Bạch đồng nữ: tính vị, công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ cây
Cây bạch đồng nữ là một loại thảo dược mọc hoang khá nhiều ở nước ta. Nó thường được dùng để chữa trị nhiều bệnh của phụ nữ như khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều… và một số bệnh khác như mụn nhọt, mỏi lưng, huyết áp cao…
1/ Tên gọi, chủng loại
Tên gọi khác: mò trắng, bấn trắng.
Tên khoa học: Clerodendron gragrans Vent.
Họ: cây thuộc họ cỏ roi ngựa có pháp danh khoa học là Verbenaceae.
2/ Đặc điểm sinh thái
Mô tả
Cây bạch đồng nữ là một dạng cây bụi nhỏ cao chừng 1 – 1.5m. Lá cây có hình trứng, dài tầm 10 – 20cm, rộng chừng 8 – 18cm, xung quanh mép lá có răng cưa to, thô. Mặt trên có màu xanh đậm hơn mặt dưới, có lông ngắn, mềm, mặt dưới của lá có màu nhạt hơn, có lông mềm. Cuống lá có dài chừng 8cm.
Hoa của cây mọc thành từng cụm có màu trắng hoặc hồng nhạt, có mùi thơm, mọc thành hình mâm xôi gồm nhiều tán hoa. Đài hoa hình phễu, phía trên xẻ 5 thùy hình tròn 3 cạnh. Tràng hóa có đường kính khoảng 1,5cm, phía dưới có hình ống nhỏ, dài 2,5cm. Nhị hóa nằm trên miệng ống và dài ra bên ngoài. Quả hạch có dạng hình cầu.
Hoa thường ra vào tháng 7 – 8, quả ra vào tháng 9 – 10.
Phân bố
Trên thế giới, cây bạch đồng nữ mọc nhiều ở các tỉnh miền nam Trung Quốc, Philipin, Indonexia. Ở nước ta cây mọc hoang trên khắp cả nước từ miền núi đến đồng bằng.
3/ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
Bộ phận được sử dụng: thân cây và lá cây.
Thu hái: cây có thể thu hái lá quanh năm lúc cây đang hoặc sắp ra hoa.
Chế biến: sau khi thu hái về đem lá đi phơi hoặc sấy khô để dành làm dược liệu.
Bảo quản: lá cây sau khi sấy khô nên bảo quản ở bao bì kín, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tuyệt đối không để ở nơi ẩm ướt khiến lá dễ bị hư hỏng.
4/ Thành phần hóa học
Các thành phần hóa học có ở bạch đồng nữ gồm: flavonoid, tanin, cumarin, axit nhân thơm, aldehyd nhân thơm và dẫn chất amin có nhóm carbonyl.
5/ Tính vị, quy kinh
Cây bạch đồng nữ có vị đắng, tính hàn. Quy vào hai kinh tâm, tỳ.
6/ Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu khoa học hiện đại
Theo nghiên cứu vào năm 1968 cho thấy cây bạch đồng nữ có tác dụng hạ huyết áp do giãn mạch ngoại vi. Đồng thời nó còn có tác dụng lợi tiểu, ngăn chặn phản ứng viêm do phenol gây ra trên tai thỏ.
Khi tiến hành thì nghiệm trên động vật, cây bạch đồng nữ cho thấy nó có tác dụng hạ huyết rõ rệt khi 1/2 động vật thí nghiệm huyết áp hạ đột ngột, 1/2 động vật có huyết áp hạ từ từ nhưng kéo dài.
Thí nghiệm trên chuột trắng thì cây có tác dụng trấn tĩnh, không gây ngủ.
Đối với mạch cây có tác dụng trực tiếp gây giãn mạch.
Bên cạnh đó, cây còn được thử nghiệm và chứng minh nó có tác dụng giảm đau hiệu quả. Tác dụng giảm đau này ở cây trước khi ra hoa sẽ mạnh hơn cây sau khi ra hoa.
Trên lâm sàn, kết quả hạ huyết áp thường xuất hiện chậm nhưng rõ rệt. Người sử dụng sẽ cảm thấy dễ chịu, giảm bớt những triệu chứng đau đầu, hoa mắt, mất ngủ.
Ngoài những tác dụng trên thì cây bạch đồng còn gây ra những tác dụng phụ như khô cổ, nôn mửa.
HỮU ÍCH: Bệnh mất ngủ theo đông y và các bài thuốc điều trị hiệu quả
Theo Y học cổ truyền
Tác dụng: cây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, trừ thấp, tiêu viêm.
Công dụng: chữa trị kinh nguyệt không đều, viêm loét tử cung, bệnh phụ nữ, mụn nhọt, viêm mật vàng da, huyết áp cao.
7/ Liều dùng và cách dùng
Mỗi lần nên sử dụng từ 15 – 20g bạch đồng nữ ở dạng sắc nước uống hoặc kết hợp với những vị thuốc khác để chữa bệnh.
8/ Một số bài thuốc từ cây bạch đồng nữ
Trị bạch đới, khí hư, kinh nguyệt không đều
Bài thuốc 1: dùng lá bạch đồng nữ khô 40 -80g đem đi sắc lấy nước để uống hằng ngày.
Bài thuốc 2: dùng bạch đồng nữ, ích mẫu, ngải diệp, hương phụ đem đi sắc lấy nước để uống.
Trị phong thấp, vàng da, niêm mạc mắt vàng
Dùng rễ bạch đồng nữ đem đi sắc nước uống sẽ giúp tình trạng bệnh được cải thiện.
Trị thấp khớp, sưng nóng đỏ đau thuộc thể nhiệt
Dùng bạch đồng nữ 80g, dây gắm 120g, cây tầm xuân 8g, đơn tướng quân 8g, đơn mặt trời 8g, đơn răng cưa 8g, cà gai leo 8g, cành dâu 8g đem đi sắc lấy nước để uống. Mỗi lần sắc chi thành hai lần uống trong ngày.
9/ Lưu ý khi sử dụng
Trong quá trình sử dụng bạch đồng nữ làm thuốc có thể dẫn đến những tác dụng phụ như nôn mửa, khô cổ. Vì vậy người sử dụng nên thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Trên đây là thông tin tham khảo về cây bạch đồng nữ, nếu bạn muốn sử dụng cây để làm dược liệu chữa bệnh hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi dùng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Cây cam thảo có tác dụng gì? Những bài thuốc chữa bệnh
- Trạch tả: Công dụng và cách sử dụng hiệu quả nhất
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!