Thuốc Axid là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Axid là thuốc được chỉ định để điều trị viêm loét dạ dày và ngăn ngừa nó tái phát trong tương lai. Axid hoạt động bằng cách ngăn chặn các tế bào giải phóng axit.

thuốc Axid
Axid là thuốc thường được chỉ định để điều trị chứng viêm loét dạ dày

Trung tâm Thuốc dân tộc là địa chỉ khám chữa bệnh nổi tiếng nhất hiện nay trong lĩnh vực YHCT. Trung tâm đã cứu giúp hàng ngàn người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh, đau đớn do bệnh dạ dày. Trong đó bao gồm cả nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Trần Nhượng, NS Chiến Thắng, NS Thu Hà…
  • Tên biệt dược: Nizatidine
  • Phân loại thuốc: Thuốc đường tiêu hóa
  • Dạng bào chế: Viên nang

Những thông tin cơ bản về thuốc Axid

Axid thuộc nhóm thuốc kháng H2 là thuốc kháng sinh ức chế sự sản sinh axit dạ dày. Thuốc có thể không phù hợp với một số đối tượng, do đó người bệnh nên tham khảo một số thông tin cơ bản về thuốc trước khi sử dụng để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

1. Thành phần

Thành phần chính của Axid là Nizatidine, là hoạt chất phổ biến được sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày và các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản và ăn mòn thực quản.

Nizatidine hoạt động bằng cách làm giảm lượng axit mà dạ dày tạo ra để hạn chế các triệu chứng như ợ nóng, khó nuốt, đau dạ dày.

2. Chỉ định

Thuốc Axid (Nizatidine) được chỉ định để điều trị một số bệnh lý như:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng và được sử dụng để ngăn chặn bệnh tái phát
  • Viêm loét thực quản ăn mòn
  • Chứng ợ nóng do trào ngược dạ dày thực quản

Một số chỉ định khác của Axid không được để cập trong bài viết này. Do đó, người bệnh có nhu cầu tìm hiểu thêm hoặc muốn sử dụng thuốc với ý định khác, xin vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn.

3. Chống chỉ định

Không dùng Axid cho bệnh nhân bị dị ứng với Nizatidine hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Người có tiền sử dị ứng với thuốc kháng Histamine H2 ví dụ như Ranitidine, Famotidine, Cimetidine thì không được sử dụng thuốc Axid, trừ khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

4. Cách dùng

Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi sử dụng thuốc. Bạn cũng có thể thương lượng với bác sĩ về triệu chứng và tình trạng sức khỏe để có cách dùng và liều lượng thích hợp nhất. Thông tin chúng tôi cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo và dùng cho các trường hợp phổ biến nhất, không thể thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

cách sử dụng thuốc Axid
Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc tờ rơi của nhà sản xuất trước khi sử dụng thuốc Axid

Thuốc Axid nên được uống cả viên với một lý nước đầy. Không được nhai, cắn, bẻ hoặc nghiền nát viên thuốc. Điều này có thể làm thay đổi tính chất và tác dụng của thuốc. Chỉ dùng thuốc với nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội. Không uống thuốc cùng với rượu, thức uống có gas.

Tiếp tục sử dụng thuốc kể cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm. Chỉ ngưng sử dụng thuốc khi đã hết liệu trình điều trị hoặc có sự chỉ định của bác sĩ.

5. Liều dùng

Liều dùng này chỉ phù hợp cho những trường hợp phổ biến nhất. Đồng thời thông tin này cũng không thể thay thế chỉ định hoặc hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn.

Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng:

  • Liều dùng: 300 mg một lần vào buổi tối hoặc 150 mg một lần vào buổi sáng và buổi tối.
  • Sau khi các triệu chứng loét thuyên giảm, sử dụng 150 mg mỗi ngày một lần để ngăn ngừa tái phát.

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản:

  • Liều dùng: 150 mg cho mỗi lần. Một ngay sử dụng thuốc 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể tăng liều lượng lên 300 mg mỗi ngày.
  • Uống thuốc vào lúc 18:00 mỗi ngày thay vì lúc 22:00. Điều này có thể ngăn chặn axit giải phóng vào ban đêm và làm bạn buồn nôn.

Liều dùng cho người bị suy thận:

  • Suy thận nhẹ: 150 mg / lần / ngày để điều trị loét dạ dày. 150 mg / ngày / lần đề để ngăn ngừa tái phát.
  • Suy thận nặng: 150 mg / lần / ngày để điều trị viêm loét dạ dày. Sau khi các triệu chứng thuyên giảm, sử dụng 150 mg, 3 ngày 1 lần để ngăn chặn tái phát.

6. Cách bảo quản

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng từ 20 – 25 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp và nhiệt độ cao. Không bảo quản thuốc ở nơi có độ ẩm vượt mức cho phép, đặc biệt là trong phòng tắm.

Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em hoặc thú nuôi trong nhà.

Khi thuốc đã hết hạn sử dụng hoặc bạn không có nhu cầu sử dụng thuốc, hãy vứt thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Không bỏ thuốc xuống bồn cầu, bồn rửa mặt hoặc vứt ra môi trường.

Không đưa thuốc của bạn cho bất kỳ ai khác kể cả khi bạn biết họ có các triệu chứng giống bạn.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Axid

Axid có thể gây ra các tác dụng phụ và phản ứng tiêu cực đối với một số đối tượng sử dụng. Do đó, người bệnh nên tham khảo lưu ý một vài điều trước khi quyết định dùng thuốc Axid.

1. Thận trọng

thận trọng khi dùng Axid
Phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc người suy giảm chức năng gan thận cần thận trọng khi sử dụng thuốc Axid

Trước khi sử dụng thuốc Axid, hãy chắc chắn rằng bạn đã thông báo cho bác sĩ về tình trạng dị ứng hoặc bất cứ loại thuốc nào mà bạn đạng sử dụng. Thận trọng khi dùng thuốc Axid nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng này:

  • Có bệnh lý về chức năng thận: Nizatidine được bài tiết khỏi cơ thể bằng thận. Do đó, nếu bạn bị suy giảm chức năng thận, hãy thảo luận với bác sĩ về lợi ích cũng như ảnh hưởng của thuốc. Bác sĩ có thể sẽ theo dõi tình trạng của bạn để cân nhắc về liều lượng hoặc thay đổi loại thuốc thích hợp hơn.
  • Suy giảm chức năng gan: Nizatidine sẽ bị phá vỡ một phần bởi gan. Nếu bạn bị suy giảm chức năng gan, hãy thông báo cho bác sĩ về tình trạng của mình để bác sĩ cân nhắc về liều lượng thích hợp.
  • Có vấn đề nghiêm trọng về dạ dày: Nếu bạn bị nôn mửa, khó nuốt, có máu trong phân, giảm cân không rõ nguyên nhân, thường xuyên mệt mỏi nên thảo luận với bác sĩ để có biện pháp khắc phục.
  • Mang thai: Không nên sử dụng thuốc Axid trong thời gian mang thai, trừ khi bạn nhận được sự chỉ định của bác sĩ.
  • Cho con bú: Axid có thể đi vào sữa mẹ, do đó Nizatidine có thể gây ảnh hưởng đến em bé. Hãy thương lượng với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc này nếu bạn đang cho con bú.
  • Người lớn tuổi và trẻ em: Nên thận trọng khi sử dụng thuốc Axid. Chưa có thông tin chính thức về mức độ an toàn của thuốc với đối tượng này.

2. Tác dụng phụ

Nhiều loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Tác dụng phụ có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Tác dụng phụ của thuốc Axid bao gồm:

  • Tiêu chảy
  • Chóng mặt
  • Buồn ngủ
  • Khô miệng
  • Đau đầu
  • Tăng tiết mồ hôi
  • Ngứa
  • Buồn nôn và nôn
  • Có cảm giác hồi hộp
  • Chảy nước mũi
  • Yếu ớt dễ bệnh

Nếu các phản ứng tác dụng phụ biến mất sau một vài ngày thì bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu nó kéo dài hơn 3 ngày, hãy ngưng thuốc và liên hệ với bác sĩ để có biện pháp khắc phục.

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Đau ngực
  • Nhịp tim nhanh, mạnh, không đều
  • Phát ban hoặc nổi mề đay
  • Có các triệu chứng về gan như: đau bụng, mệt mỏi
  • Các triệu chứng giống như cảm lạnh
  • Phân màu sáng
  • Vàng da hoặc mắt

Tác dụng phụ nghiêm trọng:

  • Sưng tay, chân, mắt cá chân, mặt, môi, miệng hoặc cổ họng
  • Khó thở hoặc khó nuốt.

Ngưng sử dụng thuốc và liên hệ với bác sĩ ngay khi bạn có các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Trên đây không phải là danh sách tất cả tác dụng phụ của thuốc Axid. Do đó nếu người bệnh nhận thấy các phản ứng khác lạ của cơ thể thì nên chủ động liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn.

3. Tương tác thuốc

tương tác thuốc Axid
Thuốc Axid có thể tương tác với một số thuốc và hoạt chất khác

Thuốc Axid (Nizatidine) có thể tương tác với một số loại thuốc và hoạt chất sau đây:

  • Axit acetylsalicylic (ASA)
  • Atazanavir
  • Dasatinib
  • Erlotinib
  • Itraconazole
  • Ketoconazole
  • Mesalamine

Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ thuốc nào trong danh sách trên đây, hãy thương lượng với bác sĩ. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bạn mà bác sĩ có thể lựa chọn:

  • Ngưng sử dụng một trong các loại thuốc.
  • Thay đổi loại thuốc có tác dụng tương tự.
  • Thay đổi thời gian và liều lượng sử dụng thuốc.

Thuốc này cũng có thể gây ảnh hưởng đến kết quả của một số xét nghiệm. Do đó, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc nhân viên kỹ thuật trước khi thực hiện xét nghiệm.

Thuốc Axid có thể tương tác với một số loại thuốc khác không có mặt trong danh sách này. Do đo hãy chủ động thông báo với bác sĩ về danh sách các loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, vitamin hoặc viên uống thảo dược.

Ngoài ra, caffeine, nicotine, rượu cũng có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc.

4. Cách xử lý khi thiếu liều hoặc quá lièu

Quên liều:

Quên liều sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, thiếu liều sẽ khiến tác dụng của thuốc bị suy giảm. Do đó, hãy cố gắng uống thuốc đúng liều và đúng giờ.

Nếu quên liều thuốc, hãy uống nó ngay khi bạn nhớ ra. Tuy nhiên, trong trường hợp đã sắp đến thời gian sử dụng liều tiếp theo, hãy cho qua liều đã quên và uống thuốc đúng liệu trình.

Quá liều:

Nếu ai đó sử dụng thuốc quá liều hoặc có các triệu chứng như khó thở hoặc bất tỉnh, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Mang theo toa thuốc hoặc vỏ thuốc khi đưa bệnh nhân đi cấp cứu.

Click xem thêm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.