Cỏ dùi trống (Cốc tinh thảo) và những bài thuốc chữa bệnh về mắt

Cỏ dùi trống hay còn được gọi tên khác là Cốc tinh thảo (tên gọi trong Đông y), là loại cây bụi với danh pháp khoa học là Eriocaulon sexangulare L, thuộc họ Cốc tinh thảo. Đây là loại cây được dân gian sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc chữa các bệnh lý về mắt cho người lớn và trẻ em như viêm giác mạc, đau mắt đỏ, đục thủy tinh thể và một số bệnh lý khác được chúng tôi cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cốc tinh thảo là tên gọi khác trong Đông y của cỏ dùi trống
Cốc tinh thảo là tên gọi khác trong Đông y của cỏ dùi trống

Yếu sinh lý đề cập đến tình trạng rối loạn chức năng tình dục xảy ra ở khía cạnh thể chất và tinh thần. Các biểu hiện bệnh lý thường là hệ quả của tuổi tác, lối sống sinh hoạt kém khoa học, tâm lý hoặc mắc các bệnh nội khoa. Yếu sinh lý nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây vô sinh – hiếm muộn.

1. Tên gọi – Phân nhóm

  • Tên gọi khác: cây Cố tinh, Cỏ đuôi công, Thiên tinh thảo, Đái tinh thảo, Phật đỉnh châu, cây Cốc tinh, Cốc tinh thảo (tên gọi trong Đông y)
  • Ý nghĩa tên gọi Cốc tinh thảo: Hình dạng của loại có này trông giống dùi để đánh trống nên được dân gian đặt cho tên gần gũi là Cỏ dùi trống.Cỏ dùi trống mọc lên sau khi gặt lúc xong, mọc lên nhờ vào dư khí của lúa sinh ra cỏ lên được gọi là Cốc tinh thảo
  • Tên khoa học: Eriocaulon sexangulare L
  • Họ: Thuộc họ Cốc tinh thảo (Eriocaulaceae)

2. Đặc điểm sinh thái

+ Mô tả cỏ dùi trống:

Cỏ dùi trống là loại cây thân thảo, mọc thành bụi, sống lâu năm. Thân cây rất ngắn, màu xanh lục, mang một chùm lá mọc rộng, hình dải, nhẵn và có nhiều gân dọc. Lá cây hình trứng hoặc hình trụ, có nhiều lông rải rác xung quanh. Lá tổng của cây thường có màu vàng, xếp chồng lên nhau và che phủ hoa vào bên trong. Hoa tựa như hạt nút áo, có hình cầu. Hoa đực có hai lá đài và hai cánh dính vào ống, bao phấn có màu đen. Hoa cái có ba lá đài rời và ba cánh ngắn có màu trắng hoặc tím nhạt. Trên hoa có nhiều lông tơ bao phủ. Khi bóp nát hoa sẽ thấy có nhiều hạt đen nhỏ.

+ Phân bố: Cỏ dùi trống thường mọc dại khá nhiều ở nước ta, ở những vùng đất ẩm ướt, đặc biệt là bên bờ ruộng như Quảng Ninh, Bắc Thái, Hải Hưng,… Loại cây này còn được tìm thấy nhiều ở các tỉnh thuộc nước Trung Quốc.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

+ Bộ phận dùng: Dùng phần thân và hoa cỏ dùi trống để làm thuốc.

+ Thu hái: Thời điểm thích hợp để thu hoạch là vào tháng 9 hàng năm. Thời điểm cây ra nhiều hoa hình sao trắng.

+ Chế biến: Đem những phần thân và hoa của cỏ dùi trống vừa thu hoạch được đem rửa ra nước để loại bớt bụi bẩn rồi đem phơi nắng hoặc sấy khô và cất trữ để sử dụng dần.

+ Bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát, tránh để dược liệu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Tốt nhất, nên cất trữ dược liệu trong bọc kín để được sử dụng lâu dài, bởi cỏ dùi trống rất dễ lên móc và dễ nhàu nát.

Thân và hoa của cỏ dùi trống có tính chất dược phẩm nên được sử dụng để bào chế làm thuốc chữa bệnh
Thân và hoa của cỏ dùi trống có tính chất dược phẩm nên được sử dụng để bào chế làm thuốc chữa bệnh

4. Thành phần hóa học

Trong thân và hoa của cỏ dùi trống có chứa nhiều Carbohydrate cùng với một số thành phần có lợi cho sức khỏe khác.

5. Tính vị

Cỏ dùi trống có vị cay, hơi ngọt, tính mát không độc.

6. Quy kinh

Chưa được cập nhật thông tin.

7. Tác dụng dược lý

+ Theo nghiên cứu dược lý hiện đại: Chưa được nghiên cứu.

+ Theo Y học cổ truyền:

Trong Đông y, cỏ dùi trống còn được gọi khác là cốc tinh thảo. Loại dược liệu này có công dụng sơ tán phong nhiệt, sáng mắt tan màng mộng với các chủ trị sau:

  • Chữa các bệnh lý về mắt như: đau mắt đỏ, đục thủy tinh thể, quáng gà, viêm kết giác mạc, đau mí, tiêu màng mộng, khô mắt, mắt nhảy cảm với ánh sáng,…
  • Chữa chảy máu cam không cầm
  • Chữa đau đầu, đau nửa đầu
  • Phòng một số bệnh về da như: ghẻ lở, mụn nhọt, nổi mẩn ngứa,…
  • Chữa các bệnh lý về răng miệng như: đau răng, viêm lợi, chảy máu răng,…
  • Hỗ trợ điều trị các tình trạng say nắng, nôn mửa, tiêu chảy ở trẻ em
  • Ức chế các loại vi khuẩn gây nên một số bệnh lý như: đại trường, mủ xanh, viêm phổi,…

8. Cách dùng – Liều lượng

+ Cách dùng: Dùng độc vị hoặc kết hợp với một số vị thuốc khác với dạng thuốc sắc hoặc tán thành bột dùng với nước ấm. Cách thức dùng thuốc còn tùy thuộc bào từng bài thuốc từng bệnh lý.

+ Liều dùng: Dùng 9 – 30 gram/ ngày.

9. Bài thuốc từ cỏ dùi trống

Với vị ngọt, hơi cay, tính bình, không ẩn chứa độc hại, có tác dụng sơ tán phong nhiệt, sáng mắt tan màng rộng, dược liệu cỏ dùi trống được dân gian sử dụng khác nhiều trong các bài thuốc trị bệnh, đặc biệt là những bệnh về mắt cho người lớn và trẻ em cụ thể hơn trong các bài thuốc được chúng tôi chia sẻ dưới đây:

Cỏ dùi trống và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả
Cỏ dùi trống và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả
Bài thuốc từ cỏ dùi trống chữa màng mộng ở mắt, chữa viêm kết mạc, nước mắt sống chảy rít rát khó chịu:
  • Dùng cỏ dùi trống và phòng phong mỗi vị 60 gram. Đem hai vị thuốc trên tán nhuyễn thành bột mịn rồi trộn đều. Mỗi lần sử dụng 10 gram bột hòa với một ít nước cơm để dùng trước mỗi bữa ăn ít nhất 30 phút. Mỗi ngày sử dụng hai lần vào buổi sáng và tối.
  • Dùng cỏ dùi trống và cáp phấn mỗi vị 30 gram cùng với 200 gram gan heo. Làm sạch gan heo và thái thành từng miếng vừa ăn, ướp cùng với một ít gia vị. Cỏ dùi trống và cáp phấn tán nhuyễn thành bột mịn. Cho tất cả các nguyên liệu vào trong nồi cùng với 200 ml nước lọc, bắt lên bếp đun khoảng 25 – 30 phút, cho một ít gia vị nêm nếm tùy theo sở thích cá nhân rồi tắt bếp. Mỗi ngày sử dụng hai lần vào buổi sáng và buổi tối, nên dùng khi còn nóng.
Bài thuốc từ cỏ dùi trông chữa màng mộng trong mắt:
  • Dùng cỏ dùi trống và phòng phong mỗi vị 9 gram. Sắc hai vị thuốc trên cùng với hai chén nước, sắc cô đặc còn lại một chén để dùng. Người bệnh dùng thuốc khi thuốc còn nóng.
Bài thuốc từ cỏ dùi trống chữa đau mắt đỏ:
  • Dùng cỏ dùi trống, ngưu bàng tử, xích nhược, phục long mỗi vị 9 gram, long đởm, kinh giới và mộc thông mỗi vị 6 gram cùng với 3 gram cam thảo. Đem một thang thuốc trên sắc cùng với 1000 ml nước lọc, bắt lên bếp đun trên ngọn lửa nhỏ. Đun cho đến khi nước cô đặc lại. Dùng nước sắc được thay cho nước trà để dùng trong ngày. Dùng liên tục trong 2 – 3 ngày, nếu sau ngày thứ 3, chứng đau mắt đỏ không thuyên giảm, người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc và tìm phương pháp chữa bệnh khác.
Bài thuốc từ cỏ dùi trống chữa đau mắt đỏ kéo màng:
  • Dùng 20 gram cỏ dùi trống, 10 gram long đờm thảo cùng với ngưu bàng, phục linh, kinh giới, cam thảo, hồng hoa, mộc thông, sinh địa và xích thược mỗi vị 8 gram. Đem tất cả nguyên liệu trên sao qua rồi tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 3 – 6 gram hỗn hợp bột để dùng cùng với nước ấm.
Bài thuốc từ cỏ dùi trống chữa khô mắt, quáng gà:
  • Dùng cỏ dùi trống, vỏ hến nung mỗi vị 20 gram, cúc hoa vàng và thạch quyết minh mỗi vị 10 gram cùng với 8 gram khởi tử. Đem tất cả các nguyên liệu trên rồi đem phơi khô sau đó tán thành bột mịn. Mỗi ngày sử dụng 12 gram đối với người lớn và 4 – 5 gram đối với trẻ em. Dùng hỗn hợp bột cùng với ly nước ấm hoặc nước sôi để nguội.
Bài thuốc từ cỏ dùi trống trị quáng gà ở trẻ em:
  • Dùng 30 gram cỏ dùi trống và 150 gram phổi con dê. Đem phổi dê rửa sạch bằng nước để lọc bỏ bụi bẩn và vi khuẩn, rồi thái thành từng miếng vừa ăn, ướp cùng với một ít gia vị. Cho cỏ dùi trống và phổi dê đã sơ chế vào trong nồi để nấu chín. Kiên trì sử dụng liên tục trong khoảng 7 ngày để bệnh tình được thuyên giảm.
Bài thuốc từ cỏ dùi trống chữa đục thủy tinh thể (theo tài liệu nước ngoài):
  • Dùng cỏ dùi trống, sò huyết và ngao biển mỗi vị 50 gram. Đem các nguyên liệu trên sao khô rồi tán nhỏ. Sau đó đem nấu cùng với 100 gram gan lợn (đã được rửa sạch và sơ chế qua). Dùng cả phần cái và phần nước, nên dùng khi canh còn nóng, dùng trước khi đi ngủ vào ban đêm.
Bài thuốc từ cỏ dùi trống trị đau mắt, phong nhiệt, đau đầu:
  • Dùng 20 gram cỏ dùi trống, 16 gram huyền sâm, 8 gram thanh ngâm cùng với kinh giới, mộc thông và dành dành mỗi vị 10 gram. Đem một thang thuốc trên thái nhỏ rồi đem phơi khô. Cho các vị thuốc trên vào trong nồi cùng với 400 ml nước lọc, sắc cô đặc còn 100 ml nước để dùng. Chia phần nước sắc được thành hai lần uống mỗi ngày. Người bệnh nên dùng thuốc khi thuốc còn ấm.
Bài thuốc từ cỏ dùi trống chữa chứng cam tích, nhìn không rõ, mắt đó, sợ ánh sáng ở trẻ em:
  • Dùng cỏ dùi trống cùng với gan heo mỗi vị 60 gram để sắc lấy nước dùng. Nên dùng thuốc khi thuốc còn ấm.
Bài thuốc từ cỏ dùi trống chữa đau răng, viêm lợi:
  • Dùng 30 gram cỏ dùi trống cùng với 15 gram cam thảo. Đem hai vị thuốc trên sắc cùng với hai chén nước, sắc cô đặc còn lại một chén để dùng. Chia phần nước sắc được thành hai lần dùng trong ngày vào hai buổi chính là buổi sáng và buổi tối. Dùng thuốc trong khoảng 3 – 5 ngày, chứng đau răng sẽ không còn.
  • Dùng 15 – 30 gram cỏ dùi trống sắc cùng với hai chén nước, sắc cô đặc còn khoảng một chén để dùng. Kiên trì sử dụng thuốc đều đặn đến khi bệnh tình thuyên giảm.
Bài thuốc từ cỏ dùi trống chữa chảy máu cam không cầm:
  • Dùng một lượng vừa đủ cỏ dùi trống, đem tán thành bột mịn, rồi uống cùng với nước miến sắc. Mỗi lần sử dụng 6 gram để chữa chảy máu cam.
Bài thuốc từ cỏ dùi trống chữa trẻ em bị trúng nắng, khát nước bồn chồn khó chịu, trên ói mửa dưới tiêu chảy:
  • Đem một lượng vừa đủ cỏ dùi trống đốt tồn tính, sau đó đem hạ khử thổ rồi tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 2 gram thuốc cùng với nước cơm nguội.
Bài thuốc từ cỏ dùi trống chữa đau đầu, đau nửa đầu:
  • Dùng 6 gram cỏ dùi trống, 9 gram địa long cùng với 3 gram nhũ hương. Đem các nguyên liệu trên tán thành bột mịn rồi trộn đều vào nhau. Mỗi lần sử dụng một lượng hỗn hợp bột bằng hạt gạo đốt cháy cho bóc hơi vào ống rồi hít thật mạnh.
  • Dùng 30 gram cỏ dùi trống cùng với 50 gram bột củ rong riềng. Đem cỏ dùi trống tán thành bột mịn rồi trộn đều cùng với bột củ rong riềng. Thêm một ít nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Phết một lớp mỏng hỗn hợp lên một tờ giấy mỏng rồi dán vào vị trí đau. Giữ yên cho đến khi khô hẳn. Kiên trì điều đặn sử dụng mỗi ngày. Bệnh tình có kết quả sau 3 – 4 ngày điều trị.

10. Một số lưu ý khi sử dụng dược liệu cỏ dùi trống chữa bệnh

Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc từ cỏ dùi trống đúng cách, đúng bệnh lý, người bệnh cũng cần phải lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Không sử dụng những bài thuốc từ cỏ dùi trống cho các đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần cho trong chúng hoặc một số dược liệu khác trong bài thuốc.
  • Thận trọng khi sử dụng bài thuốc từ dược liệu cỏ dùi trống cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Hỏi ý kiến lương y để biết cụ thể liều dùng cho phù hợp.
  • Không nên xông hơi hoặc nhỏ trực tiếp các nước sắc từ cây cỏ dùi trống vào mắt.
  • Các đối tượng có phong nhiệt không được sử dụng các bài thuốc từ dược liệu cỏ dùi trống.
  • Kỵ sắt.

Với thông tin về dược liệu cỏ dùi trống được chúng tôi chia sẻ trong bài viết có lẽ giúp ích được bạn đọc hiểu biết thêm thông tin về công dụng cũng như một số lưu ý khi sử dụng dược liệu này. Tuy nhiên, thông tin chúng tôi chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo, không phải lời khuyên hay chỉ định từ bác sĩ. Do đó, người bệnh không được tự ý sử dụng các bài thuốc từ dược liệu này khi chưa có sự đồng ý. Đồng thời, tham khảo ý kiến tham vấn từ bác sĩ về hiệu quả cũng như mức độ an toàn khi sử dụng chúng.

ThuocDanToc.vn không đưa ra những lời khuyên, chẩn đoán hoặc các phương pháp điều trị y khoa.

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Lê Thị NhungLê Thị Nhung says: Trả lời

    Mình có một lượng lớn cây dùi trống và một số cây thảo mộc khác đã rửa sạch, phơi khô. Ai có nhu cầu mua mình bán cho ạ

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút