Thuốc Blooming của Hàn Quốc: Cách dùng và một số lưu ý

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Blooming là sản phẩm của Công ty TNHH Dược phẩm Dae Hwa – Hàn Quốc. Loại thuốc này thường được dùng để hỗ trợ điều trị một số vấn đề về da liễu như nám da, sạm da, viêm da, rụng tóc… Phạm vi bài viết sẽ cung cấp một số thông tin về thuốc Blooming để giúp bạn sử dụng đúng mục đích, tránh phát sinh rủi ro.

thuốc blooming hàn quốc
Blooming là dược phẩm có nguồn gốc từ Hàn Quốc được dùng hỗ trợ điều trị nám da, viêm da, rụng tóc…

  • Tên thuốc: Blooming
  • Dạng bào chế: Viêm nang mềm
  • Phân nhóm: Thuốc da liễu
  • Quy cách đóng gói: Hộp 12 vỉ x 5 viên, Hộp 24 vỉ x 5 viên

Những thông tin cần biết về thuốc Blooming

1. Thành phần

Thành phần chính có trong 1 viên thuốc Blooming là L-Cystine với hàm lượng 500mg. Đây là một amino acid tự nhiên có tác dụng khử các gốc tự do và làm tăng  chuyển hóa ở da.

L-Cystine được hấp thu tích cực ở đường ruột và đạt nồng độ cao nhất trong huyết tương sau khi dung nạp khoảng 1 – 6 giờ. L-Cystine được thải trừ chủ yếu qua mật, sau 24 giờ uống nó có thể thải trừ được khoảng 21%.

2. Chỉ định

Thuốc Blooming được chỉ định trong việc hỗ trợ điều trị một số vấn đề sau:

  • Sạm da do thuốc, mỹ phẩm, suy gan, cháy nắng…
  • Viêm da do thuốc
  • Nổi ban trên da
  • Mề đay
  • Mụn trứng cá
  • Mụn nhọt
  • Chốc lở
  • Da tăng tiết bã nhờn
  • Gãy, rụng tóc
  • Móng dễ gãy chẻ
  • Tổn thương biểu mô giác mạc
  • Viêm giác mạc chấm nông
thuốc blooming có tác dụng gì
Blooming có thể giúp bạn khắc phục tình trạng rụng tóc do nhiều nguyên nhân khác nhau

Ngoài ra, thuốc Blooming còn có thể được sử dụng cho các mục đích không được đề cập trên đây. Vui lòng trao đổi trực tiếp với bác sĩ trước khi dùng thuốc cho bất cứ mục đích nào.

3. Chống chỉ định

Blooming chống chỉ định với bệnh nhân bị rối loạn chức năng thận, cystin niệu hay hôn mê gan.

4. Liều lượng – Cách dùng

Trước khi sử dụng Blooming, bạn nên đọc kỹ thông tin về cách dùng cũng như liều lượng được đề cập trong tờ hướng dẫn. Không tự ý tăng hay giảm liều khi chưa nhận được chỉ định từ nhân viên y tế.

Cách dùng:

  • Nuốt trọn viên thuốc chung với nước lọc
  • Dùng trong khi ăn
  • Tham khảo bác sĩ nếu bạn muốn dùng thuốc với thức uống khác

Liều dùng:

Liều lượng và tần suất sử dụng thuốc Blooming dưới đây chỉ có giá trị tham khảo, không thay thế cho chỉ định từ bác sĩ.

  • Người lớn: 2 – 4 viên/ngày.
  • Trong nhãn khoa: Với liều tấn công 4 – 6 viên/ngày, trong 10 ngày. Với liều duy trì: 2 – 4 viên/ngày.
  • Trẻ em trên 15kg: 2 viên/ngày.
  • Trẻ em dưới 15kg: 1 viên/ngày.

Thời gian dùng thuốc phụ thuộc vào tình trạng bạn đang gặp phải và khả năng hấp thu thuốc của cơ thể. Nếu dùng Blooming trong 30 ngày không thấy tiến triển, hãy thông báo với bác sĩ để được cân nhắc về việc tiếp tục sử dụng.

Có thể bạn quan tâm: Thuốc Acirax có tác dụng gì?

5. Bảo quản thuốc

Bạn cần bảo quản Blooming đúng cách để giữ được tác dụng điều trị của thuốc. Để thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng và độ ẩm cao. Ngưng dùng khi thuốc có dấu hiệu biến chất, hư hại hay hết hạn. Lúc này, cần xử lý theo hướng dẫn trên bao bì để tránh ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Blooming

1. Khuyến cáo

Hiện chưa có nghiên cứu về tính an toàn của Blooming khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Chính vì thế, với nhóm đối tượng này chỉ nên sử dụng trong trường hợp thật sự cần thiết khi bác sĩ đã cân nhắc lợi ích và rủi ro.

thuốc blooming có tốt không
Không sử dụng Blooming cho phụ nữ cho con bú khi bác sĩ chưa cho phép

2. Tác dụng phụ

Mặc dù khi sử dụng ở liều thông thường, Blooming được dung nạp rất tốt nhưng bạn vẫn có thể gặp phải các tác dụng ngoại ý trong thời gian dùng thuốc.

Sau đây là một số tác dụng không mong muốn có thể phát sinh của Blooming:

  • Buồn nôn
  • Phát ban
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Viêm dạ dày

Tác dụng phụ của thuốc thường không quá nghiêm trọng và sẽ có xu hướng giảm khi điều chỉnh liều hay ngưng dùng thuốc. Bạn nên chủ động thông báo với bác sĩ khi có biểu hiện bất thường phát sinh trong quá trình dùng Blooming. Bác sĩ sẽ giúp bạn khắc phục tác dụng phụ với cách an toàn.

3. Tương tác thuốc

Blooming có thể xảy ra phản ứng với một số thành phần có trong thuốc khác. Levodopa là thuốc được báo cáo có khả năng tương tác với Blooming khi sử dụng đồng thời.

Để ngăn ngừa tương tác, tốt nhất bạn nên báo với bác sĩ thông tin về danh sách tất cả các thuốc mình đang dùng. Bác sĩ sẽ có sự điều chỉnh phù hợp nếu xác định có tương tác phát sinh.

Có thể bạn quan tâm

Địa chỉ khám và chữa viêm da cơ địa uy tín tại Hà Nội

Viêm da cơ địa là bệnh lý rất dễ tái phát gây nổi mẩn, phát ban và ngứa ngáy dữ...

viêm da cơ địa tái đi tái lại

Bệnh viêm da cơ địa tái đi tái lại phải làm sao?

Viêm da cơ địa là bệnh viêm da mãn tính có tiến triển dai dẳng, khó điều trị và rất...

3 dầu gội cho tóc dầu và ngăn ngừa rụng tốt nhất

3 dầu gội cho tóc dầu và ngăn ngừa rụng tốt nhất

Dầu gội dành cho tóc dầu vừa có tác dụng ngăn ngừa rụng tóc hiện đang được rất nhiều người...

Da nổi mẩn ngứa thành mảng có nguy hiểm không?

Da nổi mẩn ngứa thành mảng là biểu hiện lâm sàng của các bệnh lý da liễu thông thường như...

Tinh dầu trị rạn da Bio Oil: Giá bán, cách dùng và review

Tinh dầu trị rạn da Bio Oil là một trong những sản phẩm được nhiều người đánh giá cao và...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Mai thị liênMai thị liên says: Trả lời

    Thuốc này bao nhiêu tiền một sản phẩm vậy

  2. Trần Thị Lan PhươngTrần Thị Lan Phương says: Trả lời

    Xin được gửi câu hỏi tới Bác sỹ chuyên khoa ạ? Tôi dùng Blooming cùng với Paris của Pháp (có thành phần: Glutathion 50mg, Collactinve 50mg, Vitamin A, E, B5 và C Zn …) được gần 20 ngày rồi và bị nổi mụn rất nhiều. Vậy có nên tiếp tục sử dụng hay ngừng lại ạ? và có phải là do cơ thể nhiều độc tố nên khi sử dụng Blooming thải độc ra ko ạ? xin cảm ơn!!!
    Liều dùng: Uống vào mỗi buổi sáng 2v Paris và 2v Blooming sau ăn.

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *