Viêm Lợi Có Niềng Răng Được không? Ai Không Nên Niềng?

Viêm lợi có niềng răng được không là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Niềng răng là phương pháp chỉnh nha thẩm mỹ, điều trị bệnh nha khoa được thực hiện ngày càng phổ biến. Tuy nhiên một số trường hợp sẽ không được tiến hành để đảm bảo tính an toàn. Vậy, viêm lợi có nằm trong trường hợp đó không, giải đáp qua bài viết sau.

Viêm lợi có niềng răng được không?

Viêm lợi hay viêm nướu răng là thuật ngữ chỉ tình trạng sưng viêm nướu chân răng do hại khuẩn tấn công. Người bị viêm lợi thường cảm thấy đau nhức răng khó chịu, kèm theo đó là tình trạng sưng lợi to, đỏ, gây chảy máu chân răng, khiến răng nhạy cảm khi ăn phải thực phẩm gây kích thích,…

Viêm lợi có niềng răng được không?
Viêm lợi là một trong những bệnh lý nha khoa thường gặp gây đau nhức răng, sưng đỏ, chảy máu chân răng,…

Trường hợp bệnh kéo dài không được kiểm soát có thể gây ra các biến chứng nguy hại cho răng, tổn thương hoặc làm hoại tử tủy. Trong đó, trường hợp tụt lợi sâu khiến chân răng lộ rõ là một trong những vấn đề mà bệnh nhân gặp phải. Điều này gây mất thẩm mỹ, tăng nguy cơ vi khuẩn gây hại lưu trú, tấn công vào trong cấu trúc răng.

Ngoài ra, một số trường hợp tình trạng viêm tiến triển nghiêm trọng gây viêm nha chu, ảnh hưởng đến tổ chức quanh răng như dây chằng, xương ổ răng,… tăng nguy cơ tiêu xương hàm, mất răng. Do đó, chuyên gia khuyến khích bạn nên chủ động khám và chữa trị sớm, phòng tránh các biến chứng không mong muốn.

Bên cạnh các thắc mắc liên quan đến vấn đề nguyên nhân, triệu chứng và điều trị viêm lợi, nhiều người còn quan tâm đến việc viêm lợi có niềng răng được không. Bởi hiện nay nhu cầu làm đẹp, niềng răng thẩm mỹ ngày càng gia tăng. Tuy nhiên bệnh nhân mắc phải các bệnh lý nha khoa băng khoăn không biết có thực hiện được hay không.

Theo các chuyên gia, việc niềng răng khi bị viêm lợi nói riêng và các vấn đề nha khoa nói chung khác còn phải dựa vào mức độ tổn thương mà người bệnh đang gặp phải. Bởi, đa số các trường hợp hiện nay là dùng mắc cài hoặc máng niềng trong suốt để cố định răng.

Khi đó, hệ thống răng sẽ bị ảnh hưởng, tác động lực tương đối mạnh giúp cho răng dịch chuyển, cố định khung răng như mong muốn trên cung hàm. Việc này đối với các răng khỏe mạnh có thể diễn ra bình thường mà không lo ảnh hưởng.

Viêm lợi có niềng răng được không?
Nhiều người thắc mắc viêm lợi có niềng răng được không

Tuy nhiên, người bị viêm lợi có thể sẽ bị đau đớn hoặc tăng nguy cơ biến chứng hơn. Chính vì thế, nếu muốn niềng răng, trước hết người bệnh cần thăm khám, điều trị viêm lợi và nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Tốt nhất người bệnh nên điều trị dứt điểm bệnh để quá trình niềng răng an toàn và đạt được hiệu quả như mong đợi.

Những trường hợp hợp không nên niềng răng

Trường hợp viêm lợi nặng như đã đề cập có khả năng phát triển thành viêm nha chu, khi đó người bệnh có khả năng đối mặt với nhiều biến chứng. Lúc này, việc niềng răng hoặc các tác động chỉnh nha trước khi tiến hành sẽ được thăm khám cẩn trọng.

Bởi nếu không đáp ứng yêu cầu an toàn trước, trong và sau khi niềng răng, người bệnh có thể gặp phải các rủi ro nguy hiểm khác. Do đó, bạn nên đến nha khoa hoặc bệnh viện uy tín để kiểm tra, thực hiện điều trị bệnh nha khoa và niềng răng để đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, một số đối tượng dưới đây không nên can thiệp chỉnh nha bằng phương pháp niềng khi sức khỏe không được đảm bảo. Cụ thể như:

Người bị viêm nha chu nặng

Như đã đề cập, bệnh viêm nha chu có nhiều khả năng là hệ lụy của việc không chăm sóc, điều trị viêm lợi đúng cách. Trường hợp viêm nhiễm tổ chức quanh răng trở nên nặng nề có khả năng gây viêm tủy răng, viêm nhiễm sâu khiến người bệnh đối mặt với nhiều rủi ro khác.

Do đó, người bệnh thường không được khuyến khích can thiệp các hoạt động chỉnh nha, niềng răng tác động mạnh để tránh ảnh hưởng cấu trúc răng. Khi bị viêm nha chu nặng, tổ chức xương ổ răng, hàm, lợi yếu, răng dễ bị lung lay. Nếu gặp phải các tác động mạch, niềng, kéo răng có thể làm răng rụng vĩnh viễn.

Ngoài ra, nếu quá trình sau niềng tiếp tục bị viêm nhiễm tổ chức quanh răng, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng hơn. Nguy cơ viêm nhiễm phát triển nặng nề, vi khuẩn xâm nhập vào máu đe dọa sức khỏe tổng thể, thậm chí là tính mạng của người bệnh.

ĐỌC NGAY: Viêm Nha Chu Làm Răng Lung Lay và Cách Chữa

Người đang bọc răng sứ, dùng răng giả

Niềng răng thông thường sẽ phải gắng mắc cài vào răng thật để tạo lực, cố định, kéo răng vào vị trí mong muốn trên cung hàm. Việc làm này khi thực hiện có thể sẽ ảnh hưởng gây đau nhức trong giai đoạn đầu.

Những trường hợp hợp không nên niềng răng
Người dùng răng giả, bọc răng sứ không thể áp dụng niềng răng chỉnh như như bình thường

Trường hợp bạn đang có răng bọc sức, răng giả không thể thực hiện biện pháp niềng định hình răng do mắc cài không có độ bám chắc như răng thật bình thường. Do đó, các trường hợp đang sử dụng răng giả, cấy ghép Implant thường không thể thực hiện chỉnh nha bằng niềng răng.

Riêng việc cấy ghép Implant do răng đã được cố định trên cung hàm, lúc này mắc cài sẽ không thể di chuyển răng trên cung hàm. Việc di chuyện thậm chí còn mang đến nhiều rủi ro hơn, răng nhiễm trùng hoặc hư hỏng nguy hiểm.

Người mắc bệnh mãn tính

Trường hợp bệnh nhân đang mắc phải các chứng bệnh mãn tính toàn thân như bệnh đái tháo đường, bệnh ung thư,… sẽ không được chỉ định niềng răng. Bởi cơ thể lúc này có hệ miễn dịch và đề kháng kém, dễ bị hại khuẩn tấn công khiến tình trạng sức khỏe trở nên nghiêm trọng, nặng nề.

Ngoài ra, việc can thiệp chỉnh nha, tác động lực lên răng nướu trong quá trình niềng có thể gây tổn thương. Vết thương ở người mắc bệnh mãn tính có thời gian lành lâu hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng trong quá trình niềng răng.

Bên cạnh đó, các bệnh nhân mắc bệnh tim, bị động kinh cũng là nhóm đối tượng không thể can thiệp chỉnh nha để đảm bảo an toàn sức khỏe. Do thông thường các ca niềng răng sẽ kéo dài vài tháng đến vài năm, điều này có thể khiến bệnh nhân bị căng thẳng hay đau nhức, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Nếu có mong muốn chỉnh nha, niềng răng thẩm mỹ bạn nên tìm hiểu và tìm địa chỉ khám chữa uy tín, chất lượng để thực hiện. Đồng thời cần thông báo với bác sĩ về bệnh lý đang gặp phải, triệu chứng bất thường trước, trong và sau thực hiện để được hỗ trợ khắc phục sớm.

Trường hợp sưng lợi sau niềng răng

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha can thiệp sâu giúp răng di chuyển về vị trí như mong muốn trên khung hàm. Biện pháp này có thể gây đau nhức và nhiều biểu hiện khác sau thực hiện mà nhiều người gặp phải. Trong đó hiện tượng viêm lợi, sưng lợi sau niềng răng cũng thường xuyên xảy ra.

Đây là vấn đề nhiều người quan tâm bên cạnh thắc mắc viêm lợi có niềng răng được không. Bởi, một vài người không bị viêm lợi tuy nhiên sau niềng lại có hiện tượng sưng lợi bất thường. Nha sĩ cảnh báo bạn nếu gặp phải tình trạng này nên thông báo để được hỗ trợ khắc phục sớm.

Trường hợp sưng lợi sau niềng răng
Sưng lợi, viêm lợi sau khi niềng răng cũng là trường hợp thường gặp hiện nay

Lợi sưng sau niềng răng khi sờ vào mềm, đau, dễ chảy máu, ngoài ra còn có hiện tượng hôi miệng,… Chúng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng cho người bệnh trong sinh hoạt đời sống và sức khỏe. Dưới đây là các nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này, bạn đọc tham khảo:

– Chăm sóc không đúng cách:

Vệ sinh răng miệng sau niềng là một trong những vấn đề cần lưu ý để giảm nguy cơ viêm nhiễm, giúp răng không bị ố vàng hoặc gặp các vấn đề khác như mắc vụn thức ăn gây sâu răng. Bởi mắc cài được gắn vào răng và duy trì trong thời gian dài, nếu không được vệ sinh đúng cách có thể gây ra nhiều bệnh nha khoa.

Đặc biệt là trường hợp vi khuẩn lưu trú, tấn công mô nướu răng. Do đó, sau khi niềng răng bạn nên lựa chọn bàn chải mềm để đánh răng, vệ sinh mắc cài mà không gây tổn thương nướu, giảm tình trạng chảu máu răng trong quá trình chỉnh nha.

Sức khỏe răng miệng:

Ngoài ra nhiều khả năng hiện tượng sưng nướu răng trong quá trình niềng là do răng không được chắc khỏe, nền răng yếu. Do đó, chuyên gia khuyến cáo trước khi niềng răng bạn nên thăm khám, kiểm tra nướu răng để tránh gặp phải các phản ứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe trong và sau khi niềng.

Chất lượng nha khoa:

Thực hiện niềng răng tại các cơ sở nha khoa không đảm bảo là nguyên nhân khiến bạn bị viêm lợi sau khi niềng răng, gắn mắc cài. Trường hợp viêm nhiễm nặng còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, do đó bạn nên lựa chọn địa chỉ khám chữa uy tín, có bác sĩ giỏi để thực hiện nhằm bảo đảm an toàn, phòng ngừa rủi ro không mong muốn.

Do đó với thắc mắc viêm lợi có niềng răng được không theo các chuyên gia còn phải dựa vào tình trạng sức khỏe thực tế. Bác sĩ sẽ kiểm tra, thăm khám và chẩn đoán trước khi đưa ra phương án điều chỉnh phù hợp. Nếu không đảm bảo, bác sĩ sẽ không chỉ định niềng răng và thay thế bằng các phương pháp an toàn khác.

Các phương pháp niềng răng hiện nay

Bên cạnh vấn đề viêm lợi có niềng răng được không thì các phương pháp niềng cũng được nhiều người quan tâm. Theo đó, hiện nay hai biện pháp niềng được áp dụng phổ biến nhất là niềng răng mắc cài và sử dụng niềng trong suốt.

Các phương pháp niềng răng hiện nay
Đến nha khoa uy tín, chất lượng đến thăm khám, kiểm tra trước khi niềng răng

Mỗi phương pháp sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Tùy theo nhu cầu và tình trạng răng cần can thiệp mà biện pháp sẽ được bác sĩ chỉ định tương ứng. Dưới đây là thông tin cơ bản về hai cách niềng được đề cập:

Niềng răng mắc cài

Phương pháp sử dụng mắc cài cố định và kéo răng về đúng vị trí mong muốn là phương pháp truyền thống, được áp dụng từ lâu. Trong đó, người ta tiếp tục chia niềng răng mắc cài thành 3 kỹ thuật chính tương ứng với chất liệu mắc cài, phương pháp niềng. Cụ thể:

  • Mắc cài kim loại: Chất liệu của mắc cài là kim loại không gỉ, an toàn khi sử dụng cho con người. Chúng sẽ được gắn vào vị trí cố định trên mỗi chiếc răng, sau đó bác sĩ sẽ từ từ siết răng, kéo về vị trí sao cho răng đều và đẹp nhất. Mắc cài nằm ở bên ngoài hoặc bên trong, trường hợp bên ngoài răng thường dễ lộ, tính thẩm mỹ không cao, đồng thời một số trường hợp có thể bị dị ứng với chất liệu kim loại.
  • Mắc cài bằng sứ: Mắc cài có cấu tạo tương tự như mắc cài bằng kim loại. Loại sứ được dùng có độ bền cao, lành tính, màu sắc gần giống với màu răng nên so với mắc cài kim loại sẽ thẩm mỹ hơn.
  • Mắc cài tự đóng/tự buộc: Để khắc phục hiện tượng đứt dây thun buộc cố định trong quá trình niềng răng, các chuyên gia đã nghiên cứu ra loại niềng răng bằng mắc cài tự đóng/ tự buộc. Loại này sẽ có nắp trượt tự động để giúp cố định dây cung trong rãnh trượt.

Mỗi dạng niềng răng bằng mắc cài sẽ có các ưu và nhược điểm nhất định. Trước khi thực hiện bạn có thể trao đổi với bác sĩ về mong muốn, nhu cầu để được tư vấn và lựa chọn giải pháp an toàn, phù hợp nhất.

Niềng răng trong suốt

Niềng răng trong suốt là một bước tiến quan trọng trong công cuộc làm đẹp và sở hữu hàm răng đều đẹp của nhiều khách hàng. Hiện nay, phương pháp đã và đang được nhiều địa chỉ nha khoa áp dụng, thực hiện cho khách hàng của mình.

So với niềng cố định bằng mắc cài, phương pháp niềng trong suốt chỉ cần dùng khay niềng có thể tháo rời. Nhờ đó, việc tháo lắp niềng dễ dàng hơn giúp bạn có thể vệ sinh răng miệng, ăn uống thuận tiện mà không lo vướng hoặc mắc vụ thức ăn như niềng bằng mắc cài.

Ngoài ra, niềng răng dùng khay trong suốt, không bị ngả vàng giúp bạn đảm bảo được tính thẩm mỹ trong quá trình niềng răng chỉnh nha. Người bị viêm lợi có thể áp dụng phương pháp này sau khi đã kiểm soát được các triệu chứng viêm.

Như vậy, viêm lợi có niềng răng được không? Các chuyên gia cho rằng việc niềng răng có thự hiện được hay không còn phụ thuộc vào mức độ viêm lợi và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Trường hợp viêm nhiễm nặng tốt hơn hết nên điều trị, không áp dụng biện pháp chỉnh nha, dùng niềng răng để giúp phòng ngừa nguy cơ cho người bệnh. Tốt hơn hết bạn nên chủ động khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín, chất lượng có bác sĩ trình độ tay nghề giỏi.

THAM KHẢO THÊM

Tụt lợi răng lung lay là gì? Các giai đoạn phát triển

Tụt Lợi Răng Lung Lay Là Do Đâu? Khắc Phục Thế Nào?

Tụt lợi răng lung lay là tình trạng mà hiện nay nhiều người phải đối mặt. Có rất nhiều yếu...

Tiêu chí chọn nước súc miệng trị viêm lợi

Top 11 Nước Súc Miệng Trị Viêm Lợi Tốt Được Tin Dùng

Nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, hiện nay nhiều dòng sản phẩm nước súc miệng...

Sưng Nướu Răng Có Mủ và Giải Pháp Ngăn Chặn, Điều Trị

Sưng nướu răng có mủ là hiện tượng cần được phát hiện và điều trị sớm. Trường hợp nghiêm trọng,...

Sưng nướu răng và nổi hạch là dấu hiệu bệnh gì?

Sưng Nướu Răng và Nổi Hạch: Dấu Hiệu Bệnh Nguy Hiểm

Sưng nướu răng và nổi hạch là dấu hiệu bất thường bạn nên lưu ý. Chúng có thể là triệu...

Viêm Lợi Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Giúp Bệnh Mau Khỏi?

Một số thực phẩm có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng và thúc đẩy quá trình hồi phục tổn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *