Viêm Lợi Trùm Ở Trẻ Em và Giải Pháp Điều Trị, Xử Lý Nhanh

Viêm lợi trùm ở trẻ em là một trong những vấn đề mà phụ huynh quan tâm hiện nay. Các triệu chứng viêm nhiễm khiến bé quấy khóc thường xuyên, đôi khi bỏ ăn, cơ thể mệt mỏi thiếu sức sống. Nếu không sớm khắc phục, viêm lợi trùm kéo dài có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Viêm lợi trùm ở trẻ em là gì? Dấu hiệu nhận biết

Viêm lợi trùm là tên gọi của hiện tượng lợi mọc trùm lên răng khiến răng không trồi lên và phát triển như bình thường. Ở người trưởng thành, tình trạng lợi trùm xảy ra nhiều nhất là vị trí răng khôn hay còn gọi là răng số 8. Bởi răng mọc sau cùng, nằm trong góc hàm dễ bị chèn ép bởi các răng khác.

Viêm lợi trùm ở trẻ em là gì? Dấu hiệu nhận biết
Trẻ em có thể gặp nhiều vấn đề nha khoa, trong đó có tình trạng viêm lợi trùm

Tuy nhiên, trường hợp viêm lợi trùm ở trẻ em là tình trạng lợi trùm lên các răng sữa, có thể là răng cửa hoặc răng hàm liền kề theo quá trình mọc răng qua các độ tuổi. Theo thống kê cho biết, bé trên 2 tuổi là nhóm đối tượng mắc viêm lợi trùm phổ biến hiện nay.

Nhận biết tình trạng viêm ở trẻ em theo các giai đoạn từ lúc mới hình thành cho đến khi bệnh tiến triển giai đoạn nặng. Cụ thể như sau:

Ở giai đoạn mới khởi phát:

  • Bố mẹ có thể quan sát thấy các vết trợt loét nhỏ với đường kính không quá 5mm trên hàm răng của bé.
  • Ổ viêm ngày càng sưng to dần, khi gặp một tác động nhỏ như ăn phải thực phẩm cứng cũng khiến vị trí tổn thương chảy máu. Màu sắc nướu răng khác thường, không hồng hào mà chuyển thành đỏ đậm.
  • Trường hợp không vệ sinh khoang miệng cho trẻ sạch sẽ, hại khuẩn có điều kiện sinh sôi, tấn công vết loét do răng bắt đầu mọc lên khiến cho lợi viêm, bọc trùm lên răng.
  • Bé bắt đầu cảm nhận được các cơn đau nhức khó chịu khi tình trạng viêm xuất hiện. Đặc biệt triệu chứng ngày càng nặng hơn khi bé ăn uống, ăn kẹo, đồ uống lạnh.

Ở giai đoạn viêm nặng:

  • Nếu không phát hiện và can thiệp khắc phục, nhiều khả năng vết trợt loét lợi trở nên viêm nhiễm nặng nề, lan rộng viêm nhiễm dẫn đến hiện tượng sưng phù, chảy máu chân răng.
  • Trẻ đau đớn, mệt mỏi, quấy khóc thường xuyên, đau ngay cả khi trẻ không ăn uống.
  • Mùi hôi miệng xuất hiện, khi viêm nhiễm trở nặng còn gây ra triệu chứng toàn thân như sốt cao, khiến trẻ co giật nhẹ.
  • Trường hợp nặng, thậm chí cấu trúc răng của trẻ cũng thay đổi, dây thần kinh bị tác động khiến cơn đau dữ dội hơn.

Nếu nhận thấy bé có các biểu hiện bất thường kể trên, bạn nên chủ động đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và điều trị. Bởi, khi viêm nhiễm kéo dài không được khắc phục có khả năng phát sinh các biến chứng. Lúc này tổn thương không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn có nguy cơ đe dọa tính mạng, sự phát triển sau này của bé.

Viêm lợi trùm ở trẻ em có nguy hiểm không?

So với người trưởng thành, các chuyên gia cho rằng viêm lợi trùm ở trẻ em thường không quá nghiêm trọng. Bởi, các răng bị ảnh hưởng thường là răng sữa, trong khi người lớn viêm nhiễm ở răng khôn, răng chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu.

Tuy nhiên, bố mẹ không nên chủ quan khi thấy bé bị viêm lợi trùm. Trường hợp không chăm sóc và khắc phục đúng cách, bé vẫn có khả năng gặp phải các biến chứng nguy hại sức khỏe và sự phát triển. Trong đó, nhiều trẻ bị viêm nặng dẫn đến sốt cao, co giật và các vấn đề khác.

Viêm lợi trùm ở trẻ em có nguy hiểm không?
Viêm lợi trùm ở trẻ em nếu kéo dài có thể ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển bình thường của răng

Ngoài ra, nếu các răng sữa bị tổn thương không khắc phục, chân răng có thể bị ảnh hưởng từ đó khiến quá trình mọc răng vĩnh viễn bị tác động. Đồng thời, các triệu chứng đau nhức khiến bé ăn uống kém, lâu dần gây hại cho sức khỏe thể chất và tư duy, khiến trẻ phát triển chậm hơn những trẻ khỏe mạnh khác.

Chính vì thế, bố mẹ không nên chủ quan, thay vào đó hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra nếu nhận thấy lợi có các biểu hiện bất thường. Trường hợp nặng, bác sĩ có thể kịp thời đưa ra giải pháp khắc phục, điều trị để phòng tránh các rủi ro như đã đề cập, giúp bé khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Nguyên nhân gây viêm lợi trùm ở trẻ em

Vậy nguyên nhân vì sao dẫn đến tình trạng viêm lợi trùm ở trẻ em? Như đã đề cập, các bé trên 2 tuổi là nhóm đối tượng dễ bị viêm lợi trùm. Giai đoạn này các răng đã mọc và dần hoàn thiện. Tuy nhiên, một số trường hợp răng bị lợi trùm, viêm nhiễm gây đau, hành sốt. Các nguyên nhân là do:

Quá trình mọc răng

Bệnh viêm lợi trùm xảy ra trên răng sữa ở trẻ em được đánh giá không phải là tình trạng nghiêm trọng và có thể thuyên giảm sau khi răng mọc hoàn chỉnh. Giai đoạn trên 6 tháng tuổi, răng sữa của trẻ đã bắt đầu mọc, trong đó răng cửa là vị trí răng mọc đầu tiên.

Đến khi bé đạt 30 tháng tuổi có thể nói răng sữa đã mọc hoàn chỉnh trên hàm. Tình trạng viêm lợi trùm có khả năng xảy ra ở trẻ em từ những tháng thứ 4, 5 khi răng bắt đầu nhú lên, đội nướu răng để mọc như bình thường. Tuy nhiên phần nướu có thể quá dày, vết nứt nhỏ khiến răng khó trồi lên trên.

Khi đó, nếu gặp phải tác nhân gây hại, nướu răng có thể bị viêm nhiễm, vi khuẩn tấn công hình thành tình trạng viêm lợi trùm ở trẻ em. Đây là nguyên nhân khiến bé giai đoạn mọc răng thường xuyên quấy khóc, bỏ bú, khó ngủ, đôi khi sốt nhẹ kéo dài vài ngày.

Vấn đề vệ sinh răng miệng

Bên cạnh ảnh hưởng bởi quá trình mọc răng tự nhiên, hiện tượng viêm lợi trùm còn có khả năng xảy ra do ảnh hưởng bởi vấn đề vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên như bạn đã biết, việc vệ sinh răng miệng cho trẻ em dưới 2 tuổi gặp nhiều khó khăn hơn những trẻ lớn.

Nguyên nhân gây viêm lợi trùm ở trẻ em
Bé thường lười đánh răng, không vệ sinh răng miệng đúng cách có thể gặp phải các viêm nhiễm bất thường

Bởi, thông thường trẻ không thích đánh răng, thường khó chịu khi đánh răng, bố mẹ không hướng dẫn bé cách vệ sinh đúng khiến cho thức ăn thừa không được loại bỏ sạch sẽ, răng sữa có nhiều mảng bám, răng vàng,… Tình trạng viêm nhiễm xảy ra do hại khuẩn có điều kiện lưu trú và tấn công răng.

Chính vì thế, bố mẹ nên hướng dẫn bé cách vệ sinh răng miệng từ nhỏ, tập cho bé thói quen tự làm vệ sinh cá nhân hàng ngày. Ngoài ra cần vệ sinh tay chân, đồ chơi, dụng cụ học tập,… để tránh trẻ ngậm, mút đồ vật khiến hại khuẩn tấn công khoang miệng gây hại cho quá trình mọc răng.

Gặp vấn đề sức khỏe

Ngoài các yếu tố kể trên, tình trạng viêm lợi trùm ở trẻ em có thể xuất hiện do ảnh hưởng từ các bệnh lý khác trong cơ thể trẻ. Chẳng hạn như trẻ mắc bệnh về máu, bệnh tự miễn do hệ miễn dịch suy yếu. Một số bé khi mới sinh ra đã mắc phải các bệnh lý này.

Chúng là tiền đề cho các vấn đề sức khỏe sau này của trẻ. Trong số các vấn đề thường gặp có chứng viêm lợi trùm. Nguyên nhân tăng nguy cơ bùng phát viêm lợi trùm là do bé không được nạp đủ dinh dưỡng nuôi tủy răng và lợi.

Các bệnh lý về máu, về hệ miễn dịch khiến sức khỏe của bé ngày càng suy nhược, khả năng chống chọi với tác nhân gây hại kém hơn bình thường. Khoang miệng có thể bị hại khuẩn tấn công, gây ra các bệnh lý về nha khoa trong quá trình mọc răng sữa hoặc thậm chí là kéo dài cho đến khi trẻ đã mọc răng vĩnh viễn.

Các xử lý viêm lợi trùm ở trẻ em như thế nào?

Tình trạng viêm lợi trùm ở trẻ em không quá nghiêm trọng như ở người trưởng thành, vậy có cần can thiệp điều trị không? Như các bạn đã biết, hiện tượng viêm nhiễm nếu không được kiểm soát, cộng hưởng các yếu tố nguy cơ khác khiến vùng tổn thương trở nên nặng nề hơn.

Do đó, khi nhận thấy hiện tượng nướu răng của bé sưng đau, bố mẹ nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt, bổ sung thực phẩm lành mạnh giúp bé sớm cải thiện triệu chứng, nâng cao sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, đối với trường hợp nặng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc hoặc các phương án điều trị nhằm kiểm soát bệnh cho bé.

Các xử lý viêm lợi trùm ở trẻ em như thế nào?
Xây dựng cho trẻ thói quen sinh hoạt lành mạnh giảm nguy cơ viêm nhiễm lan rộng

Dưới đây là các phương pháp được áp dụng:

Chăm sóc tại nhà

Giúp trẻ bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, điều chỉnh các thói quen sinh hoạt để khắc phục viêm lợi trùm, nhất là những trường hợp viêm nhiễm mới khởi phát. Bố mẹ nên lưu ý:

Về chế độ dinh dưỡng:

  • Bổ sung vitamin, khoáng chất thiết yếu cho trẻ giúp bé phát triển khỏe mạnh, cải thiện sức đề kháng.
  • Ưu tiên các loại rau củ, hoa quả tươi chứa nhiều vitamin, trong đó đặc biệt là vitamin C.
  • Chế biến các món ăn mềm, giúp bé dễ nhai, tiêu hóa tốt giúp dưỡng chất hấp thu, tăng cường đề kháng cho cơ thể.
  • Tránh các món cứng, đồ ăn cay nóng, thức ăn quá dai, quá khô khiến lợi hoặc niêm mạc khoang miệng bị trầy xước, tổn thương tạo điều kiện cho hại khuẩn tấn công.
  • Bố mẹ không nên cho bé ăn nhiều đồ ngọt, nhất là vào ban đêm trước khi đi ngủ.

Về thói quen sinh hoạt: 

  • Xây dựng cho bé thói quen đánh răng hàng ngày ít nhất 2 lần, đánh sau khi ăn và trước khi đi ngủ để loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa mắc vào kẽ răng.
  • Vệ sinh đồ dùng cá nhân, đồ chơi của bé để tránh nguy cơ bé ngậm đồ vật khiến hại khuẩn tấn công khoang miệng.
  • Dạy bé súc miệng bằng nước muối loãng. Trường hợp các bé nhỏ tuổi có thể sử dụng dụng cụ làm sạch lưỡi, khoang miệng để tránh tình trạng lưu trú của hại khuẩn.

Dùng mẹo dân gian

Ngoài ra, để giảm triệu chứng viêm lợi trùm ở trẻ em, bố mẹ có thể tham khảo và sử dụng các biện pháp dân gian tại nhà. So với thuốc tây, phương pháp dân gian lành tính, dùng nguyên liệu thiên nhiên ít gây tác dụng phụ. Không chỉ khắc phục viêm lợi mà còn giúp cải thiện các vấn đề sức khỏe liên quan khác cho bé.

Các xử lý viêm lợi trùm ở trẻ em như thế nào?
Nguyên liệu thiên nhiên hỗ trợ chữa viêm lợi trùm ở trẻ em

Dưới đây là một số cách thường được áp dụng:

  • Bôi dầu dừa: Dầu dừa chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tinh dầu dừa tự nhiên cung cấp vitamin, khoáng chất thiết yếu, làm lành vết thương nhanh chóng. Đồng thời trong loại dầu này còn chứa các chất kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên. Sử dụng dầu dừa nguyên chất bôi lên vị trí nướu bị sưng viêm, giúp xoa dịu cảm giác khó chịu, chữa viêm nướu răng nhẹ cho bé.
  • Dùng nha đam: Ngoài dầu dừa, nha đam cũng là nguyên liệu thường được sử dụng trong điều trị bệnh nha khoa. Nguyên liệu có tính mát, giúp làm giảm đau, cấp ẩm cho nướu. Ngoài ra, trong nha đam còn chứa chất kháng khuẩn, giảm viêm hữu hiệu. Sử dụng nha đam bôi lên vùng nướu sưng cung cấp vitamin, ức chế hoạt động của hại khuẩn, đồng thời thúc đẩy thời gian phục hồi tổn thương nhanh chóng, an toàn.
  • Dùng mật ong: Sử dụng mật ong chữa viêm lợi trùm ở trẻ em trên 2 tuổi. Biện pháp được nhiều người áp dụng do dễ thực hiện, nguyên liệu lành tính. Bạn chỉ cần bôi một ít mật ong lên vùng nướu trợt lợi, sưng viêm, sau một thời gian triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.

Mẹo dân gian lành tính, an toàn, thích hợp cho trẻ em bị viêm lợi trùm. Tuy nhiên nếu tình trạng viêm xảy ra ở bé ngày càng trở nên nghiêm trọng, không thuyên giảm, tốt hơn hết bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ. Dựa vào tình trạng sức khỏe của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp can thiệp phù hợp.

Điều trị y tế

Trường hợp viêm lợi trùm ở trẻ em sau một thời gian không thuyên giảm, tình trạng sưng lợi, đau nhức ở trẻ ngày càng nặng nề, bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện thăm khám. Đặc biệt là ở những bé có biểu hiện sốt đi kèm, nhiệt độ cơ thể từ 38 độ trở lên.

Tùy vào tình trạng của mỗi bé, bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị phù hợp. Thông thường để cải thiện tình trạng sốt cao, trẻ có thể được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, hạ sốt để sử dụng. Bố mẹ nên cho trẻ dùng thuốc theo đúng hướng dẫn. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều dùng để tránh gặp phải các tác dụng phụ ảnh hưởng sự phát triển của trẻ.

Bố mẹ nên theo dõi tình trạng sức khỏe của bé. Trường hợp phát hiện trẻ có các biểu hiện bất thường nên tiếp tục quan sát, sau đó đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Phát hiện bệnh sớm và chữa trị bằng biện pháp phù hợp đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ nhỏ.

Chăm sóc trẻ bị viêm lợi trùm

Viêm lợi trùm ở trẻ em là tình trạng thường gặp hiện nay. Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm tính mạng, tuy nhiên bố mẹ không nên chủ quan. Các tổn thương xảy ra ở nướu nếu không sớm khắc phục trở nên viêm nhiễm nghiêm trọng có khả năng phát sinh nhiều biến chứng.

Chăm sóc trẻ bị viêm lợi trùm
Chăm sóc răng miệng, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ giúp bé phát triển toàn diện, cải thiện đề kháng và hệ miễn dịch

Do đó, bên cạnh điều trị, bạn nên chăm sóc trẻ đúng cách để kiểm soát viêm nhiễm, phòng các rủi ro không mong muốn xảy ra ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Dưới đây là một vài lưu ý:

  • Chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách, dạy cho bé thói quen vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm lành mạnh và hạn chế các món ăn không tốt cho sức khỏe như đồ ăn quá ngọt, đồ ăn quá mặn, cay nóng,…
  • Đối với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi nên vệ sinh lưỡi, miệng bằng các dụng cụ chuyên dụng, nhằm đảm bảo khoang miệng sạch sẽ giảm nguy cơ vi khuẩn lưu trú gây ra các vấn đề nha khoa về sau.
  • Không cho bé cắn nhai đồ chơi, đồ vật, vật dụng trong nhà để tránh gây tổn thương niêm mạc hoặc viêm nhiễm hại khuẩn từ bên ngoài.
  • Đưa bé đến gặp bác sĩ để thăm khám, tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho bé sử dụng mà không thông qua hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.
  • Trường hợp viêm lợi trùm kéo dài hãy thông báo để được bác sĩ hỗ trợ, điều chỉnh phương án điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn sức khỏe của trẻ nhỏ.

Viêm lợi trùm ở trẻ em gây đau nhức, khó chịu khiến trẻ chán ăn, mệt mỏi, đôi khi sốt cao kéo dài. Cần chủ động đưa bé đến gặp bác sĩ nếu triệu chứng khó chịu không cải thiện. Trường hợp nặng bác sĩ có thể chỉ định giải pháp điều trị chuyên sâu để phòng tránh biến chứng, bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ về sau.

Có thể bạn quan tâm:

Viêm lợi trùm răng khôn có nên uống thuốc không? 

Viêm Lợi Trùm Răng Khôn Uống Thuốc Gì Cho Bệnh Khỏi?

Viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì? Bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, hạn chế...

12 Cách Chữa Viêm Lợi Trùm Tại Nhà Hay Mà Ít Ai Biết Đến

Nhiều cách chữa viêm lợi trùm tại nhà cho hiệu quả cực hay nhưng không phải ai cũng biết đến....

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết viêm lợi sau khi nhổ răng

Viêm Lợi Sau Khi Nhổ Răng và Biện Pháp Khắc Phục Nhanh

Viêm lợi sau khi nhổ răng khôn có thể xảy ra do chế độ chăm sóc của bạn không đảm...

Trẻ bị viêm lợi và sốt là gì? Dấu hiệu nhận biết

Trẻ Bị Viêm Lợi và Sốt Nên Làm Gì? Cách Xử Lý Cho Mẹ

Trẻ bị viêm lợi và sốt thường xảy ra ở giai đoạn các bé mới mọc răng. Tình trạng này...

Lợi viêm phì đại có nguy hiểm không?

Viêm Lợi Phì Đại Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết và Cách Chữa

Viêm lợi phì đại có thể nói là tình trạng nặng, đây là một trong những biến chứng do viêm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.