Thuốc Aristocort: tác dụng, chống chỉ định, cách sử dụng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc bôi ngoài da Aristocort được sử dụng để điều trị các vấn đề da liễu như bệnh vẩy nến, viêm da,…

Aristocort
Thuốc Aristocort được dùng để làm giảm triệu chứng của bệnh vẩy nến, viêm da
  • Tên hoạt chất: triamcinolone acetonide
  • Dạng thuốc: thuốc bôi da

I. Thông tin về thuốc

1. Dạng bào chế

  • Kem
  • Thuốc mỡ

2. Thành phần

Thành phần chính của thuốc Aristocort là triamcinolone acetonide 0.02%. Các thành phần tá dược khác bao gồm: benzyl alcohol, wax-emulsifying, isopropyl palmitate, glycerol, sorbitol (70% non-crystallising), lactic acid, water-purified.

3. Công dụng

Aristocort là một loại cortisone và thuộc nhóm thuốc gọi là corticosteroid. Thuốc được sử dụng trên da để làm giảm đỏ, sưng, ngứa và khó chịu của nhiều vấn đề về da như:

  • Bệnh vẩy nến
  • Chàm
  • Các loại viêm da
  • Ngứa ở hậu môn hoặc âm hộ
  • Viêm phần ngoài của tai

Bác sĩ có thể chỉ định thuốc này cho các mục đích khác không được liệt kê trên đây.

4. Cách sử dụng

Khi sử dụng, người bệnh nên thực hiện theo tất cả các hướng dẫn của bác sĩ và dược sĩ một cách cẩn thận:

  • Rửa tay trước và sau khi sử dụng, trừ khi bạn áp dụng thuốc để điều trị vùng da bệnh trên tay
  • Làm sạch phần cần điều trị và để cho khô ráo trước khi sử dụng thuốc
  • Thoa một lớp kem mỏng lên vùng da cần điều trị, không chà xát hoặc kéo căng da
  • Không sử dụng thuốc trên các vết thương hở
  • Không sử dụng thuốc lên vùng da mặt, nách, vùng háng trừ khi được bác sĩ yêu cầu
  • Đừng nên che kín vùng da vừa thoa thuốc bằng băng trừ khi được bác sĩ chỉ định

5. Liều dùng

Sử dụng thuốc Aristocort theo liều dùng mà bác sĩ chỉ định. Tùy theo từng tình trạng da và mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ sẽ đưa ra liều dùng thích hợp.

Liều dùng dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo:

  • Điều trị viêm da, chàm, vẩy nến ở người lớn: áp dụng một lớp mỏng lại vùng da bị tổn thương từ 2 – 4 lần một ngày.
  • Điều trị viêm da, chàm, vẩy nến ở trẻ em: áp dụng một lớp mỏng lại vùng da bị tổn thương từ 2 – 4 lần một ngày.

6. Chống chỉ định và thận trọng

Thuốc Aristocort chống chỉ định khi người bệnh bị dị ứng với triamcinolone acetonide hoặc bất cứ thành phần nào khác trong thuốc. Một số trường hợp không nên sử dụng thuốc bao gồm:

  • Bạn bị nhiễm virus da như bệnh lở môi, bệnh zona, thủy đậu
  • Bạn bị nhiễm nấm da như nấm miệng, giun đũa
  • Bệnh lao da

Trước khi bắt đầu sử dụng thuốc này, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn:

  • Có dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào khác hoặc bất kỳ chất nào khác, chẳng hạn như thực phẩm, chất bảo quản hoặc thuốc nhuộm.
  • Đang có thai hoặc dự định có thai
  • Đang cho con bú hoặc dự định cho con bú

Nếu bạn chưa nói với bác sĩ về những vấn đề ở trên thì không nên bắt đầu sử dụng thuốc.

cách sử dụng Aristocort
Trước khi sử dụng thuốc Aristocort, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ

7. Bảo quản

Bảo quản thuốc Aristocort ở nơi khô mát, nhiệt độ duy trì dưới 25 độ C. Tránh bảo quản thuốc ở những nơi có nhiệt độ cao hoặc ẩm ướt như phòng tắm, bồn rửa, tủ lạnh, để xa tầm với của trẻ nhỏ.

II. Những điều cần lưu ý khi sử dụng

1. Khuyến cáo

  • Khi Aristocort được sử dụng trong thời gian dài trên những vùng da rộng và được băng bó có thể làm thuốc hấp thụ vào máu nhiều hơn, điều này tăng nguy cơ bị tác dụng phụ. Do đó, chỉ nên sử dụng thuốc trong thời gian ngắn và ngừng sử dụng khi tác dụng phụ được giải quyết.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho những vùng da gần mắt, đảm bảo thuốc không đi vào mắt vì có thể dẫn đến tăng nhãn áp.
  • Corticosteroid tại chỗ có thể làm tăng nguy cơ phát triển nhiễm trùng da
  • Sử dụng thuốc corticosteroid tại chỗ trong một thời gian dài có thể khiến da mỏng hoặc mềm hoặc gây rạn da
  • Thuốc này không nên được sử dụng trong khi mang thai trừ khi lợi ích vượt trội so với rủi ro
  • Người ta không biết liệu triamcinolone có đi vào sữa mẹ hay không vì vậy phụ nữ đang cho con bú nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc
  • Không sử dụng Aristocort trên các vùng da cọ xát với nhau như dưới cánh tay hoặc vùng háng trừ khi bác sĩ chỉ định.

2. Tác dụng phụ

Nhiều tác dụng phụ có thể xảy ra khi bạn sử dụng thuốc Aristocort. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

  • Nóng rát, ngứa hoặc đỏ da
  • Phát ban da
  • Da khô, đóng vẩy tại vết loét da
  • Mụn nước chứa máu trên da
  • Nhìn thấy mạch máu dưới da
  • Thay đổi màu da
  • Vết rạn da
  • Làm mỏng da

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra nếu bạn sử dụng thuốc này trong thời gian dài hoặc không đúng cách. Bạn nên thông báo với bác sĩ ngay lập tức nếu gặp những tình trạng này:

  • Đau lưng
  • Mờ hoặc mất thị lực
  • Đường màu đỏ tím trên cánh tay, mặt, chân, thân hoặc vùng kín
  • Thay đổi màu da
  • Sưng chân
  • Đầy hoặc đau bụng
  • Đau mắt
  • Rách da
  • Bầm tím bất thường
  • Làm đầy hoặc tròn khuôn mặt
  • Nhịp tim không đều, tăng huyết áp
  • Kích ứng da quanh miệng
  • Lo âu, cáu gắt, mệt mỏi
  • Giảm ham muốn hoặc khả năng tình dục ở nam giới
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Tình trạng nhiễm trùng nặng hơn
  • Tăng hoặc giảm cân nhanh
  • Rụng tóc bất thường
  • Kinh nguyệt không đều

Một số người bệnh có thể gặp tác dụng phụ khác không được liệt kê. Nên kiểm tra với bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào làm bạn lo lắng khi sử dụng thuốc này.

3. Tương tác thuốc

Có thể có sự tương tác giữa Aristocort với các loại thuốc bôi có chứa corticosteroid. Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào có chứa corticosteroid, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ. Tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, bác sĩ có thể khuyên bạn:

  • Ngừng dùng một trong các loại thuốc
  • Thay đổi một trong những loại thuốc khác
  • Thay đổi cách bạn đang dùng một hoặc cả hai loại thuốc

Các loại thuốc khác ngoài những thuốc được liệt kê ở trên có thể tương tác với thuốc này. Vì vậy hãy nói với bác sĩ hoặc người kê toa của bạn về tất cả các loại thuốc kê toa, không kê đơn và thuốc thảo dược bạn đang dùng.

Xem thêm

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. DucDuc says: Trả lời

    Mình muôn mua thuốc Aristoco liên hệ sao !

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.