Cây vẹt: Đặc điểm sinh thái, Tính vị và Tác dụng dược lý
Cây vẹt sinh sống chủ yếu ở bờ biển và rừng ngập mặt ở nước. Loại cây này không chỉ được sử dụng để làm thuốc nhuộm, chế biến thức ăn mà còn có khả năng điều trị bệnh tiêu chảy, ung bướu và cầm máu.
1. Tên gọi, phân nhóm
Tên gọi khác: Vẹt
Tên khoa học: Bruguiera gymnorrhiza (L.) Savigny
Họ khoa học: Đước (danh pháp khoa học: Rhizophoraceae)
Phân nhóm: Vẹt trụ (vẹt khang), vẹt dù (vẹt rễ lồi), vẹt hainesii, vẹt đen, vẹt tách.
2. Đặc điểm sinh thái
Mô tả:
Cây vẹt là loài cây nhỏ, chiều cao trung bình khoảng 10m. Vỏ cây có màu nâu đỏ, xù xì. Lá có hình bầu dục, tù ở gốc, nhọn ở đầu, lá dai, chiều dài khoảng 8 – 11cm, cuống dài khoảng 2 – 4cm, chiều rộng lá dao động từ 3 – 5cm. Hoa mọc đơn, ở nách lá, có màu trắng sau chuyển thành màu nâu. Quả có hình thoi, nhọn đầu, trụ mầm mập.
Cây vẹt ra hoa vào tháng 3 – 4, quả xuất hiện vào tháng 5 – 6. Một số cây còn có hoa và quả quanh năm.
Trong khi đó loài vẹt đen lại có chiều cao từ 30 – 50m. Rễ thở hình trụ nón, vỏ thân màu xám tro hoặc nâu nhạt, bề mặt nhẵn. Lá cây dai, hình bầu dục. Hoa có gốc hình chuông, mọc đơn. Vẹt đen sinh trưởng nhanh và đâm chồi mạnh.
Phân bố:
Cây vẹt phân bố chủ yếu ở các nước châu Á có khí hậu nhiệt đới. Mọc nhiều ở các bờ biển, rừng ngập mặn. Ở nước ta, cây vẹt thường mọc ở các địa phương ven biển như khu vực duyên hải miền Trung, các tỉnh Nam Bộ từ Đồng Nai đến Cà Mau.
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
Bộ phận dùng: Vỏ cây vẹt được sử dụng làm dược liệu.
Thu hái: Chưa có nghiên cứu.
Chế biến: Dùng tươi hoặc đem phơi khô.
Bảo quản: Nơi khô thoáng.
4. Thành phần hóa học
Cây vẹt có chứa nhiều tannin.
5. Tác dụng dược lý
+Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Chưa có nghiên cứu.
+Theo y học cổ truyền:
- Có tác dụng thu liễm (làm săn chắc da). Vỏ còn được sử dụng để nhuộm vải, thuộc da và lưới câu. Lá vẹt đen còn có thể được dùng để cải thiện bệnh ung bướu. Vỏ vẹt đen được sử dụng để trị tiêu chảy, bệnh sốt rét.
- Ở Campuchia, vỏ cây vẹt được dùng để làm thuốc trị ỉa chảy, Trụ mầm có chứa nhiều tinh bột nên được sử dụng để chế biến thành thức ăn. Quả được dùng để nhuộm lưới hoặc được dùng để ăn với trầu.
- Ở Ấn Độ, vỏ vẹt cũng được dùng để cầm máu hoặc được sử dụng cho vùng da bị phỏng, loét ác tính,… Quả vẹt còn chứa các thành phần tốt cho mắt.
6. Tính vị
Vị chát.
7. Qui kinh
Chưa có nghiên cứu.
8. Lưu ý
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng cây vẹt để chữa trị các vấn đề về sức khỏe.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về dược liệu này, vui lòng trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được giải đáp cụ thể.
Dược liệu nên kết hợp
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!