Thuốc Bromazepam là thuốc gì?

Thuốc Bromazepam thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần. Thuốc thường được dùng trong điều trị rối loạn cảm xúc như trầm cảm, kích động, căng thẳng. Ngoài ra thuốc còn có khả năng khắc phục một số rối loạn chức năng ở hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu, hệ tim mạch – hô hấp và một số rối loạn tâm thần thực thể khác.

Thuốc Bromazepam
Thông tin cơ bản về công dụng, liều lượng, cách dùng và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Bromazepam

Bị mất ngủ suốt 10 năm bà Hoàng Thị Đức 63 tuổi - Hà Nội đã tìm lại giấc ngủ ngon sau 2 tháng sử dụng bài thuốc thảo dược quý [Tham khảo kinh nghiệm để ngủ ngon]
  • Nhóm thuốc: Thuốc hướng tâm thần
  • Tên biệt dược: Lexomil, Lexotan
  • Thuốc biệt dược mới: Lexomil, Lexotan, Pymeroxomil, Bromafar

Thông tin về thuốc Bromazepam

Dạng bào chế

Viên nén.

Thành phần

Thuốc Bromazepam được bào chế từ hoạt chất Bromazepam và lượng tá dược vừa đủ trong một viên nén.

Công dụng

Thuốc Bromazepam có công dụng ngăn ngừa và điều trị một số rối loạn về cảm xúc như căng thẳng, lo âu, loạn tính khí kèm theo tình trạng lo âu trong chứng trầm cảm, mất ngủ, dễ bị kích động.

Ngoài ra thuốc còn có tác dụng khắc phục những biểu hiện do căng thẳng thần kinh và lo âu gây ra gồm:

  • Rối loạn các chức năng của hệ tim mạch và hô hấp: Rối loạn giả hồi hộp đánh trống ngực, đau thắt ngực, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, thở gấp, khó thở… do nguyên nhân tâm thần
  • Rối loạn các chức năng của hệ tiêu hóa: Viêm loét kết tràng, co thắt, trướng bụng, hội chứng kết tràng dễ bị kích thích, đau thượng vị. tiêu chảy…
  • Rối loạn các chức năng của hệ tiết niệu: Đau bụng kinh, bàng quang dễ bị kích thích, đái dắt…
  • Một số rối loạn tâm thần thực thể khác: Xuất hiện bệnh ngoài da do nguyên nhân tâm thần, đau đầu do nguyên nhân tâm thần…

Thuốc Bromazepam được bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng trong điều trị căng thẳng, lo âu có liên quan hoặc do chịu sự tác động của một số bệnh mãn tính. Hơn thế thuốc còn được sử dụng như một liệu pháp hỗ trợ điều trị bệnh thần kinh tâm lý.

Chống chỉ định

Thuốc Bromazepam chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Những người quá mẫn cảm với hoạt chất Bromazepam, benzodiazépines hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Những bệnh nhân nghiện rượu hoặc nghi ngờ bị nghiện rượu
  • Bệnh nhân bị một tình trạng nào đó phải lệ thuộc vào thuốc gây nghiện không nên sử dụng thuốc Bromazepam. Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự giám sát chặt chẽ từ bác sĩ chuyên khoa.

Cách dùng và liều lượng

Cách dùng

Viên nén Bromazepam được sử dụng thông qua đường miệng. Người bệnh cần nuốt trọn một viên thuốc cùng với ít nhất 240ml nước lọc. Người dùng không nên tán nhuyễn thuốc hoặc bẻ đôi thuốc trước khi sử dụng và không nhai thuốc. Đối với bệnh nhi hoặc những bệnh nhân thường xuyên có cảm giác nôn ói khi uống thuốc, người bệnh có thể dùng thuốc cùng với thức ăn hoặc với sữa.

Liều lượng

Tùy thuộc vào thể trạng, tình trạng sức khỏe và độ tuổi mắc bệnh, liều dùng thuốc ở mỗi người không giống nhau.

Liều dùng thuốc Bromazepam
Liều dùng thuốc Bromazepam

Liều dùng thuốc thông thường

  • Liều khuyến cáo cho điều trị ngoại trú: Dùng 1,5 – 3mg/lần x 2 – 3 lần/ngày. Liều tối đa là 3 lần/ngày
  • Liều dùng thuốc cho trường hợp bệnh nặng, phải điều trị ở bệnh viện: Dùng 6 – 12mg, sử dụng 2 – 3 lần/ngày.

Liều dùng thuốc Bromazepam nêu trên chỉ mang tính tổng quát. Vì thế nên dựa vào các đáp ứng để điều chỉnh liều phù hợp cho từng bệnh nhân. Trong trường hợp điều trị ngoại trú, liều khởi đầu nên thấp. Sau đó tăng dần liều dùng cho đến khi đạt được liều tối ưu. Khi những triệu chứng của bệnh đã dần được cải thiện, người bệnh nên thử ngưng sử dụng thuốc sau vài tuần điều trị. Nếu ngưng thuốc trong khoảng thời gian này, người bệnh sẽ không gặp vấn đề gì cả. Trong trường hợp sử dụng thuốc dài hạn, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc một cách từ từ để cơ thể kịp đáp ứng.

Liều dùng thuốc cho những trường hợp đặc biệt

Trong trường hợp sử dụng thuốc Bromazepam cho bệnh nhi, người bệnh cần phải được điều chỉnh liều dùng thuốc sao cho phù hợp nhất dựa theo thể trọng của trẻ.

Ở bệnh nhân cao tuổi và những người có cơ thể yếu ớt, người bệnh phải dùng thuốc với liều thấp hơn so với liều thông thường dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Bảo quản

Người bệnh cần bảo quản thuốc tại những nơi khô thoáng với nhiệt độ khoảng 20 – 30 độ C. Tránh để thuốc tại những nơi ẩm ướt và tránh ánh sáng mặt trời. Ngoài ra thuốc phải được giữ nguyên trong vỉ, trong hộp hoặc trong bao bì kín. Người bệnh không nên lấy thuốc ra ngoài khi chưa sử dụng.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Bromazepam

Khuyến cáo khi dùng

Trước khi sử dụng thuốc Bromazepam, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Bệnh nhân bị nhược cơ cần thận trọng khi sử dụng thuốc Bromazepam. Bởi lượng tá dược trong thuốc có thể làm nặng hơn tình trạng này
  • Ở những tháng đầu của thai kỳ, người bệnh không nên sử dụng thuốc để tránh gây nguy hiểm cho thai nhi. Hoặc bạn chỉ nên sử dụng thuốc trong trường hợp đặc biệt cần thiết và có sự chỉ định liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa
  • Hoạt chất có trong thuốc Bromazepam được bài tiết qua sữa mẹ. Vì thế người bệnh không được sử dụng thuốc trong thời gian cho con bú
  • Người bệnh không được vận hành máy móc hoặc điều khiển xe từ 4 – 6 giờ sau khi uống thuốc Bromazepam. Bởi thuốc có thể làm giảm phản xạ và độ tập trung của người bệnh tùy theo liều dùng. Ngoài ra mức độ nhạy cảm của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng.
  • Việc sử dụng Bromazepam có thể gây ra tình trạng lệ thuộc thuốc. Khi sử dụng thuốc kéo dài hoặc sử dụng thuốc với liều cao, dùng thuốc ở những bệnh nhân có yếu tố mở đường, nguy cơ này sẽ tăng lên. Nếu đột ngột ngưng sử dụng thuốc, những triệu chứng do nghiện thuốc sẽ xảy ra bao gồm: Trong trường hợp nặng sẽ xuất hiện những cơn vật vã, run rẩy, hồi hộp, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, không thể tập trung. Ngoài ra, cơ thể có thể xuất hiện một vài triệu chứng khác bao gồm: Co thắt ở bụng và cơ bắp, toát mồ hôi, rối loạn tri giác, gây mê sản và những cơn động kinh (hiếm gặp)
  • Sau khi ngưng sử dụng thuốc những triệu chứng liên quan đến việc nghiện thuốc sẽ xảy ra trong vài giờ, vài ngày hoặc lâu hơn tùy theo thời gian tác động của thuốc
  • Để có thể giảm tối đa nguy cơ lệ thuộc thuốc, thuốc Bromazepam hoặc benzodiazépines chỉ nên được kê đơn và sử dụng khi người bệnh đã được chẩn đoán kỹ bệnh lý. Đồng thời thuốc chỉ nên được kê đơn trong một thời gian ngắn (nên ngắn nhất có thể). Nếu cần tiếp tục sử dụng thuốc, bệnh nhân phải được kiểm tra và tái khám định kỳ. Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc Bromazepam dài hạn đối với những trường hợp bệnh nặng, bệnh rất xấu. Ngoài ra việc sử dụng thuốc dài hạn cần dựa vào sự cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ lệ thuộc thuốc
  • Để tránh gặp phải những triệu chứng cai nghiện, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Bromazepam một cách từ từ. Đồng thời liều dùng cũng phải giảm một cách từ từ. Trong trường hợp xuất hiện những triệu chứng cai nghiện, bệnh nhân cần được chăm sóc và chịu sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.
Khuyến cáo khi dùng thuốc Bromazepam
Để tránh gặp phải những triệu chứng cai nghiện, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Bromazepam một cách từ từ

Tác dụng phụ

Ở liều điều trị, thuốc Bromazepam được dung nạp rất tốt. Khi sử dụng thuốc với liều cao, cơ thể có thể xảy ra một vài phản ứng nhẹ gồm: Buồn ngủ, cơ thể mệt mỏi, yếu cơ (hiếm gặp). Những triệu chứng này sẽ giảm dần và mất đi khi người bệnh giảm liều dùng thuốc.

Theo kinh nghiệm lâm sàng, thuốc không gây độc tính ở máu, trên chức năng gan cũng như chức năng của thận. Tuy nhiên người bệnh vẫn nên thường xuyên đến bệnh viện để kiểm tra và theo dõi những thông số này nếu sử dụng thuốc dài hạn. Trong trường hợp người bệnh sử dụng thuốc với liều cao và sử dụng thuốc kéo dài, tình trạng lệ thuộc thuốc có thể xảy ra. Nhất là những bệnh nhân có yếu tố mở đường, như đối với tất cả các thuốc an thần hoặc các loại thuốc ngủ khác.

Trong trường hợp có phản ứng nghịch lại trong thời gian sử dụng thuốc (lo âu nặng hơn, hay kích động, rối loạn giấc ngủ, ảo giác) người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc.

Một số tác dụng ngoại ý có thể liên quan đến mức độ nhạy cảm của từng cơ địa và liều dùng thuốc ở mỗi người.

Tương tác thuốc

Việc uống rượu trong thời gian sử dụng thuốc Bromazepam sẽ làm tăng tác dụng điều trị của thuốc tương tự như những loại thuốc hướng tâm thần khác.

Nếu sử dụng đồng thời thuốc Bromazepam cùng với những loại thuốc có khả năng tác động lên hệ thần kinh trung ương, tác dụng ức chế thần kinh trung ương có thể tăng lên đáng kể. Đặc biệt là khi sử dụng Bromazepam cùng với những loại thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc giảm đau và gây vô cảm…

Quá liều

Việc sử dụng thuốc Bromazepam quá liều (sử dụng đơn độc) dù vô tình hay cố ý đều rất hiếm khi gây những phản ứng nghiêm trọng và làm ảnh hưởng đến tính mạng. Khi dùng thuốc quá liều, những triệu chứng chủ yếu là tác động điều trị được tăng lên một cách mạnh mẽ, gồm: Ngủ sâu, an thần, yếu cơ… hoặc bị kích động. Đa số những trường hợp quá liều, người bệnh chỉ cần được theo dõi và được chăm sóc cẩn thận.

Nếu bệnh nhân sử dụng liều rất cao Bromazepam, đồng thời kèm theo phối hợp những loại thuốc có khả năng tác động lên hệ thần kinh trung ương khác, người bệnh có thể hôn mê sâu. Ngoài ra bệnh nhân có thể bị suy hô hấp, khó thở, suy tim và mất phản xạ. Biện pháp cấp cứu khi sử dụng thuốc quá liều là theo dõi y khoa và rửa dạ dày. Đồng thời dùng Anexate (Flumazénil) để giải độc.

Quá liều Bromazepam
Việc sử dụng đơn độc thuốc Bromazepam quá liều rất hiếm khi gây ra những phản ứng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến tính mạng

Bài viết là những thông tin cơ bản về công dụng, liều lượng, cách dùng và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Bromazepam. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn, người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi có yêu cầu và chỉ định liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân tuyệt đối không sử dụng thuốc bừa bãi để tránh gây nguy hiểm. Ngoài ra trong thời gian điều trị, bạn cần thường xuyên đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra các chức năng. Bởi ngoài tác dụng chữa bệnh, thuốc còn có khả năng gây nên nhiều rủi ro không mong muốn.

Tin bài nên đọc

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.