Thuốc bôi ngoài da Bepanthen: tác dụng và cách sử dụng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bepanthen là thuốc bôi ngoài da có tác dụng chữa lành những tổn thương da ở bề mặt nông như vết bỏng nhẹ, vết trợt, bỏng nắng, rạn da khi mang thai và hăm đỏ ở trẻ sơ sinh.

kem bôi da Bepanthen
Bepanthen là thuốc bôi ngoài da có khả năng chữa lành những tổn thương da ở bề mặt nông

  • Tên thuốc: Bepanthen
  • Thành phần: Dexpethanol
  • Dạng bào chế: kem bôi ngoài da

Những thông tin cần biết về thuốc Bepanthen

Thuốc Bepanthen có dung lượng 30 gram và được bán với giá dao động từ 50 – 70 nghìn đồng. Giá thành có thể chênh lệch ở một số nhà thuốc và đại lý bán lẻ.

1. Thành phần

Thuốc Bepanthen chứa thành phần chính là Dexpethanol, hay còn gọi là Pethanol.

Pethanol có tác dụng chữa lành những tổn thương trên da, như vết thương hoặc vết bỏng. Ngoài ra, thành phần này còn có giúp làm mềm và tăng độ đàn hồi cho da nhờ vào khả năng kích thích sự tăng trưởng của các tế bào.

Pethanol còn hỗ trợ tái tạo, củng cố biểu bì bằng cách cải thiện hàng rào tự nhiên của da. Từ đó, làm giảm kích ứng, ngứa, ban đỏ và hiện tượng sưng viêm.

Tham khảo thêm: Thuốc Triapremin – công dụng, cách dùng và những lưu ý

2. Chỉ định

Thuốc Bepanthen được chỉ định đối với những tổn thương da nông như:

  • Vết bỏng nhẹ
  • Vết trợt
  • Vết thương da chậm lành
  • Bỏng nắng
  • Da khô, nứt nẻ
  • Trầy xước da
  • Rạn da bụng khi mang thai
  • Hăm đỏ ở trẻ sơ sinh

Một số tác dụng khác của thuốc không được đề cập trong bài viết. Cần trao đổi với bác sĩ nếu bạn có ý định sử dụng thuốc với mục đích khác.

3. Chống chỉ định

Bepanthen chống chỉ định với người bị dị ứng và mẫn cảm với Dexpethanol hoặc bất cứ thành phần nào trong thuốc.

4. Cách dùng – liều lượng

Trước khi sử dụng, bạn cần tham khảo thông tin in trên bao bì để dùng thuốc đúng cách. Hoặc bạn có thể trao đổi với dược sĩ để nhận được tư vấn cụ thể về cách dùng và liều lượng tương ứng với mức độ tổn thương ở da.

Thông tin chúng tôi cung cấp chỉ đáp ứng cho các trường hợp phổ biến nhất. Đồng thời không có giá trị thay thế cho tư vấn, chỉ định từ nhân viên y tế.

thuốc Bepanthen
Cần làm sạch tay và vùng da bị tổn thương trước khi sử dụng thuốc

Trước khi dùng thuốc, cần làm sạch tay và vùng da bị tổn thương. Sau đó, lau khô bằng khăn sạch trước khi tiếp xúc với thuốc. Lấy một lượng thuốc tương ứng với phạm vi da bị tổn thương, thoa nhẹ nhàng để thuốc ngấm hoàn toàn. Sau khi sử dụng thuốc, nên rửa tay sạch nhằm hạn chế tình trạng thuốc dính vào những vùng da khỏe mạnh.

Với trường hợp bị bỏng, bạn có thể thoa một lớp thuốc dày để làm dịu và thúc đẩy quá trình phục hồi của da.

Nên sử dụng từ 1 – 2 lần/ ngày để cải thiện các triệu chứng.

Tham khảo thêm: Acyclovir Stada 800mg – Công dụng, tác dụng phụ, cách sử dụng

5. Bảo quản

Vặn chặt nắp sau khi sử dụng nhằm tránh tình trạng thuốc biến chất và hư hại. Nếu nhận thấy thuốc có dấu hiệu đổi màu, có mùi lạ, bạn không nên tiếp tục sử dụng.

Tham khảo thông tin in trên bao bì hoặc trao đổi với dược sĩ để xử lý thuốc đúng cách.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Bepanthen

1. Thận trọng

Bepanthen có thể dùng được cho phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng.

thuốc Bepanthen
Cần thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ sơ sinh

Mặc dù thuốc có thể dùng trẻ sơ sinh nhưng làn da trẻ khá mỏng nên có nguy cơ bị tổn thương hoặc kích ứng do các thành phần trong thuốc. Phụ huynh nên sử dụng một lượng kem nhỏ để quan sát phản ứng của da trẻ trước khi quyết định dùng trên phạm vi rộng hơn. Đồng thời, cần kiểm soát chặt chẽ quá trình dùng thuốc của trẻ.

Có thể bạn quan tâm: Thuốc bôi da Hidem Cream: Công dụng và liều dùng

2. Tác dụng phụ

Bepanthen hầu như không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào. Rất ít trường hợp gặp phải phản ứng dị ứng khi sử dụng thuốc.

3. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc là hiện tượng Bepanthen phản ứng với một số thành phần trong các loại thuốc khác. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu cụ thể về các loại thuốc có khả năng tương tác với Bepanthen.

Do đó trước khi dùng Bepanthen, bạn cần thông báo với dược sĩ những loại thuốc mình đang sử dụng (đặc biệt là các loại thuốc bôi ngoài da) để được cân nhắc về tương tác thuốc có thể xảy ra.

4. Nên ngưng thuốc khi nào ?

Việc ngưng thuốc phải tuân thủ theo hướng dẫn của dược sĩ hoặc thông tin in trên bao bì. Tuy nhiên khi cơ thể xuất hiện phản ứng dị ứng (phát ban, khó thở, sưng da, sưng cổ họng, mắt sưng húp,…) cần chủ động ngưng thuốc để đảm bảo an toàn.

Mặc dù hiếm có trường hợp dị ứng với Dexpethanol. Nhưng nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường, bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *