Liều dùng cây Ba gạc và những lưu ý khi sử dụng dược liệu

Cây Ba gạc thuộc họ Trúc đào (danh pháp khoa học: Apocynaceae). Dược liệu có tác dụng thanh nhiệt hoạt huyết giáng huyết áp, giúp cơ thể giải độc. Ngoài ra nước sắc dược liệu còn có tác dụng làm nhịp tim đập chậm, làm giảm huyết áp có nguồn gốc trung ương, giúp người bệnh an thần và gây ngủ.

Cây Ba gạc
Tổng hợp thông tin cơ bản về cây Ba gạc, liều lượng, cách dùng, kiêng kỵ và những phương thuốc chữa bệnh từ dược liệu

Đông trùng hạ thảo Vietfarm - Thành tựu nghiên cứu chuyên sâu của Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược Cổ truyền Dân tộc. Sở hữu hàm lượng hoạt chất CAO NHẤT thị trường, đem đến nhiều hiệu quả ưu việt xứng danh món quà thượng phẩm cho sức khỏe người Việt.

Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Lạc tọc, Ba gạc lá to, San to, Hơ rác, A gạc lá to, Ka day (Ba na), Phu mộc

Tên thuốc: Reserpin

Tên khoa học: Rauwolfia Verticillata (Lour) Baill.

Thuộc họ: Trúc đào (danh pháp khoa học: Apocynaceae).

Đặc điểm sinh thái

Mô tả

Cây Ba gạc là một loại cây thấp, xuất hiện với chiều cao khoảng 1 – 1,5m. Thân cây nhẵn, có nốt sần. Dược liệu có lá mọc vòng 3 lá một, có khi xuất hiện từ 4 – 5 lá. Lá dược liệu được cấu tạo với hình mác. Lá có chiều dài từ 6 – 11cm, có chiều rộng từ 1,5 – 3cm. Dược liệu có hoa màu trắng. Chúng xuất hiện với cấu tạo hình ống, phình ở họng. Hoa mọc thành xim, tán ở kẽ lá. Dược liệu có quả đôi, hình trứng. Khi chín quả xuất hiện với màu đỏ tươi. Toàn thân có nhựa mủ. Từ tháng 4 đến tháng 6 là mùa hoa. Từ tháng 7 đến tháng 10 là mùa quả.

Phân bố

Ở Việt Nam, cây Ba gạc thường mọc hoang ở các vùng rừng núi. Cụ thể như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản

Bộ phận dùng: Rễ và vỏ rễ cây Ba gạc

Thu hái: Vào mùa thu và mùa đông

Chế biến: Sau khi đào về mang dược liệu rửa sạch và loại bỏ lượng đất cát. Mang dược liệu sấy hoặc phơi khô. Người dùng cần chú ý bảo vệ lớp vỏ. Bởi phần vỏ là nơi chứa nhiều hoạt chất có lợi nhất. Có thể dùng dược liệu tươi, dùng khô nấu thành cao, sao vàng, tán thành bột làm hoàn hoặc sắc lấy nước uống.

Bảo quản: Để dược liệu tại những nơi thoáng, khô ráo. Sau khi bào chế, bảo quản dược liệu bằng cách đậy kín.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản cây Ba gạc
Bộ phận dùng, thu hái, cách chế biến và cách bảo quản vị thuốc Ba gạc

Thành phần hóa học

Theo NCTVVTV.Nam và Dược Liệu

Trong lá và rễ cây Ba gạc chứa hoạt chất Alcaloid. Cụ thể có khoảng 0,9 – 2,12% hoạt chất Alcaloid ở rễ và 0,72 – 1,69 hoạt chất Alcaloid ở lá. Trong đó quan trọng nhất là 1 Alcaloid được gọi là Rauwolfia A. Hoạt chất này có công thức thô C25H28N2O2. Ngoài Rauwolfia A, dược liệu còn có Ajmalixin, Reserpin, Ajmalin và secpentin.

Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Tác dụng của vị thuốc Ba gạc gồm:

Tác dụng đối với huyết áp

Trong thí nghiệm với thỏ và chó, nước sắc Ba gạc có khả năng tác động và làm giảm áp một cách rõ rệt khi sử dụng liều 0,5/kg trọng lượng trên thân thể của súc vật (theo Bộ môn sinh l – Đại học y dược Hà Nội 1960).

  • Tác dụng đối với tim: Trong thí nghiệm trên tim của ếch cô lập và tại chỗ, kết quả cho thấy nước sắc dược liệu có thể làm chậm nhịp tim do sự tác động của hoạt chất Ajmalin. Không thấy tác dụng trên mạch máu ngoại biên trong thí nghiệm với thỏ tác động trên hệ mạch ngoại biên.
  • Tác dụng đối với ruột: Trong thí nghiệm với ruột thỏ cô lập, kết quả cho thấy sử dụng dược liệu với liều nhẹ có thể làm tăng nhu động ruột.
  • Tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương: Thí nghiệm cho thấy, trên hệ thần kinh trung ương dược liệu không làm giảm sốt. Dược liệu có tác dụng gây ngủ và trấn tĩnh do sự tác động của hai hoạt chất Reserpin và Retxinamin.

So với những hoạt chất còn lại, hoạt chất Reserpin được xem là một Alcaloid quan trọng nhất. Hoạt chất này đại biểu cho dược tính của dược liệu Ba gạc. Hai tác dụng dược lý quan trọng của hoạt chất Reserpin được áp dụng trong điều trị bệnh là an thần và hạ huyết áp. Hoạt chất Reserpin có khả năng tác động và làm hạ huyết áp trên cơ thể của các loại súc vật đang gây mê. Hơn thế dược liệu có tác dụng làm hạ huyết áp trên cả cơ thể của các loại súc vật không gây mê. Tuy nhiên tác dụng này xuất hiện tương đối chậm và không dài.

Cơ chế tác dụng hạ huyết áp được hình thành do làm cạn dần kế hoạch dự trữ Noradrenalin – chất truyền trung gian trong các dây thần kinh giao cảm. Đây được xem là một hiện tượng dùng hóa chất để tác động và cắt hệ thần kinh giao cảm. Hoạt chất Reserpin không có khả năng cũng như không có tác dụng làm liệt hạch. Tuy nhiên hoạt chất này có tác dụng làm chậm nhịp tim và tác động giúp làm giãn các mạch máu dưới da.

Tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương

Đối với hệ thần kinh trung ương, hoạt chất Reserpin có khả năng ức chế và gây trấn tĩnh rõ tương tự như các dẫn chất Phenothiazin.

Tác dụng đối với mắt

Đối với mắt, hoạt chất Reserpin có tác dụng thu nhỏ đồng tử một cách rõ rệt. Đây là một trong những triệu chứng sớm nhất sau thời gian sử dụng thuốc. Ngoài ra, hoạt chất Reserpin còn có khả năng làm sa mi mắt. Đồng thời giúp thư dãn mi mắt thứ 3 (Nictitating membrane) trong thí nghiệm với mèo và chó.

Tác dụng đối với thân nhiệt

Đối với thân nhiệt, sau khi sử dụng hoạt chất Reserpin, cơ thể có sự rối loạn về điều hòa thân nhiệt.

Tác dụng đối với hệ nội tiết

Hoạt chất Reserpin có trong dược liệu Ba gạc có tác dụng kích thích vỏ tuyến thượng thận. Điều này nhằm giải phóng các Corticoid. Hoạt chất có tác dụng kháng lợi niệu yếu. Ngoài ra trong thí nghiệm cùng với chuột cống cái, hoạt chất Reserpin có khả năng ức chế sự phóng noãn, làm ngừng chu kỳ động dục. Trong thí nghiệm với chuột đực hoạt chất có tác dụng ức chế sự phân tiết Androgen.

Tác dụng dược lý của dược liệu Ba gạc
Tác dụng dược lý theo nghiên cứu dược lý hiện đại của vị thuốc Ba gạc

Theo Y học cổ truyền

Cây Ba gạc có tác dụng thanh nhiệt hoạt huyết giáng huyết áp, giúp cơ thể giải độc. Ngoài ra nước sắc dược liệu còn có một số tác dụng có lợi khác. Cụ thể như:

  • Làm nhịp tim đập chậm
  • Làm giảm huyết áp có nguồn gốc trung ương
  • Giúp người bệnh an thần và gây ngủ.

Điều chế

Chiết xuất từ các hoạt chất Alcaloid được sử dụng dưới dạng viên nén trong quá trình điều trị cao huyết áp.

Hoạt chất Ajmalin được sử dụng trong điều trị bệnh dưới dạng thuốc tiêm và thuốc uống. Hoạt chất này thường được dùng trong điều trị bệnh cao huyết áp, tình trạng đau đầu, mất ngủ, dao chém, choáng váng, vết thương do rắn cắn, sởi, ghẻ lở, động kinh…

Ngày nay cây Ba gạc được điều chế dưới dạng lỏng chứa 1,5% alcaloid toàn phần. 1 gram vỏ rễ bằng 1 gram cao dùng để làm thuốc an thần và điều trị bệnh cao huyết áp.

Liều lượng và cách dùng

Liều trung bình của cao lỏng chiết xuất từ vị thuốc Ba gạc là 3 giọt/ngày. Tùy thuộc vào mức độ phát triển bệnh lý và thể trạng của từng người, liều dùng thuốc có thể thay đổi. Cụ thể tăng lên 45 – 60 giọt/ngày. Thời gian sử dụng từ 10 – 15 ngày. Sau thời gian này cần phải tạm ngưng sử dụng thuốc và nghỉ ngơi.

Liều lượng và cách dùng dược liệu Ba gạc
Liều lượng và cách sử dụng dược liệu Ba gạc

Bài thuốc

Rễ cây Ba gạc thường được sử dụng để chiết xuất Rauvomitin, Canescin, Ajmalicin, Reserpin, Serpentin… Dược liệu được sử dụng với những cách như sau:

  • Hoạt chất Reserpin: Hoạt chất Reserpin được sử dụng dưới dạng thuốc tiêm 5mg/2ml. Ngoài ra hoạt chất này còn được sử dụng dưới dạng viên nén với hàm lượng 0,0001g, 0,00025g và 0,0005g.
  • Viên Rauviloid (2mg Alcaloid toàn phần của R. serpentina): Viên Rauviloid (2mg Alcaloid toàn phần của R. serpentina) được sử dụng trong điều trị bệnh cao huyết áp với liều lượng từ 2 – 4mg/ngày.
  • Viên Raudixin (bôt rễ R. serpentina) 50 – 100mg: Liều dùng trung bình của viên Raudixin (R. serpentina) là 200 – 400mg/ngày.
  • Alcaloid toàn phần của R. serpentina: Alcaloid toàn phần của R. serpentina được bào chế dưới dạng viên Rauviloid (2ml alcaloid toàn phần/1 viên). Liều dùng trong điều trị bệnh cao huyết áp là 2 – 4mg/ngày.
  • Viên Raucaxin (R. tetraphylla): Viên Raucaxin (R. tetraphylla) chứa 2mg hoạt chất alcaloid toàn phần/viên.
  • Cao lỏng Ba gạc: Cao lỏng Ba gạc được điều chế từ R. verticillata chứa 5% hoạt chất alcaloid toàn phần. Liều trung bình trong điều trị bệnh là 30 – 602 giọt/ngày.
  • Almalin: Almalin được sử dụng cho những bệnh nhân bị loạn nhịp tim. Almalin được bào chế dưới dạng viên nén hoặc viên bọc đường có hàm lượng 20mg và 50mg. Ngoài ra thuốc còn được chiết xuất dưới dạng thuốc tiêm với hàm lượng 2ml/50mg. Sử dụng từ 1 – 2 viên/lần x 3 lần/ngày.
  • Raubasin: Raubasin được bào chế dưới dạng viên nén và viên bao đường với hàm lượng 1 – 5mg và 10mg. Thuốc tiêm có hàm lượng 10mg/3ml. Thuốc thường được sử dụng trong những trường hợp điều trị rối loạn tâm thần do suy não ở người già. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng điều trị tai biến mạch máu não, viêm động mạch chi dưới. Sử dụng 1 – 2 viên/lần x 3 lần/ngày. Uống thuốc vào mỗi bữa ăn. Tiêm tĩnh mạch chậm với liều lượng từ 1 – 2 ống/ngày.

Độc tính

Trong thí nghiệm với súc vật, kết quả cho thấy liều dùng thuốc thông qua đường miệng có thể đạt tối đa là 10 – 2000mg/kg trọng lượng. Đây là liều dùng thuốc có thể chịu đựng được ở súc vật.

Trong thí nghiệm cùng với chuột cống trắng, liều dùng thuốc có thể chịu đựng được thông qua đường tiêm tĩnh mạch là 28 ± 1,6mg/kg trọng lượng.

Trong thí nghiệm cùng với chuột nhắt, liều dùng thuốc bằng đường uống là 500mg/kg trọng lượng.

Kiêng kỵ

Không sử dụng hoạt chất reserpin cùng những chế phẩm làm từ cây Ba gạc cho những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh hen suyễn và nhồi máu cơ tim.

Kiêng kỵ
Không sử dụng cây Ba gạc cho những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh hen suyễn và nhồi máu cơ tim

Bài viết đã tổng hợp thông tin cơ bản về cây Ba gạc, liều lượng, cách dùng và những phương thuốc chữa bệnh từ dược liệu. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về hiệu quả điều trị, mức độ an toàn và những điều cần lưu ý nếu có ý định sử dụng vị thuốc. Ngoài ra người bệnh nên sử dụng vị thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ trong thời gian điều trị bệnh. Chúng tôi không đưa ra những thông tin, lời khuyên và các phương pháp chữa bệnh thay cho bác sĩ có chuyên môn.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút