Tang bạch bì: Những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả
Tang bạch bì là vỏ rễ cây dâu tằm sau khi được chế biến để loại bỏ lớp vỏ màu trắng bên ngoài và lõi gỗ bên trong. Dược liệu này có vị ngọt, tính hàn, không có độc, được dân gian sử dụng trong các bài thuốc để chữa ho, suyễn, phù, viêm, có tác dụng lợi tiểu, thanh lọc cơ thể.
1. Tên gọi – Chủng loại
- Tên gọi khác: Vỏ rễ dâu, Sinh tang bì, Tang căn bạch bì, Mã ngạch bì, Phục xà bì,…
- Tên khoa học: Cortex mori Albae Radicis
- Họ: Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae)
2. Đặc điểm sinh thái
+ Mô tả:
Tang bạch bì là phần vỏ rễ của cây dâu tằm sau khi được chế biến để loại bỏ lớp vỏ bên ngoài và lõi gỗ bên trong.
+ Phân bố:
Cây dâu tằm mọc hoang hoặc được trồng ở hầu hết các tỉnh thuộc Trung Quốc. Ở nước ta, cây được tìm thấy ở rải rác một số địa phương nhưng không nhiều.
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
+ Bộ phận dùng:
Sử dụng vỏ rễ của cây dâu tằm, vỏ khô tẩy trắng, không nổi mốc, không vụn để làm thuốc.
+ Thu hái:
Thu hoạch cây từ cuối thu đến mùa xuân, cắt bỏ những phần già của cây để sang xuân mọc lên chồi mới. Đào lấy rễ của cây dâu tằm ở dưới đất, chỉ thu hoạch với những rễ to, có đường kính 5 mm trở lên.
+ Chế biến:
Sau khi thu hoạch rễ của cây dâu tằm về, đem tất cả các rễ rửa sạch bằng nước để loại bỏ đất, cát, bụi bẩn và tạp chất. Dùng dụng cụ để cạo bỏ lớp vỏ màu vàng (giữ lại lớp màu trắng ngà) và loại bỏ phần lõi. Cắt lớp vỏ ấy thành từng đoạn nhỏ rồi đem phơi khô hoặc sấy khô. Một thời gian sau khi phơi nắng, thử bẻ gãy, nếu kêu rắc và giòn là được, đóng gói bao bì để sử dụng.
+ Bảo quản:
Bảo quản thuốc ở trong bọc kín, ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tránh ẩm, móc. Sau mỗi lần sử dụng, cần đóng kín bao bì để sử dụng vào các lần sau.
4. Thành phần hóa học
Thành phần chính có trong tang bạch bì là:
- Albafuran, Albanol, Albafuran B, C
- Mulberin, Mulberochomen, Mulberanol, Mulberofuran
- Cyclomulberin, Cyclomulberochromen
- Kuwanon, Oxydihydromorusin (Morusinol)
Ngoài ra, vỏ rễ còn chứa các hoạt chất như:
- Umberiferon
- P-tocopherol
- Sitosterol
- Ethyl 2,4 – dihydrobenzoat
- Dihydrokaemferol
- Resinotanol
5. Tính vị
Tang bạch bì có vị ngọt, tính hàn, không độc.
6. Quy kinh
Tang bạch bì dược quy vào kinh Phế, Tỳ và được ghi chép vào sách sổ như:
- Sách Bản kinh (vị ngọt hàn)
- Sách Danh y biệt lục (không độc)
- Sách Y học khôi nguyên, quyển hạ (khí hàn, vị đắng chua)
- Sách Thang dược bản thảo (nhập thủ thái âm kinh)
- Sách Lôi công bào chế dược tính giải (nhập tỳ phế)
- Sách Dược phẩm hóa nghĩa (nhập 2 kinh Phế Đại tràng)
7. Tác dụng dược lý
+ Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Tang bạch bì được giới y học hiện đại nghiên cứu và đưa ra kết luận công dụng của dược liệu này:
- Chữa ho thông thường
- Lợi tiểu
- Hạ huyết áp
- An thần
- Giảm đau
- Hạ nhiệt
- Chống co giật
- Hỗ trợ ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn, nấm tóc
- Hỗ trợ ức chế tế bào ung thư tử cung
+ Theo Y học cổ truyền
Trong Đông y, tang bạch bì có công dụng điều tị các bệnh lý sau:
8. Liều lượng – Cách dùng
Mỗi ngày sử dụng khoảng 6 – 12 gram tang bạch bì để sắc lấy nước uống, có thể chia thành các phần nhỏ nếu cảm thấy chưa quen hoặc khó uống.
9. Bài thuốc
Các bài thuốc sử dụng tang bạch bì để điều trị các bệnh lý thường gặp ở người, bạn đọc có thể tham khảo các bài viết dưới đây:
Bài thuốc chữa viêm phổi
- Bài thuốc số 1: Dùng tang bạch bì, tía tô, hoàng liên mỗi loại 8 gram; 12 gram lá tre, 16 gram kim ngân hoa cùng với thạch cao và sài đất mỗi loại 20 gram. Đem sắc lấy nước dùng cùng với tất cả các nguyên liệu vừa chuẩn bị, chia làm thành các phần nhỏ để sử dụng trong ngày.
- Bài thuốc số 2 (Bạch hổ thang gia giảm): Dùng 8 gram tang bạch bì, 4 gram cam thảo, 16 gram kim ngân hoa, 20 gram thạch cao cùng với liên kiều, hoàng liên, tri mẫu và hoàng cầm mỗi loại 6 gram, đem sắc lấy nước dùng.
Bài thuốc chữa hen suyễn, viêm phế quản, sốt nhẹ
- Bài thuốc số 1: Sắc lấy nước uống với 12 gram tang bạch bì và 12 gram lá tỳ bà.
- Bài thuốc số 2 (Bột tả bạch): Dùng 12 gram tang bạch bì, 12 gram địa cốt bì, 20 gram ngạnh mễ và 8 gram sinh cam thảo, đem sắc lấy nước uống và sử dụng trong ngày.
- Bài thuốc số 3: Sắc lấy nước dùng với các vị thuốc sau: 20 gram tang bạch bì, 12 gram hạt tía tô và 8 gram cam thảo.
Bài thuốc chữa phù thũng, viêm thận và tiểu ít
- Bài thuốc số 1: Dùng 20 gram tang bạch bì và 63 gram xích tiểu đậu, đem sắc lấy nước uống.
- Bài thuốc số 2: Sử dụng các vị thuốc sau: Tang bạch bì, vỏ gừng, vỏ quả câu mỗi loại 12 gram cùng với phục linh bì và trần bì mỗi loại 8 gram để đem sắc lấy nước dùng, sử dụng thuốc trong ngày.
Bài thuốc chữa viêm phế quản mãn tính
Sử dụng tang bạch bì cùng với tỳ bà diệp mỗi loại 10 gram, sắc lấy nước uống sử dụng trong ngày.
Bài thuốc chữa viêm cầu thận cấp phù (mức độ nhẹ)
Đem sắc lấy nước uống với các nguyên liệu sau: tang bạch bì, sinh khương bì, trần bì, đại phúc bì mỗi loại 10 gram cùng với 12 gram phục linh bì. Dùng mỗi ngày 1 thang thuốc trên, sử dụng liên tục để đem lại kết quả như mong đợi.
Bài thuốc chữa ho do nhiệt đàm
Sử dụng tang bạch bì và đại cốt bì mỗi loại 12 gram cùng với 4 gram cam thảo, đem sắc lấy nước uống.
Bài thuốc hỗ trợ chữa ung thư bao tử và thực quản
Nấu 30 gram tang bì tươi cùng với 100 gram giấm ăn trong vòng 1 giờ đồng hồ. Loại bỏ cặn, chỉ sử dụng phần nước, nếu thấy chua có thể cho ít đường để dễ sử dụng.
10. Lưu ý
Việc sử dụng tang bạch bì cùng với các vị thuốc khác trong các bài thuốc, bạn đọc cần lưu ý không sử dụng thuốc cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong bài thuốc, hoặc là các đối tượng thuộc các trường hợp dưới đây:
- Ho do cảm phong hàn
- Mắc bệnh tiểu không tự chủ, tiều nhiều lần
- Phụ nữ mang thai và cho con bú cần thận trọng trong việc sử dụng thuốc
Tương tác thuốc
Trong quá trình điều trị bệnh bằng các bài thuốc có tang bạch bì, bệnh nhân cần lưu ý khi sử dụng đồng thời các bài thuốc khác có các vị sau, tránh phản tác dụng thuốc hoặc gây gia tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ:
- Ma tử
- Quế tâm
- Tục đoạn
Việc dùng thuốc có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không như mong muốn, bệnh nhân có thể yên tâm bởi các triệu chứng ấy sẽ biển mất sau mấy ngày kế tiếp. Tuy nhiên, người bệnh không được chủ quan với sức khỏe của bản thân mình, cần báo cáo ngay với bác sĩ hoặc lương y khi bệnh tình chuyển hướng nghiêm trọng, hoặc các triệu chứng bất thường.
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin về tang bạch bì. Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc có thể liên hệ với bác sĩ để có phương pháp điều trị tốt nhất, đẩy lùi căn bệnh càng sớm càng tốt.
XEM THÊM
- Cây an xoa – thuốc quý chữa bệnh và cách sử dụng mang lại hiệu quả cao
- Trà Hoa Cúc – Công Dụng Và Hiệu Quả Cho Sức Khỏe Con Người
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!