Cây sâm đại hành: Tính vị, Tác dụng dược lý và Các bài thuốc chữa bệnh

Cây sâm đại hành là vị thuốc quý trong dân gian. Thảo dược này thường được sử dụng để điều trị các chứng bệnh ngoài da như chàm, chốc lở, mụn nhọt hoặc dùng để trị ho do viêm phế quản, đau nhức xương khớp,…

sâm đại hành eleutherine
Cây sâm đại hành còn được gọi là Sâm cau, Tỏi lào, thuộc họ Diên vĩ (danh pháp khoa học: Iridaceae)

Yếu sinh lý đề cập đến tình trạng rối loạn chức năng tình dục xảy ra ở khía cạnh thể chất và tinh thần. Các biểu hiện bệnh lý thường là hệ quả của tuổi tác, lối sống sinh hoạt kém khoa học, tâm lý hoặc mắc các bệnh nội khoa. Yếu sinh lý nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây vô sinh – hiếm muộn.

1. Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Tỏi đỏ, Sâm cau, Hành đỏ, Tỏi lào,…

Tên khoa học: Bulbosa Eleutherine.

Họ: Họ La đơn/ Diên vĩ/ Lay ơn/ Dơn (danh pháp khoa học: Iridaceae).

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả:

Sâm đại hành là cây thân cỏ, chiều cao trung bình từ 30 – 40cm. Cây sống nhiều năm, thường lụi vào mùa khô. Thân có màu đỏ tím, lá hình mác, dài, có bẹ, gốc và đầu lá thuôn nhọn, phiến lá có nhiều gân song song. Hoa mọc ở đầu ngọn, có màu trắng, cuống hoa dài. Quả nang, nhiều hạt.

Phân bố:

Cây mọc hoang ở nhiều địa phương ở nước ta, chủ yếu ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Tây, Hòa Bình và Quảng Nam. Hiện nay loại cây đã được trồng để làm dược liệu.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: Củ của cây được thu hái để làm thuốc.

Thu hái: Nên thu hái khi cây tàn lụi, thường vào mùa khô. Chỉ thu hái ở cây từ 1 năm tuổi trở lên.

Chế biến: Rửa sạch củ. Sau đó thái thành lát mỏng. Đem sấy nhẹ hoặc phơi cho đến khi khô hoàn toàn. Hoặc có thể dùng tươi hay đem tán bột để dùng dần.

Bảo quản: Nơi khô thoáng.

4. Thành phần hóa học

Cây sâm đại hành có chứa các hợp chất quinoid (eleutherol, eleutherin, isoeleutherin,…).

5. Tác dụng dược lý

+Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Tác dụng kháng khuẩn: Sâm đại hành có khả năng ức chế với vi khuẩn Streptococcus hemolyticus, Diplococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus. Tác dụng yếu hơn với Shiga, Bacillus mycoides, Shigella flexneri, B.anthracis.

Được sử dụng để trị mụn nhọt, sát trùng, tiêu độc, chữa viêm họng, viêm phế quản. Đồng thời có khả năng bổ máu và tăng sản sinh hồng cầu.

+Theo y học cổ truyền:

Chủ trị tư âm dưỡng huyết, sinh cơ, chỉ huyết, chỉ khái.

6. Tính vị

Vị ngọt, nhạt, tính hơi ấm.

7. Qui kinh

Qui vào kinh Can và Tỳ.

8. Liều dùng, cách dùng

Mỗi ngày nên dùng từ 4 – 12g ở dạng thuốc sắc, dạng bột, viên hoàn,… Có thể sử dụng đơn lẻ hoặc phối hợp với các thảo dược khác để tăng tác dụng chữa bệnh.

9. Bài thuốc

Sâm đại hành được ứng dụng vào các bài thuốc sau:

mua giống sâm đại hành ở đâu
Sâm đại hành được ứng dụng vào các bài thuốc trị mụn nhọt, chốc lở, chàm, đau lưng,…
  • Bài thuốc trị mụn nhọt, chốc lở: Dùng kim ngân hoa, sâm đại hành, thương nhĩ tử mỗi thứ 12g. Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc trị thiếu máu, mất ngủ: Dùng sâm cau 30g và lạc tiên 14g, đem sắc uống.
  • Bài thuốc chữa khớp sưng do chấn thương: Dùng sâm cau tươi 50g, đem giã nát xào với giấm. Sau đó đắp lên vùng khớp, đem bó lại. Ngày thực hiện từ 1 – 2 lần.
  • Bài thuốc trị chốc đầu, chàm: Dùng sâm cau nấu thành cao đặc rồi luyện thành viên hoàn. Mỗi ngày dùng từ 12 – 14g, có thể dùng cao đặc bôi ngoài da để bệnh nhanh khỏi.
  • Bài thuốc chữa ho do viêm họng: Dùng rẻ quạt khô, sâm cau mỗi thứ 14g. Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc chữa mụn nhọt, lở ngứa: Dùng kim ngân hoa, bồ công anh, sâm cau mỗi thứ 14 – 18g. Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc chữa rắn cắn: Dùng sâm cau sống, đem giã nát và vắt lấy nước uống. Bã đem đắp ở ngoài.
  • Bài thuốc trị đau lưng và khớp sưng đau: Dùng sâm đại hành xào với rượu, cho vào túi vải và đắp lên vùng đau nhức.
  • Bài thuốc trị ho: Dùng sâm cau 10 – 12g đem sắc với 400ml nước, đun còn 150ml. Chia thành 2 lần uống, dùng hết trong ngày. Nên uống trước bữa ăn chính khoảng 15 phút.
  • Bài thuốc bổ phế, trừ ho, tiêu đờm: Dùng sâm cau, mạch môn, cát cánh, chích thảo, bán hạ, tang bạch bì, bối mẫu, bạch linh, xa tiền, trần bì sao, gừng khô mỗi thứ 20g, sa sâm 24g. Đem các vị thái nhỏ, cho vào bình sành đem ngâm với 3.5 lít rượu trắng. Ngâm trong 20 ngày là dùng được. Có thêm thêm 400ml mật ong vào. Mỗi lần dùng 25ml, ngày dùng 2 lần. Nên dùng trước khi ăn hoặc trước khi đi ngủ.
  • Bài thuốc chữa mụn nhọt: Dùng sâm cau 20g, ké đầu ngựa 12g, bạch chỉ 10g, đơn đỏ 12g đem sắc uống. Mỗi ngày uống 1 thang, có thể kết hợp với việc đắp rễ rau dền hoặc đắp lá táo chua ở bên ngoài.
  • Bài thuốc an thần: Dùng sâm cau phơi khô, sau đó đem sao vàng qua. Mỗi ngày dùng 20g hãm với nước sôi.
  • Bài thuốc ngâm rượu từ sâm đại hành: Dùng sâm đại hành 1kg với rượu trắng 6 lít. Đem ngâm trong 15 ngày. Mỗi lần dùng 30ml, nên dùng 2 lần/ ngày. Uống trước khi ăn và dùng liên tục trong vòng 1 tháng.

10. Lưu ý

Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bài thuốc từ dược liệu sâm đại hành. Tự ý dùng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn đọc có nhu cầu nên chủ động trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện những bài thuốc dân gian.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút