Cây cà ri: Thành phần, Phân bố & Tác dụng dược lý

Cây cà ri  là loại thực vật sống tại khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới, thuộc họ Rutaceae, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Tên gọi cà ri (curry) có nguồn gốc từ tiếng Tamil “kariveppilai”, trong đó kari mang nghĩa là nước chấm và ilai có nghĩa là “lá”. Người ta thường dùng phần lá cây cà ri như một loại gia vị, tuy nhiên, ít ai biết đây cũng là một vị thuốc có thể trị được nhiều bệnh.

cây cà ri
Cây cà ri không chỉ được dùng như một loại gia vị mà còn có khả năng trị được nhiều bệnh.

Yếu sinh lý đề cập đến tình trạng rối loạn chức năng tình dục xảy ra ở khía cạnh thể chất và tinh thần. Các biểu hiện bệnh lý thường là hệ quả của tuổi tác, lối sống sinh hoạt kém khoa học, tâm lý hoặc mắc các bệnh nội khoa. Yếu sinh lý nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây vô sinh – hiếm muộn.

1. Tên gọi, phân nhóm

Tên tiếng anh: curry

Tên khoa học: Murraya koenigii

Họ: Rutaceae

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả: Cây cao khoảng 1 – 2 m, có dáng bụi. Lá cà ri mọc đối xứng từ 16 – 22 đôi, mép hơi có răng, có mùi thơm. Thân và lá có lông mịn.  Hoa có màu trắng, mọc thành cụm ở ngọn. Quả cà ri mọc thành chùm, khi chín có màu đỏ đậm hoặc tím sẫm, bên trong quả có 1 – 2 hạt.

Phân bố: Cây cà ri có nguồn gốc từ Ấn Độ. Cây thường mọc hoang tại phía Đông Sri Lanka và Thái Lan, Úc, Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia. Cây phát triển tốt ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, nhiệt độ sinh trưởng thuận lợi là 18 ° C.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến & bảo quản

Bộ phận dùng: lá, quả cây cà ri. Ở Ấn Độ, người ta trồng chủ yếu lấy lá để chế bột cari dùng trong thực phẩm và thuốc trị lỵ, tiêu chảy, rắn cắn…

Chế biến: Theo truyền thống, người ta thường chiên lá cà ri (phi giống hành) trong dầu trước khi thêm món ăn để tạo ấn tượng mùi vị. Lá cà ri có thể được bảo quản trong ngăn đông của tủ lạnh hoặc xấy khô nhưng hương vị thường không hấp dẫn như khi dùng tươi.

4. Thành phần hóa học

Trong cây cà ri có chứa những thành phần như sau:

  • 3-methyl-carbazole;
  • bismahanine;
  • 8,8′ ‘-biskoenigine;
  • 9-carbethoxy-3-methylcarbazole;
  • 11-selinen-4alpha,7beta-ol;
  • koenimbine;
  • scopolin;
  • cyclomahanimbine;
  • bicyclomahanibine;
  • murrayanol;
  • neobyakangelicol;
  • isogosferol;
  • mahanine;
  • xanthotoxin;
  • isobyakangelicol;
  • phellopterin;
  • murrayanine;
  • murrayakoeninol;
  • girinimbine.

Danh sách trên chưa bao gồm tất cả các dược chất được tìm thấy trong loại thảo dược trên. Bạn có thể tra cứu thành phần của vị thuốc trên các bài báo khoa học nghiên cứu về thực vật.

Với các thành phần như trên, cà ri có chứa các chất có đặc tính sau đây:

  • Hoạt động bảo vệ gan: Các chất (alcaloïdes carbazole và tanin) trong cây cà ri có tác dụng giảm peroxydation lipidique và thiệt hại của tế bào, góp phần bảo vệ gan.
  • Hoạt động ức chế Acetylcholinesterase: Acetylcholinesterase (AChE) là enzym có khả năng làm ngưng hoạt động của chất dẫn truyền các xung thần kinh acetylcholin – chất đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn bệnh Alzheimer tiến triển, nhờ vậy cải thiện được triệu chứng lú lẫn, mất trí nhớ trong bệnh Alzheimer.
  • Hoạt động ức chế lipase tụy tạng: mahanimbin, koenimbin, koenigicine và clausazoline-K được xem là 4 hoạt chất chính chịu trách nhiệm ức chế lipase tụy tạng – một loại enzym xúc tác cho quá trình thủy phân chất béo.
  • Hoạt động chống oxy hóa: Các thành phần euchrestins B, mahanine, -methylmurrayamine A, isomahanine… đều là những chất có khả năng chống oxy hóa hiệu quả.
  • Hoạt động chống lại bệnh tiểu đường: Theo các nhà thực nghiệm tại Ấn Độ, trong thành phần cây cà ri có chứa những hoạt chất có khả năng trị được bệnh tiểu đường. Cụ thể: Chất alpha-amylase, isopropanole… trong lá cây giúp ức chế, ngăn ngừa sự gia tăng chỉ số đường huyết.

5. Tác dụng dược lý

Không chỉ được dùng trong chế biến món ăn, cà ri còn có nhiều lợi ích ích đối với sức khỏe khi được điều chế làm thuốc trị bệnh. Theo y học hiện đại, cây cà ri có những đặc tính chống oxy hóa, chống sưng viêm, chống lượng cholestérole, kháng khuẩn, giảm trị số đường huyết, lợi bao tử… nên được ứng dụng trong điều trị cá bệnh và triệu chứng sau:

  • Trị tiêu chảy (nhờ vào chất alkaloid carbazole có trong lá – chất thường được tìm thấy trong các loại thuốc tiêu chảy) và ngăn ngừa táo bón.
  • Trị buồn nôn khó tiêu.
  • Cải thiện thị lực, ngăn chặn đục thủy tinh thể (do chứa nhiều vitamin A)
  • Nuôi dưỡng tóc óng mượt, không bị bạc sớm
  • Kiểm soát lượng cholesterol xấu có trong máu, đồng thời loại bỏ chất béo có hại cho sức khỏe.
  • Giảm tác dụng phụ của xạ trị, thuốc hóa trị liệu ung thư.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh nhân bị tiểu đường, giảm cân
  • Ngăn ngừa ung thư (nhờ vào các ancaloit và chất chống oxy mạnh).
  • Bổ thận, cải thiện đau và triệu chứng liên quan đến sinh dục và tiết niệu.
  • Làm lành và chống sưng viêm vết thương ngoài da do mụn, bỏng, bầm tím.
  • Cải thiện trí nhớ
  • Giảm căng thẳng.

Trên đây là một số thông tin về cây cà ri và tác dụng dược lý cụ thể. Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y tế thay thế cho chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút