Bệnh viêm xoang có di truyền không, làm sao ngừa?

Bệnh viêm xoang có di truyền không là vấn đề có không ít người băn khoăn.Giải đáp được vấn đề...

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong vô cùng đơn giản không phải ai cũng biết

Chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong là biện pháp tự nhiên có tác dụng hỗ trợ quá trình...

Dùng cá ngựa trị viêm xoang có được không? Chuyên gia tư vấn

Viêm xoang là bệnh có xu hướng mãn tính, đặc trưng bởi triệu chứng đau nhức xoang mũi, nhức đầu,...

Ráy tai tích tụ gây tắc nghẽn: Triệu chứng, nguyên nhân & cách điều trị

Ráy tai đóng vai trò như một "vệ sĩ" trong tuyến phòng thủ bảo vệ tai trong. Chúng giúp bôi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *