Những tác dụng tuyệt vời của cây ngưu tất đối với sức khỏe
Cây ngưu tất được xem là một vị thuốc Đông y có tác dụng kháng viêm, bổ can thận, lợi tiểu, chữa đau răng,… Ngoài ra, cây còn được dùng với nhiều mục đích chữa bệnh khác nhau.
1. Tên gọi và phân nhóm
+ Tên gọi khác: Cây cỏ xước, hoài ngưu tất, cỏ sướt hai răng
+ Tên khoa học: Achyranthes bidentata
+ Họ: Thuộc họ Dền
2. Đặc điểm sinh thái và phân bố
+ Mô tả
Ngưu tất có chiều cao trung bình 1 m và cây trưởng thành có thể tới 2m. Thân cây mảnh và hơi vuông. Lá có chiều dài 5 – 12 cm và rộng 2 – 4 cm, mọc đối có cuống. Đầu lá nhọn, có mép nguyên và phiến lá có hình trứng. Hoa mọc từng cụm ở đầu cành hoặc kẽ lá.
+ Phân bố
Cây ngưu tất được trồng ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Nepal và Nhật Bản.
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
+ Bộ phận dùng: Dùng phần rễ
+ Thu hái: Có thể thu hoạch cây ngưu tất vào tất cả các mùa trong năm
+ Chế biến và bảo quản: Dùng rễ cây ngưu tất đem rửa sạch, phơi khô và bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm.
4. Thành phần hóa học
Một trong những thành phần hóa học chính trong rễ cây ngưu tất đó là saponin tritecpenoid. Hoạt chất này sau khi thủy phân sẽ tạo thành đường và oleanolic acid. Ngoài ra, người ta cũng có thể tìm thấy trong rễ cây này các hợp chất như
- Sterol ecdysteron
- Glucoza
- Inokosteron
- Polysaccharide
- Muối
- Arginine (Arg)
- 12 loại amino acid
- Alkaloids
- Coumarins
- Đồng
- Sắt
5. Tính vị
Ngưu tất có vị đắng và tính bình, tác dụng vào 2 kinh thận và can
6. Tác dụng dược lý
+ Theo Y học hiện đại
Theo Trung Hoa y học tạp chế năm 1935, các nhà nghiên cứu bao gồm Trương Phát Sơ, Trương Diệu Đức và Lưu Thiệu Quang đã sử dụng cao lỏng của cây ngưu tất trên đông vật (chuột bạch, chó, thỏ và mèo), thu được kiết quả như:
- Ở chuột bạch có chửa hoặc không, cao lỏng từ ngưu tất có tác dụng làm dịu sức căng của tử cung
- Ở thỏ, cao lỏng làm phát sinh tác dụng co bóp tử cung cho dù thỏ có chửa hoặc không
- Cao lỏng có tác dụng làm dịu tử cung ở mèo không chửa nhưng lại co bóp mạnh ở mèo chửa
- Còn đối với chó, cao lỏng ngưu tất gây co bóp tử cung nhưng tốc độ co bóp không thường không ổn định. Cụ thể, ban đầu co bóp mạnh nhưng sau đó dịu lại
Ngoài ra, dựa vào nghiên cứu năm 1937 tại Viện nghiên cứu quốc lập Bắc Kinh, Sở nghiên cứu sinh lý học, tác giả Kinh Lợi Bân cho biết, ngưu tất có những tác dụng như:
- Ức chế, làm yếu sức co bóp tim của ếch và khúc tá tràng
- Có tác dụng lợi tiểu
- Đối với động vật đã bị gây mê, ngưu tất có tác dụng làm giảm huyết áp tạm thời. Huyết áp sẽ được khôi phục lại bình thường sau đó vài phút và có dấu hiệu hơi tăng
- Dùng ngưu tất ở liều cao gây kích thích vận động của tử cung
+ Theo Đông y
Ngưu tất có công dụng mạnh gân cốt, hành ứ, bổ can thận và phá huyết. Dân gian thường sử dụng loại cây này để điều trị chứng đau bụng, viêm khớp và kinh nguyệt khó khăn.
7. Bài thuốc
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây ngưu tất:
- Điều trị xơ vữa mạch máu, chống bại liệt, phong thấp, đột quỵ hoặc teo cơ: Dùng 40 – 60 gram ngưu tất rửa sạch. Sắc thuốc và chia ra uống nhiều lần trong ngày.
- Chữa đau đầu, chóng mặt, đau mắt, tăng huyết áp, rối loạn tiền đình, đau nhức dây thần kinh, táo bón, giảm béo phì, rút gân và khó ngủ: Sử dụng 30 gram cây ngưu tất sắc cùng với 20 gram hạt muồng trâu, uống mỗi ngày.
- Điều trị bị ngã ứ máu bên trong, tay chân nhức mỏi: 100 gram ngưu tất, 30 gram sâm đại hành và 50 gram huyết giác ngâm chung với rượu. Sau 30 – 40 ngày, lấy uống. Mỗi lần uống 10 – 15 ml, mỗi ngày uống 2 lần và uống hơn 10 ngày.
- Giảm triglycerid và cholesterol: Lấy 12 gram ngưu tất thái lát mỏng và hãm với nước nóng. Sắc uống
- Trừ phong thấp, hòa huyết mạch, chữa mỏi gối, chân tay yếu và lạnh: Đỗ trọng, sinh địa, tỳ giải, tiên linh tỳ, ý dĩ nhân và đương quy (50 gram), hồ cốt (45 gram) cùng với đan sâm, ngưu tất, thạch hộc, phụ tử, sơn thù và phòng phong (15 gram). Giã nát, cho vào túi vải và ngâm với 3 lít rượu. Sau 7 ngày có thể uống. Mỗi ngày uống 2 ly vào lúc bụng đói.
- Chữa nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, huyết áp cao: 5 gram rễ ngưu tất khô và 10 cây thành ngạch cho vào ấm đun sôi với 3 bát nước. Khi thuốc cạn còn 1 bát, người bệnh lọc và uống sau mỗi bữa ăn 30 phút. Uống liên tục 2 tháng và nghỉ 3 ngày rồi dùng tiếp.
- Điều trị bế kinh hoặc tắc kinh: Ngưu tất và ích mẫu mỗi vị 10 gram. Sắc uống.
- Chữa sổ mũi, sốt: Đơn buốt và ngưu tất mỗi vị 30 gram, sắc thuốc, chia làm 3 lần uống trong ngày
- Chữa quai bị: Dùng 1 nắm ngưu tất giã nát, vắt lấy nước cốt uống và dùng bã đắp lên nơi bị sưng.
- Chữa sưng do thấp khớp: thương nhĩ tử và ngải cứu (12 gram), cây nhọ nồi, hy thiêm thảo, phục linh và ngưu tất (16 gram). Sao vàng và sắc thuốc uống. Sử dụng liên tục từ 7 – 10 ngày.
- Chữa sổ mũi do viêm mũi dị ứng: Cây ngưu tất (30 gram) kết hợp với lá diễn và đơn buốt (mỗi vị 30 gram). Sắc chung với 400 ml nước cho cạn còn 1/4, lọc và uống. Nên dùng liên tục trong 10 ngày.
8. Lưu ý
Phụ nữ có thai và cho con bú không nên dùng cây ngưu tất chữa bệnh. Bên cạnh đó, người ra nhiều kinh nguyệt hoặc thường di tinh cũng không nên sử dụng.
Những thông tin về các bài thuốc từ cây ngưu tất chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Dược liệu nên kết hợp
- Cây bàng có tác dụng gì?
- Cây quế chi: Thành phần hóa học, Tính vị và Các ứng dụng lâm sàng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!