Cây bàng có tác dụng gì?

Ngoài việc được trồng để lấy bóng mát, cây bàng còn được xem là một loại thảo dược. Nó được dùng để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau như chữa sốt, trị ghẻ,mụn nhọt, chữa viêm loét dạ dày, tê nhức chân tay… Nếu bạn còn đang băn khoăn cây bàng có tác dụng gì? Những thông tin mà chúng tôi cung cấp sau đây sẽ giúp bạn làm rõ được vấn đề này. 

Cây bàng có tác dụng gì trong điều trị bệnh?A
Cây bàng có tác dụng gì trong điều trị bệnh?

I/ Những thông tin cần biết về cây bàng

Nếu bạn vẫn cho rằng cây bàng chỉ được trồng để lấy bóng mát thì những thông tin dưới đây sẽ khiến bạn vô cùng bất ngờ. Bởi nó còn được sử dụng với nhiều công dụng khác.

Đông trùng hạ thảo Vietfarm - Thành tựu nghiên cứu chuyên sâu của Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược Cổ truyền Dân tộc. Sở hữu hàm lượng hoạt chất CAO NHẤT thị trường, đem đến nhiều hiệu quả ưu việt xứng danh món quà thượng phẩm cho sức khỏe người Việt.

1. Đặc điểm của cây bàng

Bàng là một loại cây không còn xa lạ gì đối với chúng ta. Bởi nó thường được trồng nhiều để lấy bóng mát ở trong trường học, vỉa hè. Đây là loại cây thân gỗ lớn, thuộc họ Trâm Bầu, được trồng chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Cho đến nay, người ta vẫn chưa thể xác định được một cách chắc chắn về nguồn gốc của loại cây này. Có ý kiến cho rằng, cây bàng có nguồn gốc từ Ấn Độ, nhưng cũng có những người khác cho rằng nó bắt nguồn từ New Guine hay bán đảo Mã Lai…

Cũng tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà cây bàng non được phân thành nhiều loại, được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau. Cây bàng Đài Loan cũng là một loại bàng, có nguồn gốc từ Bahamas. Bởi vì lá của loại bàng này thường nhỏ, nên người Việt chúng ta còn gọi nó bằng cái tên khác là bàng lá nhỏ. Một loại bàng được trồng phổ biến nữa đó là cây bàng Singapore. Loại bàng này có nguồn gốc từ châu Phi. Khác với cây bàng Đài Loan, cây bàng Singapore có lá rộng, màu xanh đậm. Với đặc điểm thân hình nhỏ gọn, tán lá đẹp mà chúng thường được trồng trong các chậu cảnh, nhằm trang trí ở trong nhà hoặc ở văn phòng.

Cây bàng thông thường, hay còn gọi là cây bàng ta có thể mọc cao tới 35m. Các tán lá mọc đối xứng, rậm và mọc trông giống như cái lọng. Chính vì vậy mà chúng được trồng phổ biến để lấy bóng mát. Hoa nở vào mùa hè, quả thuộc dạng quả hạch có hình bầu dục, ăn có vị chua. Một số nơi còn dùng hạt của nó để làm mứt. Gỗ bàng có màu đỏ, với đặc tính rắn và chắc, chống thấm tương đối tốt nên còn được dùng để đóng xuồng gỗ.

2. Thành phần hóa học

Lá của cây bàng Đài Loan có đặc điểm nhỏ hơn lá của các loại bàng khác
Lá của cây bàng Đài Loan có đặc điểm nhỏ hơn lá của các loại bàng khác

Không chỉ được trồng để lấy bóng mát, bàng còn được xem là một vị thuốc được dùng để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Vậy thì do đâu mà chúng ta có thể chữa bệnh bằng loại cây này?

Các nghiên cứu của nền y học hiện đại đã chỉ ra rằng, trong lá và vỏ của cây bàng có chứa các flavonoid (kamferol, quercetin). Ngoài ra còn có chất phytosterol, saponin và các tanin như tercatin, punicalin, punicalagin… Đây đều là các hoạt chất có tác dụng kháng viêm, giảm đau, có tác dụng trong việc điều trị nhiều bệnh lý.

II/ Cây bàng có tác dụng gì trong điều trị bệnh?

Do loại cây này chứa nhiều dược tính, do đó chúng được sử dụng để chữa nhiều bệnh khác nhau. Vậy thì cây bàng có tác dụng gì? Nếu còn chưa tìm được câu trả lời, bạn có thể tham khảo những thông tin, cũng như các bài thuốc dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Dùng lá bàng để trị ghẻ và mụn nhọt

Để áp dụng bài thuốc này, bạn chọn những búp và lá bàng đang non mang về rửa sạch. Sau đó, cho vào nồi và đun sôi cùng với nước. Đun cho đến khi thấy nước sôi kỹ thì tắt bếp. Chờ cho nước nguội bớt rồi ngâm vết thương vào trong nước thuốc khoảng 20 phút.

Trong trường hợp vết thương nằm ở những vị trí không thể ngâm được, hãy lấy búp bàng non giã nát. Sử dụng hỗn hợp này đắp lên vết thương mỗi ngày. Áp dụng thường xuyên sẽ thấy bệnh thuyên giảm. Bởi trong lá bàng có chứa chất tanin. Chất này sẽ giúp sát khuẩn và khiến cho bọc mủ thoát ra ngoài một cách dễ dàng.

2. Chữa viêm loét dạ dày bằng lá bàng

Tương tự như nghệ vàng, trong lá non của cây bàng non chứa một hàm lượng chất flavonoid khá lớn. Hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, giúp làm lành nhanh chóng các vết thương. Do đó, cây bàng non còn được dùng để điều trị nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa như tiêu chảy, kiết lị, đau thượng vị, làm giảm các triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày… Để áp dụng bài thuốc này, bạn làm như sau:

Chuẩn bị các lá bàng non hoặc lá bánh tẻ. Tránh dùng các lá đã già, vì những lá này thường chứa ít nhựa, hiệu quả chữa trị sẽ không cao. Sau đó, đem chúng đi rửa sạch, cho vào nồi và đun sôi lên cùng với nước. Cứ đun với ngọn lửa vừa, đun khoảng nửa tiếng đồng hồ thì tắt bếp. Chắt lấy nước thuốc vừa thu được để uống mỗi ngày. Áp dụng thường xuyên sẽ thấy các triệu chứng bệnh được cải thiện.

3. Bài thuốc từ lá bàng chữa sâu răng, viêm nướu

Nếu hỏi “cây bàng có tác dụng gì” thì một trong các câu trả lời chính là bàng có tác dụng chữa sâu răng, viêm chân răng. Bài thuốc này không chỉ được áp dụng ở Việt Nam mà còn được sử dụng ở các nước khác như Ấn Độ, Philippines, Inđônêsia… Cách thực hiện bài thuốc này như sau:

Bạn chỉ cần sử dụng vỏ cây bàng hoặc búp bàng non, đem về rửa sạch. Sau đó cho vào nồi, sắc thật đặc cùng với nước. Dùng nước thuốc vừa sắc ngậm 2 lần mỗi ngày, tình trạng sâu răng, viêm nướu sẽ được cải thiện đáng kể.

Bài thuốc chữa sâu răng từ lá bàng non
Bài thuốc chữa sâu răng từ lá bàng non

4. Bài thuốc từ cây bàng chữa viêm họng

Trị viêm họng từ lá bàng cũng là bài thuốc được khá nhiều người áp dụng. Cách thực hiện bài thuốc này cũng thực sự đơn giản:

Chuẩn bị từ 7 – 10 lá bàng non hoặc búp bàng non, một ít muối hạt. Mang lá bàng đã chuẩn bị đi rửa sạch, để ráo. Sau đó, lấy khoảng 250ml nước, ít muối hạt và lá bàng cho vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn. Dùng rây lọc bã và lấy nước, sử dụng nước này để uống. Để bảo quản được lâu, hãy cho nước thuốc vào một cái chai, cất vào tủ lạnh.

Thông tin thêm: Những loại đồ ăn và thức uống nên dùng khi bị viêm họng

5. Chữa bệnh viêm âm đạo, viêm lộ tuyến từ lá bàng

Một câu trả lời nữa cho câu hỏi “cây bàng có tác dụng gì?” đó chính là nó có tác dụng trong điều trị viêm lộ tuyến, viêm âm đạo.

Viêm âm đạo không còn là căn bệnh xa lạ gì đối với các chị em phụ nữ chúng ta. Bệnh xảy ra do sự xâm nhập và gây hại của các vi khuẩn và virus tại vùng âm đạo. Mà trong thành phần của lá bàng lại chứa các hoạt chất có tác dụng sát khuẩn, chống viêm. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể dùng lá bàng để hỗ trợ chữa trị. Cách thực hiện như sau:

Lấy khoảng 10 búp bàng hoặc 10 lá bàng còn non mang đi rửa sạch. Cho vào nồi và đun sôi cùng với 1 lít nước. Trong khi đun, cho khoảng 2 thìa muối hạt vào để đun cùng. Lưu ý là phải đun sôi cho thật kỹ. Khi thấy nước đã sôi kỹ thì tắt bếp. Chờ cho nước thuốc nguội rồi dùng bơm tiêm, bơm thẳng vào trong âm đạo.

Để thuốc phát huy tác dụng, bạn nên thực hiện mỗi ngày 3 lần, mỗi lần khoảng 3 – 4cc.

6. Dùng lá bàng trị ngứa khi lên da non

Nếu bị thương, các vết thương sau khi lành lại và chuẩn bị lên da non sẽ gây ra cảm giác vô cùng ngứa cho cơ thể. Để khắc phục tình trạng này, bạn chỉ cần dùng lá bàng non để đun nước và rửa vết thương. Thực hiện mỗi ngày sẽ thấy cảm giác ngứa ngáy sẽ giảm bớt.

7. Trị chàm má cho trẻ bằng lá bàng

Chàm má là tình trạng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Điều này khiến cho không ít bà mẹ lo lắng vì sợ chúng sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con. Thật vậy, các triệu chứng của chàm má như là da khô sần, nứt nẻ, da bị rỉ dịch, chảy máu… sẽ khiến cho trẻ đau  đớn, khó chịu. Chưa hết, bệnh sẽ khiến  bé hay cáu gắt, quấy khóc, bú kém, ngủ không ngon giấc. Lâu dần, nó sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Nếu không may bé gặp phải tình trạng này, bạn có thể áp dụng bài thuốc từ cây bàng non để chữa trị. Cách tiến hành như sau:

Dùng lá bàng non rửa sạch, đun sôi cùng với nước. Sau đó dùng nước này để tắm rửa cho bé mỗi ngày. Áp dụng một vài lần sẽ thấy tình trạng chàm má giảm hẳn.

Cây bàng Singapore
Cây bàng Singapore

8. Bài thuốc từ lá bàng chữa cảm sốt, đau đầu

Trị cảm sốt, đau đầu cũng là một câu trả lời cho câu hỏi “cây bàng có tác dụng gì?” .Tuy nhiên, để bài thuốc này mang đến tác dụng tốt, bạn cần kết hợp với các loại thảo dược khác. Bài thuốc như sau:

+ Chuẩn bị:

  • 15g lá bàng phơi khô
  • 10g kinh giới khô
  • 12g bạc hà khô
  • 10g vỏ quýt khô

+ Cách làm: 

Cho tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị vào ấm, sắc lên thật đặc cùng với nước. Chia lượng thuốc vừa thu được thành 2 lần uống. Bạn uống một lần vào lúc vừa được nấu xong, lần thứ 2 thì uống trước bữa ăn khoảng 15 phút. Kiên trì áp dụng cách chữa này mỗi ngày, sau một thời gian sẽ thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm rõ rệt.

Ngoài ra, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra được rằng, vỏ bàng khi được điều chế thành dạng cồn thuốc hoặc dạng cao còn có khả năng chữa trị hen phế quản cho trẻ.

9. Chữa nhiệt miệng, loét miệng

Đây cũng là một tác dụng nữa của cây bàng non. Nếu bị nhiệt miệng hay loét miệng, chỉ cần dùng lá bàng non nấu với nước cho thật đặc. Sau đó dùng nước này để ngậm, áp dụng thường xuyên thì tình trạng nhiệt miệng của bạn sẽ nhanh chóng được chữa khỏi.

10. Giảm đau nhức, tê bì xương khớp bằng cách chườm lá bàng non

Nếu thường hay bị tê bì xương khớp, đau nhức cơ thể, bạn có thể làm giảm các triệu chứng trên bằng cách sau:

Lấy búp non của cây cây bàng non xào trên ngọn lửa vừa. Khi thấy chúng nóng lên thì nhắc xuống, dùng để chườm vào vùng bị đau. Các cơn đau nhức, tê bì sẽ giảm bớt, giúp bạn dễ chịu hơn.

“Cây bàng có tác dụng gì?” là câu hỏi có không ít người đặt ra. Tuy là một loại cây thân thuộc, nhưng ít ai lại biết được hết các công dụng điều trị bệnh của nó. Vì vậy, các bạn có thể tham khảo những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây để nắm được rõ hơn các thông tin về loại cây này.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút