Thuốc Celosti: Tác dụng, Cách dùng và Liều lượng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Celosti là dược phẩm của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang – VIỆT NAM. Thuốc được sử dụng để cải thiện các triệu chứng do viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp.

Thuốc Celosti
Thuốc Celosti được sử dụng để cải thiện các triệu chứng do viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp gây ra

  • Tên thuốc: Celosti
  • Phân nhóm: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
  • Dạng bào chế: Viên nang

Những thông tin cần biết về thuốc Celosti

1. Thành phần

Thuốc có chứa hoạt chất Celecoxib. Thành phần này thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID), có khả năng ức chế chọn lọc lên COX-2.

Celecoxib ức chế COX-2 nhằm làm giảm sinh tổng hợp tiền chất gây viêm prostaglandin. Do đó, hoạt chất này có tác dụng giảm viêm, sưng, nóng đỏ và các triệu chứng đi kèm.

Vì không tác động đến COX-1 nên Celecoxib ít gây tổn thương lên dạ dày, thận và không ảnh hưởng đến khả năng đông máu của tiểu cầu.

2. Chỉ định

Thuốc Celosti được chỉ định trong các trường hợp sau:

3. Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc Celosti cho những đối tượng sau:

  • Mẫn cảm với các thành phần trong thuốc
  • Xuất huyết tràng vị
  • Loét dạ dày tá tràng tiến triển
  • Suy gan nặng
  • Suy thận nặng
  • Trẻ em dưới 12 tuổi

Người có tiền sử dị ứng với các NSAID có nguy cơ cao khi dùng thuốc Celosti. Cần thông báo với bác sĩ để dự phòng những rủi ro có thể phát sinh.

4. Dạng bào chế – hàm lượng

  • Dạng bào chế: Viên nang
  • Hàm lượng: 100mg, 200mg

5. Cách dùng – liều lượng

Tham khảo cách sử dụng, liều dùng và tần suất in trên bao bì thuốc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được giải đáp.

Cách dùng:

  • Dùng thuốc bằng đường uống
  • Uống sau bữa ăn

Liều dùng trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để được cung cấp thông tin cụ thể, bạn cần trao đổi trực tiếp với nhân viên y tế!

celosti 100
Cần dùng đúng liều lượng và tần suất được chỉ định để thuốc phát huy tác dụng tối đa

Liều dùng thông thường khi điều trị viêm khớp dạng thấp

  • Dùng 100 – 200mg/ 2 lần/ ngày

Liều dùng thông thường khi điều trị viêm khớp

  • Dùng 200mg/ lần/ ngày
  • Hoặc dùng 100mg/ 2 lần/ ngày

Cần giảm nửa liều với bệnh nhân suy nhẹ đến trung bình.

Thông báo với bác sĩ nếu triệu chứng không được cải thiện hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn.

Tham khảo thêm: Thuốc Acid folic là gì?

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc Celosti ở nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ cao và ánh nắng trực tiếp.

Ngoài ra, không để thuốc trong ngăn đông tủ lạnh hay phòng tắm. Những nơi có độ ẩm cao có thể khiến thuốc bị ẩm mốc và hư hại.

7. Giá thành

Thuốc Celosti 200mg được bán với giá 20 – 30,000 đồng/ hộp 2 vỉ x 10 viên.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Celosti

1. Thận trọng

Bệnh nhân có vấn đề về tim mạch, hen suyễn, mất nước, huyết áp cao,… cần thận trọng khi dùng Celosti. Thuốc có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ ở những bệnh nhân này.

celosti 200 giá bao nhiêu
Thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân cao huyết áp

Theo dõi chặt chẽ biến chứng ở đường tiêu hóa đối với bệnh nhân từng có tiền sử xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày,…

Không dùng thuốc ở liều cao hoặc dùng với bất cứ chế phẩm NSAID nào khác. Điều này có thể dẫn đến ảnh hưởng đến khả năng tập kết tiểu cầu và gây chảy máu bất thường.

Cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

2. Tác dụng phụ

Tác dụng phụ do thuốc Celosti chủ yếu có mức độ nhẹ đến trung bình. Rất ít các trường hợp gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng.

Tác dụng phụ thông thường:

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Choáng váng
  • Nhức đầu
  • Viêm dạ dày
  • Phản ứng dị ứng
  • Viêm ruột
  • Táo bón
  • Thiếu máu
  • Vàng da
  • Viêm gan
  • Viêm phế quản

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Phản ứng phản vệ
  • Phù mạch

Thông báo với bác sĩ khi tác dụng phụ của thuốc Celosti xuất hiện.

3. Tương tác thuốc

Thuốc Celosti có thể tương tác với những loại thuốc sau:

  • Aspirin
  • NSAID
  • Lithium
  • Thuốc chống đông máu Warfarin
  • Fluconazol

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *