Cây Thành Ngạnh - Vị Thuốc Tốt Cho Hệ Tiêu Hóa Và Sức Khỏe
Cây thành ngành ngoài dùng làm rau, dược liệu này còn có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, chúng còn giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa xơ vữa động mạch, thiếu máu não,…
1. Tên gọi, phân nhóm
+ Tên gọi khác: Cây may tiên, cây đỏ ngọn, lành ngạnh, ngành ngạnh, cúc lương, vàng la, hoàng ngưu trà,…
+ Tên khoa học: Cratoxylon prunifolium Dyer
+ Họ: Hypericaceae
2. Đặc điểm sinh thái
+ Mô tả
Các đặc điểm nhận biết của cây thành ngạnh:
- Thân cây: Cây thành ngạnh là loại cây bụi, gỗ nhỏ có chiều cao từ 10 – 13 m. Phần dưới gốc của cây có nhiều gai mọc xung quanh. Cành cây nhỏ, khi còn non có chứa lông tơ
- Lá cây: Hình chữ mác có chiều dài 12 – 15 cm và rộng 3 – 5 cm. Đầu lá non có màu đỏ
- Hoa: Hoa có màu trắng hoặc màu đỏ tía, mọc ở nách lá. Cuống hoa dài bằng cuống lá
- Quả: Hình trứng nhỏ, có kích thước 1.5 x 0.8 cm
- Hạt: Có kích thước 0.6 x 0.3 cm
+ Phân bố
Cây thành ngạnh là một trong những loại thảo dược mọc hoang. Trên thế giới, loài cây này mọc nhiều ở các nước Singapore, Nam Trung Quốc và Malayxia,… Ở Việt Nam, dược liệu này được tìm thấy ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lai Châu, Hòa Bình, Sơn la, Phú Thọ hoặc Vĩnh Phúc,…
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
+ Bộ phận dùng: Lá, vỏ cây và rễ. Tuy nhiên, lá là bộ phận được sử dụng nhiều nhất
+ Thu hái: Quanh năm
+ Chế biến: Sau khi hái về có thể rửa sạch và dùng tươi. Hoặc cũng có thể rửa sạch, ủ và phơi khô để dành dùng dần
+ Bảo quản: Tránh nơi ẩm ướt và ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp
4. Thành phần hóa học
Năm 1995. các bác sĩ thuộc Học viện Quân y đã tìm thấy hoạt chất flavonoid và tanin trong cây đỏ ngọn. Hai thành phần này có tác dụng chống oxy hóa mạnh.
5. Tính vị và Qui kinh
Mỗi bộ phận có tính vị và đặc tính kháng nhau. Cụ thể, lá cây có tính mát, vị hơi đắng, chua và chát, không có độc, thường được sử dụng làm nước trà uống hàng ngày.
6. Tác dụng
Cây đỏ ngọn có những tác dụng chính sau:
- Giúp hỗ trợ điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não và xơ vữa động mạch: Theo một số nghiên cứu cho biết, hoạt chất chống oxy hóa flavonoid tìm thấy nhiều trong cây đỏ ngọn có tác dụng giúp loại bỏ gốc tự do. Nếu thường xuyên sử dụng sẽ giúp bảo vệ tim mạch và chống cụ máu đông. Từ đó, giúp hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch và các bệnh lý liên quan đến tim mạch như nhồi máu cơ tim,… Ngoài ra, dược liệu này còn có tác dụng điều hòa tuần hoàn não, ngăn chặn tình trạng tăng cường máu lên não. Vì vậy, giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh thiếu máu lên não hoặc thiểu năng tuần hoàn não,…
- Bảo vệ tế bào não và giúp tăng cường chức năng nhận thức, trí nhớ: Cây đỏ ngọn có tác dụng giúp tăng cường chức năng trí nhớ ở người cao tuổi. Do đó, giúp là cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ hoặc chứng lú lẫn, hay quên
- Chống lão hóa, tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ: Với hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn trong chè xanh và một số dược liệu tự nhiên khác, cây đỏ ngọn có công dụng làm chậm quá trình lão hóa. Đồng thời, dược liệu còn giúp cung cấp dưỡng chất bồi cơ thể. Do đó, thường xuyên sử dụng sẽ giúp nâng cao sức khỏe và tăng cường tuổi thọ, rất thích hợp ở phụ nữ sau sinh và người vừa mới ốm dậy
- Giúp ngủ ngon và cải thiện chức năng hệ tiêu hóa: Cây đỏ ngọn chứa nhiều acid hữu cơ, có tác dụng an thần. Đồng thời giúp tinh thần thoải máu, giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn. Thêm vào đó, dược liệu này còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cải thiện chứng rối loạn tiêu hóa
- Phòng ngừa bệnh ung thư: Các dưỡng chất có trong cây đỏ ngọn có công dụng ức chế và kìm hãm tế bào biến tính. Do đó giúp phòng ngừa ung thư
7. Liều dùng, cách dùng
Cây thành ngạnh có thể được sử dụng ở dạng dược liệu tươi hoặc khô. Thông thường, lá thuốc thường được dùng dưới hình thức thuốc sắc hoặc hãm trà. Đối với thuốc khô, mỗi ngày chỉ nên dùng 30 gram, còn lá tươi khoảng 60 gram.
8. Đối tượng dùng
Những đối tượng sau đây có thể sử dụng cây đỏ ngọn để cải thiện triệu chứng bệnh:
- Người già, người lao động trí óc hoặc người làm việc trong môi trường căng thẳng
- Phụ nữ sau sinh
- Bệnh nhân mắc bệnh xơ vữa động mạch
- Người bị thiếu máu não hoặc bị thiểu năng tuần hoàn não
- Người ăn uống hoặc ngủ kém
- Bệnh nhân bị ung thư
- Người bình thường cần tăng cường sức khỏe và nâng cao chức năng nhận thức
9. Bài thuốc
+ Điều trị chứng rối loạn giấc ngủ, đau đầu, mệt mỏi hoặc tăng huyết áp
Dùng 30 gram cây thành ngạnh và 15 gram hoa hòe cho vào ấm trà, thêm nước và hãm trong vòng 15 phút rồi uống. Thường xuyên uống nước trà từ dược liệu này giúp cải thiện tình trạng bệnh
+ Chữa chân tay mỏi và cảm sốt
Chuẩn bị 15 gram cây thành ngạnh và 15 gram ngải hoa vàng đem rửa sạch. Sau đó cho vào ấm, thêm 500 ml và đun sôi cho đến khi nước thuốc cạn co0fn 350 ml. Khi đó, tắt bếp, lọc lấy nước thuốc và chia làm 2 uống.
+ Trị chứng táo bón và điều hòa kinh nguyệt, chữa chứng kinh nguyệt không đều
Dùng một ít vỏ cây thành ngành tươi hoặc khô đem rửa sạch và sắc với 2 bát nước rồi uống. Ngoài ra cũng có thể dùng lá non của loại cây này hãm nước nóng và dùng mỗi ngày. Thực hiện thường xuyên sẽ giúp chữa kinh nguyệt không đều và táo bón.
+ Giúp ăn ngon, cải thiện tiêu hóa và phục hồi sức khỏe cho thai phụ sau sinh
Dùng 15 gram lá cây thành ngành kết hợp với 15 gram lá vối đem rửa sạch. Sau đó cho vào ấm đựng nước sôi (1 lít) và hãm 15 phút. Dùng nước này uống mỗi ngày giúp ăn ngon, giảm tình trạng khó tiêu và hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho sản phụ.
+ Chữa bệnh teo não
Sử dụng 10 gram thành ngành sắc chung với 1 lít nước và 5 gram thông đất. Dùng nước này thay nước lọc và uống trong ngày. Kiên trì sử dụng trong vòng 2 – 3 tháng, triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm.
+ Trị ho và khàn giọng
Dùng 20 – 30 lá cây thành ngạnh phơi khô hãm trong nước đun sôi và uống. Hoặc cũng có thể dùng rễ vỏ cây phơi khô sắc thuốc uống. Nên uống thường xuyên để nhận được kết quả tốt.
+ Giúp giải độc
Sử dụng 15 gram lá cây thành ngạnh khô đem rửa sạch và hãm với nước sôi. Uống nước trà dược liệu này mỗi ngày giúp loại bỏ độc tố cơ thể.
10. Lưu ý
Trong quá trình sử dụng cây đỏ ngọn điều trị bệnh, các bạn cần chú ý:
- Mặc dù là thảo dược tự nhiên có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh và khá an toàn đối với sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, các bạn chỉ nên dùng thuốc khi có sự đồng ý từ thầy thuốc. Đặc biệt, nên tuân thủ đúng liều dùng và cách sử dụng. Tuyệt đối không tự ý gia giảm liều lượng thuốc nhằm tránh làm giảm tác dụng chữa trị của thảo dược
- Không sử dụng cây đỏ ngọn chung với các loại thảo dược hoặc thuốc Đông y, Nam khác,…
- Bên cạnh pha trà hoặc sắc thuốc uống, có thể dùng cây thành ngạnh trong chế biến món ăn để tăng cường sức đề kháng và bồi bổ cơ thể
Cây thành ngạnh có tác dụng thanh giải nhiệt và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, để bệnh mau khỏi, các bạn cần kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý và dùng thuốc đều đặn theo hướng dẫn của chuyên gia.
Dược liệu nên kết hợp
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!