Cây hương thảo: mô tả, tính vị, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Hương thảo là một cây khá quen thuộc đối với những vị đầu bếp hay người nội trợ bởi nó được xem là một gia vị không những làm tăng thêm mùi vị cho món ăn mà còn có lợi cho sức khỏe. Trong y học, cây hương thảo còn là một vị thuốc giúp giảm căng thẳng, chữa trị các bệnh như đau nhức cơ, thấp khớp,…

Hương thảo có tên khoa học là Rosmarinus officinalis
Hương thảo có tên khoa học là Rosmarinus officinalis

1/ Tên gọi, chủng loại

Tên gọi khác: Mê điệt hương.

Đông trùng hạ thảo Vietfarm - Thành tựu nghiên cứu chuyên sâu của Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược Cổ truyền Dân tộc. Sở hữu hàm lượng hoạt chất CAO NHẤT thị trường, đem đến nhiều hiệu quả ưu việt xứng danh món quà thượng phẩm cho sức khỏe người Việt.

Tên khoa học: Rosmarinus officinalis.

Họ: cây hương thảo thuộc họ Hoa môi có pháp danh khoa học là Lamiaceae.

2/ Đặc điểm sinh thái

Mô tả

Cây hương thảo là một loài cây bụi thân thảo, cao từ 1 – 2m, mỗi cây thường phân thành nhiều nhánh. Lá cây rất nhiều có hình kim dài chừng 4cm rộng 5mm mọc đối nhau, mép lá gập xuống, lá hương thảo không có cuống. Bên trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới lá có lông và màu hơi trắng. Hoa hương thảo có màu lam nhạt hơi ngã sang tím. Mùa hoa thường ra vào cuối tháng 12 và sớm nhất là vào giữa tháng 2. Quả hương thảo có màu đen nhạt. Toàn thân cây đều có mùi thơm.

Phân bố

Trên thế giới cây hương thảo được trồng nhiều ở khu vực Nam Châu Âu, Tây Á và Bắc Phi. Ở Việt Nam cây được trồng ở khu vực miền Trung và miền Nam nước ta.

3/ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận sử dụng: ngọn cây và lá.

Thu hái: vào mùa thu hoạch người ta sẽ cắt phần ngọn cây có hoa hoặc các cành tươi không có hoa để sử dụng. Nếu chỉ thu hoạch ở quy mô nhỏ bạn có thể tỉa lấy lá trực tiếp từ cây.

Chế biến: hương thảo sau khi thu hoạch về đem đi sấy hoặc phơi khô sau đó đập lấy lá để dành sử dụng.

Bảo quản: lá hương thảo sau khi được phơi khô đem cất vào túi hoặc bao kín, để nơi khô ráo, thoáng mát để không bị ẩm mốc.

Phần ngọn và lá của hương thảo được dùng để làm dược liệu
Phần ngọn và lá của hương thảo được dùng để làm dược liệu

4/ Thành phần hóa học

Trong thành phần của cây hương thảo chứa chủ yếu là tinh dầu và tanin. Trong thân cây khô có 0,5% tinh dầu, ở lá có 1,2 – 2% và ở hoa là 1,4%.

Các thành phần của tinh dầu gồm có: borneol, terpen, camphor, acetat bornyl, cineol, caryophyllen và a-pinen.

Ngoài ra, trong cây hương thảo còn chứa các thành phần như choline, axit saponosid, glucosid không tan trong nước, axit rosmarinic, romarinoside, romasidel, các axit hữu cơ như glyeeric, glycolic và citric.

5/ Tính vị, quy kinh

Hương thảo có vị hơi đắng, cay, tính ấm. Quy vào hai kinh là can và tì.

6/ Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Tinh dầu hương thảo có tác dụng thông ruột, lợi mật và lợi tiểu.

Các acid rosmarinic và các flavonoid trong cây hương thảo còn có khả năng chống oxy hóa.

Nhóm hợp chất terpene trong tinh dầu hương thảo giúp năng chặn sự phân hủy của chất dẫn truyền thần kinh là acetylcholine, điều này giúp chúng ta có khả năng tư duy và ghi nhớ tốt hơn.

Ngoài ra, nó còn được sử dụng để trị thấp khớp, đau nửa đầu, nhiễm trùng.

Khi dùng hương thảo với liều lượng thấp nó gây nên sự dồn máu ở các cơ quan vùn bụng, kích thích sự tiết dạ dày, ruột và lợi tiểu. Khi dùng ở liều lượng cao nó gây co thắt và chống mặt.

Theo Y học cổ truyền

Hương thảo có vị chát, hơi se, mùi thơm nồng nên có tác dụng hoạt huyết, phá ứ huyết, thông kinh lợi tiểu.

Công dụng: chữa trị kinh nguyệt không đều, phụ nữ sau sinh kém ăn, mệt mỏi, mất ngủ, giảm sưng đau do mụn nhọt, xua đuổi muỗi.

7/ Liều dùng và cách dùng

Liều lượng sử dụng cây hương thảo phụ thuộc vào từng công dụng và bài thuốc khác nhau. Hương thảo có thể được sử dụng lá tươi trực tiếp, đem sắc nước hoặc kết hợp cùng các vị thuốc khác.

Dược liệu hương thảo
Dược liệu hương thảo

8/ Bài thuốc từ hương thảo

Dùng để xua đuổi mũi

Lá hương thảo tươi 20g đem đi rửa sạch rồi giã nát. Cho hương thảo vừa giã vào một túi vải để chà xát trực tiếp vào tay, chân nhằm ngăn ngừa muỗi tốt. Bài thuốc có thể cho kết quả kéo dài từ 2 – 3 giờ.

Giải cảm do nắng nóng

Lấy 100g lá hương thảo non đem đi nấu canh để ăn trong ngày. Nên ăn lúc còn nóng và dùng trong 3 ngày.

Giúp sạch gàu

Hương thảo tươi 25g đem nấu nước với 5 quả bồ kết nướng, lá bưởi 20g để gội đầu. Mỗi tuần nên gội 3 lần sẽ mang lại hiệu quả.

Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh

Dùng các vị thuốc hương thảo 20g, củ gấu 20g, ích mẫu 20g, ngải cứu 20g, nhọ nồi 20g đem đi tán nhỏ thành bột mịn. Sau đó cho thêm mật ong vào để vò thành từng viên như hạt lạc. Mỗi ngay uống 15 – 20 viên trước khi đi ngủ, dùng trước chu kỳ kinh nguyệt 10 – 15 ngày.

Hỗ trợ tiêu hóa, giải nhiệt

Bài thuốc 1: dùng 20g hương thảo khô sắc với 300ml nước, đến khi nước cạn còn 100ml thì chắt ra uống.

Bài thuốc 2: dùng 20g hương thảo tươi thái nhỏ rồi sấy khô, đem pha mới nước như pha trà để uống hằng ngày.

Chữa kém ăn, mệt mỏi, mất ngủ ở phụ nữ sau sinh.

Dùng hương thảo 20g, mạch môn 20g, ngải cứu 10g, nhân trần 6g, rẻ quạt 4g, vỏ quả bưởi đào khô 4g đem đi sắc với 550ml nước, đến khi nước cạn còn 250ml thì chắt ra uống. Nên uống khi thuốc còn ấm và chia làm 2 lần uống mỗi ngày.

Giảm sưng đau do mụn nhọt

Đem 50g lá hương thảo tươi rửa sạch và giã nát để đắp lên vị trí bị mụn nhọt. Mỗi ngày nên đắp hai lần, mỗi lần đắp 10 -15 phút.

9/ Lưu ý khi sử dụng hương thảo

Trẻ em dưới 4 tuổi tuyệt đối không cho sử dụng tinh dầu hương thảo hoặc tiếp xúc với hoa hương thảo vì nó dễ gây dị ứng cho trẻ.

Trên đây là một số thông tin tham khảo về cây hương thảo. Nếu bạn muốn sử dụng những bài thuốc từ hương thảo hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút