Cây Rau Đay Và 10 Bài Thuốc Chữa Bệnh Hiệu Quả

Cây rau đay là một loại cây rất quen thuộc ở Việt Nam. Loại cây này không chỉ được biết đến là một loại gia vị giàu chất dinh dưỡng mà còn là vị thuốc dân gian với nhiều công dụng chữa bệnh. Một số bệnh lý điển hình như: táo bón, hen suyễn, bí tiểu, cảm nắng, tràn dịch màng phổi, rắn cắn,…

rau đay
Tìm hiểu những công dụng và bài thuốc từ cây rau đay

Đông trùng hạ thảo Vietfarm - Thành tựu nghiên cứu chuyên sâu của Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược Cổ truyền Dân tộc. Sở hữu hàm lượng hoạt chất CAO NHẤT thị trường, đem đến nhiều hiệu quả ưu việt xứng danh món quà thượng phẩm cho sức khỏe người Việt.

Tên gọi – Phân nhóm

  • Tên gọi khác: Rau đay quả dài, Đay tía, Rau bố, Rau đai,…
  • Tên khoa học: Corchorus olitorius L.
  • Họ: Thuộc họ Đay (Tiliaceae)
  • Phân loại: Ở VIệt Nam có 2 loại rau đay là rau đay tía (thân tía) và rau đay trắng (thân trắng)

Đặc điểm sinh thái cây rau đay

Mô tả cây rau đay

Cây rau đay là loại cây có thể mọc hoang hoặc được trồng ở bãi đất ẩm ướt với nhiều nắng. Đây là một loại cây thân gỗ nhỏ, mọc dựng đứng. Chiều cao trung bình của cây chừng 1 – 2m. Thân cây có màu đỏ tía hoặc màu xanh, ít phân nhánh.

Lá có hình trứng dài, nhọn, dài khoảng 5 – 10cm và rộng khoảng 2 – 4cm. Mép lá có hình răng cưa đều. Mặt dưới của lá có 3 – 5 gân nổi trồi lên mặt lá.

Hoa của cây rau đay là loại hoa nhỏ, có màu vàng. Hoa thường mọc riêng lẻ ở trong kẽ lá.

Quả có hình trụ với mỗi quả có 5 sóng dọc. Hạt có dạng hình lê, bên trong hạt có 5 cạnh khi cắt ngang.

Cây rau đay phân bố nhiều ở đâu?

Hiện nay, cây rau đay được trồng khá nhiều ở nước ta, chủ yếu lấy thực phẩm nên không quá khó khăn để tìm loại cây cây này để chữa bệnh. Ngoài ra, cây rau đay còn xuất hiện nhiều ở một số nước khác trên thế giới như châu Mỹ, châu Phi,…

rau đay
Cây rau đay được trồng khá nhiều ở nước ta để làm thực phẩm là chính

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản

+ Bộ phận dùng: Sử dụng phần lá và hạt của cây rau đay để bào chế thành thuốc chữa bệnh.

+ Thu hái: Thu hái quanh năm.

+ Chế biến: Rửa sạch toàn bộ cây rau đay vừa mới thu hoạch qua nhiều lần nước sạch để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn và tạp chất. Sau đó có thể trực tiếp sử dụng.

+ Cách bảo quản: Rau đay chủ yếu dùng ở dạng tươi và rất dễ bị dập úng. Do đó, nên sử dụng hết sau khi thu hoạch.

Thành phần hóa học của cây rau đay

Trong một số tài liệu của giới y học hiện đại cho biết, trong cây rau đay chứa khá nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Điển hình là: canxi, sắt, phốt pho, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C,…

Hàm lượng axit folics có trong rau đay chứa khá nhiều so với các loại rau khác. Ngoài ra, chất nhớt cũng chiếm tỷ khá nhiều – đây là một tổ hợp chất sinh học rất tốt cho hệ tiêu hóa, bao gồm nhiều axit hữu cơ như: vanillic, ferulic, hydroxybenzoic, courmaric.

Bên cạnh đó, trong hạt của cây rau đay có chứa nhiều thành phần hoạt chất corchorosid và olitorisid. Thành phần này có tác dụng hỗ trợ sức khỏe của tim mạch.

Tác dụng dược lý của rau đay

Trong một số tài liệu Y học cổ truyền đã ghi nhận tác dụng dược lý của rau đay, cụ thể như sau:

+ Công dụng: Lá rau đay có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, giảm cảm và nhuận tràng. Bên cạnh đó, hạt của cây rau đay có tác dụng hoạt huyết và trợ tim.

+ Chủ trị: Dược liệu rau đay được chỉ định điều trị cho các trường hợp sau:

  • Táo bón;
  • Hen suyễn;
  • Say nắng, cảm nắng;
  • Nóng trong người;
  • Bí tiểu;
  • Bệnh tràn dịch màng phổi;
  • Hay hồi hộp, tim đập nhanh và khó ngủ;
  • Lợi sữa cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
rau đay
Sử dụng lá và hạt của cây rau đay để bào chế thành thuốc chữa bệnh

Tính vị và quy kinh của dược liệu rau đay

+ Tính vị:

  • Lá rau đay có vị cay, tính hàn, không độc;
  • Hạt cây rau đay có vị đắng, tính nóng, không chứa độc.

+ Quy kinh: Chưa có tài liệu nào ghi nhận về vấn đề này.

Cách dùng và liều lượng sử dụng cây rau đay

+ Liều dùng: Dùng 150 – 200 gram lá  và dùng 15 – 50 gram hạt của cây rau đay mỗi ngày. Tuy nhiên, liều lượng có thể bị thay đổi tùy vào từng đối tượng và mức độ bệnh lý đang mắc phải.

+ Cách dùng: Có thể sử dụng độc vị lá hoặc hạt của cây rau đay hoặc kết hợp với một số nguyên liệu khác để phát huy tối đa công dụng. Dùng dược liệu rau đay ở dạng nấu thành canh, sắc lấy nước uống hoặc đắp ngoài.

Tổng hợp những bài thuốc chữa bệnh hay từ dược liệu rau đay

Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh hay từ dược liệu rau đay theo kinh nghiệm của dân gian. Bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng điều trị tại nhà:

rau đay
Tổng hợp những bài thuốc chữa bệnh hay từ lá và hạt của cây rau đay theo kinh nghiệm của dân gian

1. Bài thuốc giúp nhuận tràng, chữa táo bón

+ Cách số 1:

  • Chuẩn bị: 200g lá rau đay.
  • Cách thực hiện: Làm sạch toàn bộ lá rau đay vừa được chuẩn bị bằng nước để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó đem đun cùng với 500ml nước để lấy nước uống. Chia nhỏ nước sắc được thành 2 – 3 phần nhỏ. Kiên trì uống trong khoảng 5 – 7 ngày.

+ Cách số 2:

  • Chuẩn bị: Lá rau đay và lá mồng tơi mỗi vị 2 – 3 nắm.
  • Cách thực hiện: Đem hai nguyên liệu trên nấu canh để dùng. Dùng mỗi ngày 1 lần và liên tục trong 5 – 7 ngày.

2. Bài thuốc giúp lợi sữa

  • Chuẩn bị: 200 gram lá rau đay cho mỗi lần sử dụng.
  • Cách thực hiện: Đem lá rau đay nấu canh để ăn trong các bữa ăn chính. Trong tuần đầu tiên sau sinh nên ăn mỗi ngày 1 lần. Các tuần tiếp theo mỗi tuần ăn 2 – 3 lần.

3. Bài thuốc chữa say nắng, giải nhiệt, tiêu khát

+ Cách số 1:

  • Chuẩn bị: Một nắm rau đay tươi.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch toàn bộ rau đay vừa được chuẩn bị rồi đem giã nát. Sau đó, vắt lấy phần nước cốt để uống, còn phần bã thì đắp vào hai bên thái dương. Thực hiện mỗi ngày 3 – 4 lần.

+ Cách số 2:

  • Chuẩn bị: 20 gram hạt cây rau đay.
  • Cách thực hiện: Đem hạt của cây rau đay sắc lấy nước uống. Nên uống khi nước còn nóng để cơ thể toát mồ hôi ra.

4. Bài thuốc chữa ngộ độc cá

  • Chuẩn bị: 100 gram lá rau đay tươi và một ít đường phèn vừa đủ.
  • Cách thực hiện: Đem lá rau đay tươi sắc cùng với đường phèn để lấy nước uống. Nên uống càng nhiều càng tốt.

5. Bài thuốc chữa lỵ mới phát

  • Chuẩn bị: 50 gram lá rau đay tươi.
  • Cách thực hiện: Làm sạch rau đay vừa được chuẩn bị rồi đem sắc lấy nước uống. Áp dụng mỗi ngày 1 – 2 lần.

6. Bài thuốc chữa nóng trong người

  • Chuẩn bị: 200 gram lá rau đay tươi cùng với rau mồng tơi và cua đồng.
  • Cách thực hiện: Đem toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị để nấu canh. Nên dùng canh cùng với cơm trắng nóng.

7. Bài thuốc chữa tràn dịch màng phổi

  • Chuẩn bị: Hạt của cây rau đay, hạt bìm bìm biếc, rễ cỏ tranh và hạt mã đề mỗi vị 8 gram; tỳ giải, mộc thông, thổ phục linh, bách bộ và huyền sâm mỗi vị 12 gram cùng với 16 gram ý dĩ.
  • Cách thực hiện: Mang một thang thuốc trên sắc để lấy nước uống. Nên uống khi thuốc còn đủ ấm và có thể chia nhỏ thành 2 – 3 phần để dùng hết trong ngày.

8. Bài thuốc chữa hen suyễn

  • Chuẩn bị: 12 gram hạt rau đay quả dài cùng với 20 gram xơ mướp.
  • Cách thực hiện: Hạt cây rau đay cần được làm sạch, giã nát rồi đem sao nóng. Đối với xơ mướp cần băm nhỏ rồi đem sao nóng. Trộn đều hai hỗn hợp rồi đem sắc cùng với 500 ml nước. Tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 200ml nước. Chia nhỏ phần nước sắc được thành 2 phần để uống hết trong ngày.

9. Bài thuốc chữa phù thũng cổ trướng

+ Cách số 1:

  • Chuẩn bị: Hạt cây rau đay và trần bì mỗi vị 12 gram; 24 gram vỏ rễ dâu cùng với 3 lát gừng tươi mỏng.
  • Cách thực hiện: Hạt của cây rau đay cần được sao thơm. Vỏ rễ dâu sau khi được làm sạch đem tẩm mật ong rồi đem sao thơm. Sau đó, đem toàn bộ nguyên liệu đã được sơ chế sắc để lấy nước dùng. Chắt lọc lấy phần nước rồi chia thành 2 phần nhỏ để uống. Nên uống thuốc khi thuốc còn đủ ấm.

+ Cách số 2:

  • Chuẩn bị: 15 – 20 gram hạt của cây rau đay.
  • Cách thực hiện: Đem toàn bộ dược liệu đã được chuẩn bị sắc lấy nước uống. Người bệnh nên uống nước sắc khi còn nóng.

10. Bài thuốc chữa rắn cắn

  • Chuẩn bị: Một nắm lá rau đay cùng với dây kin cang và ngọn chuối tiêu.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch toàn bộ dược liệu đã được chuẩn bị. Sau đó đem giã nát rồi vắt lấy nước cốt để cùng, phần bã dùng để đắp lên vết thương. Lưu ý: Trước khi áp dụng bài thuốc này, nên dùng dây vải để cố định phần trên vết rắn cắn để máu độc không lưu thông trong cơ thể.

Một số lưu ý khi sử dụng rau đay

Trước khi sử dụng rau đay, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau để phòng tránh một số trường hợp tiêu cực có thể xảy ra:

  • Các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong rau đay tuyệt đối không nên sử dụng;
  • Về bản chất, rau đay có tính mát nên đối tượng bị tiêu chảy không nên ăn loại rau này. Nếu không may sử dụng phải, tình trạng tiêu chảy có thể nghiêm trọng hơn;
  • Để phát huy tối đa công dụng lợi sữa, các bà mẹ sau sinh nên sử dụng rau đay đỏ tía thay vì chọn rau đay trắng.

Trên đây là những thông tin liên quan đến rau đay cũng như một số bài thuốc liên quan. Hu bọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc điều trị và chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ mang giá trị tham khảo. Do đó, người bệnh nên tham vấn ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng để phòng tránh một số rủi ro có thể xảy ra.

Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn đọc quan tâm:

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút